Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ So sánh

pptx 15 trang Bình Lê 19/07/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ So sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ So sánh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ So sánh
Ôn tập biện pháp tu từ: 
SO SÁNH 
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ 
 II.LUYỆN TẬP 
So sánh là  đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
1.Khái niệm so sánh: 
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 
	 2. Mô hình cấu tạo phép so sánh. 
Vế A 
( sự vật, sự việc được so sánh) 
Phương diện so sánh 
Từ so sánh 
Vế B 
(sự vật, sự việc dùng để so sánh) 
Trẻ em 
như 
búp trên cành 
Rừng đước 
dựng lên cao ngất 
như 
hai dãy trường thành vô tận 
Lưu ý: 
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt 
 Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh 
Các từ so sánh 
Là, như, y như, giống như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu 
So sánh ngang bằng 
Hơn, hơn là, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng. 
So sánh không ngang bằng 
III. CÁC KIỂU SO SÁNH 
Có hai kiểu so sánh: 
 So sánh ngang bằng 
So sánh không ngang bằng 
* Lưu ý: 
 Cần phân biệt phép so sánh bình thường với phép so sánh có giá trị tu từ. 
Ví dụ 1 : Bình cao bằng Nam. 
 Phép so sánh trên có giá trị đối với quá trình nhận thức của con người ( so sánh bình thường). 
Ví dụ 2: Mẹ già như chuối chín cây 
 Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi. 
=> Phép so sánh có giá trị gợi hình, gợi cảm ( so sánh tu từ) 
. 
II. LUYỆN TẬP 
 Bài 1:Em hãy tìm ví dụ theo gợi ý sau: 
	 a) * So sánh đồng loại. ( so sánh người với người ) 
	 Ví dụ: Thầy thuốc như mẹ hiền . 
	 * So sánh đồng loại: (so sánh vật với vật) 
	Ví dụ: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ . 
	b) * So sánh khác loại: ( so sánh vật với người) 
	Ví dụ: 	 Ngôi nhà như trẻ nhỏ 
	Lớn lên với trời xanh. 
	 * So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng 
Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Bài 2 : Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài: Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau 
VD: Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất . 
VD: Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. 
Bài 3: Tìm phép so sánh có trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng? 
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại . (Khái Hưng) 
1) Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. 
2) ) Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. 
3) ) Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: 
4) cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. 
5) Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. 
 + Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn... 
 + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo... 
 + Có chiếc lá như thầm bảo rằng... 
 + Có chiếc lá như sợ hãi... 
gợi hình (tạo hình) giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. 
Tác dụng của phép so sánh đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: 
- Giúp cho người đọc hình dung được những trạng thái rụng khác nhau của chiếc lá. 
 Bài 4: Chỉ ra phép so sánh, kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh có trong các câu dưới đây: 
Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư đang ở nhà. (Vượt thác, Võ Quảng) 
 So sánh không ngang bằng 
2) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc. 
 So sánh ngang bằng 
Tác dụng: Làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động, qua đó ca ngợi những người lao động khoẻ khoắn dũng cảm 
SƠ ĐỒ TƯ DUY NỘI DUNG BÀI HỌC SO SÁNH, 
 SO SÁNH(TT) 
 KHÁI NIỆM 
 CẤU TẠO 
PHÂN LOẠI 
TÁC DỤNG 
Đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật, sự việc khác, có nét tương đồng, để tăng sức gợi hình, gợi cảm 
 Có bốn phần: Vế A, Vế B, Phương diện so sánh, từ so sánh 
 So sánh ngang bằng 
So sánh không ngang bằng 
Miêu tả được sinh động, cụ thể 
Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_on_tap_bien_phap_tu_tu_so_sanh.pptx