7 Đề ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "7 Đề ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: 7 Đề ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 KÌ 2 ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu Cho câu thơ: "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội" (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì? Câu 4: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. ĐỀ 2 Phần I: Đọc – hiểu Cho đoạn thơ sau: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào? Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Câu: “ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì? Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. ĐỀ 3 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] (Vũ Quần Phương) Câu 1: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản. Câu 3: Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? Câu 4: Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy. Câu 5 : Hãy trình bày bài học rút ra từ văn bản em vừa tìm được trong câu 1- Đọc- hiểu ĐỀ 4 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Kể tên một bài thơ cùng thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 học kì 2. Câu 2: Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của câu đó là gì? Câu 3: Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ? Câu 4: Khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản. ĐỀ 5 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 16) Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Câu 3: Câu thơ: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói? Xác định các chức năng của kiểu câu em vừa tìm được. Câu 4: Chỉ ra các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ĐỀ 6 Phần I: Đọc – hiểu Cho đoạn thơ sau: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Ngữ văn 8- tập 2, trang 17) Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của câu cảm thán trong đoạn văn trên. Câu 3: Xác định kiểu câu của dòng thơ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được. Câu 4: Các từ: xanh, bạc, mặn thuộc từ loại nào? Câu 5:Trình bày ngắn gọn cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. ĐỀ 7 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! ” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu 2: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ trên. Câu 3: Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ nào đã được sử dụng. Câu 4: Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. Câu 5: Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên
File đính kèm:
- 7_de_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8.docx