Bài giảng Toán 6 (Hình học) Sách KNTT - Chương VIII, Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

pptx 49 trang Bình Lê 16/01/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán 6 (Hình học) Sách KNTT - Chương VIII, Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Toán 6 (Hình học) Sách KNTT - Chương VIII, Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

Bài giảng Toán 6 (Hình học) Sách KNTT - Chương VIII, Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
Chào mừng các em 
đến v ới ti ết h ọc hôm nay 
Giáo viên: 
BÀI 33: ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM. TIA 
ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM 
TIA 
Chỉ ra được điểm nằm giữa hai điểm. 
Chỉ ra được hai điểm cùng phía và hai điểm khác phía với một điểm cho trước. 
 Mục tiêu tiết 1: 
1 
2 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM 
HĐ1: Khởi động 
HĐ2: Hình thành kiến thức 
HĐ3: Luyện tập 
HĐ4: Vận dụng 
HĐ5: Hướng dẫn tự học ở nhà 
Khởi 
động 
Quan sát hình ảnh thực tế trên màn hình máy chiếu: Hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực xảy ra khi nào? 
=> Nhật thực, Nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng, theo thứ tự khác nhau . 
Thứ tự của chúng trên đường thẳng khi đó như thế nào ? 
KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG 
Em hãy quan sát hình bên và có nhận xét gì về vị trí của ngọn nến, quả lắc và bóng của quả lắc ở trên tường. 
Ngọn nến, quả lắc và cái bóng của quả lắc thẳng hàng. Hơn nữa, quả lắc ở giữa ngọn nến và cái bóng của nó 
KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG 
KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG 
Làm sao để nói thứ tự của Mặt Trời, Trái Đất, 
 Mặt Trăng khi chúng nằm trên 1 đường thẳng? 
Làm sao để nói thứ tự của ngọn nến, quả lắc và cái bóng của quả lắc khi chúng nằm trên 1 đường thẳng? 
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
A 
C 
B 
+ B và C nằm cùng phía đối với A. 
+ A và C nằm cùng phía đối với B. 
+ A và B nằm khác phía đối với C. 
+ C nằm giữa điểm A và B. 
1. Điểm nằm giữa hai điểm 
Em hãy quan sát hình và cho biết 
a, Điểm D nằm giữa hai điểm nào? 
Điểm D nằm giữa hai điểm B, C. 
b, Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm B ? 
Hai điểm D , C nằm cùng phía đối với điểm B. 
c, Hai điểm nào nằm khác phía đối với điểm E ? 
Hai điểm D , A nằm cùng phía đối với điểm E. 
LUYỆN TẬP 
Phân công nhiệm vụ: 
01 Trưởng nhóm: Chịu trách nhiệm chung trong công việc, kết quả cần đạt của nhóm. 
01 Thư kí: Ghi lại câu trả lời của từng câu vào phiếu học tập. 
01 Thẩm định : Kiểm tra lại kết quả của nhóm. 
01 Truyền thông: Trình bày giải đáp khi các bạn/ thầy cô có thắc mắc. 
Hoạt động nhóm: Chia lớp làm 5 nhóm để làm luyện tập 1 
và bài 8.6 SGK/50 
Cho hai điểm phân biệt A, B như hình. Em hãy lấy điểm C, D sao cho: 
 Điểm C nằm giữa hai điểm B, A 
Điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B 
LUYỆN TẬP 1 
Khi đó điểm A,B có nằm cùng phía với điểm D không? 
Điểm C nằm giữa hai điểm A, B nghĩa là A, B khác phía với C. 
Điểm C, D nằm khác phái với B nghĩa là điểm B nằm giữa hai điểm C, D. 
LUYỆN TẬP 1 
=> Điểm A và B nằm cùng phía với điểm D 
BÀI 1 
Con hãy liệt kê điểm nằm giữa các điểm một cách nhanh và chính xác nhất ? 
VẬN DỤNG 
Hiện tượng kỳ bí trong thực tế? 
Hiện tượng kỳ bí thứ nhất 
Hiện tượng kỳ bí thứ hai 
2 hiện tượng kỳ bí xảy ra trong thực tế ở trên có tên gọi là gì? 
Khi nào sẽ xảy ra những hiện tượng đó? 
Nhật thực   xảy ra khi  Mặt Trăng  đi qua giữa  Trái Đất  và  Mặt Trời  và quan sát từ Trái Đất 
1. Nhật thực toàn phần 
2. Nhật thực một phần 
3. Nhật thực hình khuyên 
4. Nhật thực lai 
Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. 
1. Nguyệt thực toàn phần 
2. Nguyệt thực một phần   
3. Nguyệt thực nửa tối 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ  
Bài tập 8.6 sgk/54 
 Cho bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc đường thẳng xy như hình 8.21. Trong các câu sau đây ,câu nào đúng ? 
 1. Điểm B nằm giữa hai điểm A và điểm D  
 2. Điểm A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D 
 3. Điểm B nằm khác phía điểm A đối với điểm D 
 4. Điểm B và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D. 
Bài tập 8.6 sgk/54 
 Cho bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc đường thẳng xy như hình 8.21. Trong các câu sau đây ,câu nào đúng ? 
 1. Điểm B nằm giữa hai điểm A và điểm D.   
 2. Điểm A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D. 
 3. Điểm B nằm khác phía điểm A đối với điểm D. 
 4. Điểm B và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D. 
Nhận biết được khái niệm tia, hai tia đối nhau. 
Giải các bài toán thực tế có liên quan. 
 Mục tiêu tiết 2: 
1 
2 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
TIA 
HĐ1: Khởi động 
HĐ2: Hình thành kiến thức 
HĐ3: Luyện tập 
HĐ4: Vận dụng 
HĐ5: Hướng dẫn tự học ở nhà 
Khởi 
động 
Quan sát hình vẽ sau, đây là hình ảnh gì? 
Tia lazer 
KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG 
Quan sát hình vẽ sau, đây là hình ảnh gì? 
Tia UV 
KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG 
Quan sát hình vẽ sau, đây là hình ảnh gì? 
Tia sét 
KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG 
Bây giờ chúng ta học nội dung gì? 
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
y 
x 
. 
O 
2. Tia 
Điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần riêng biệt? 
Vậy: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O được gọi là tia gốc O. 
Trên hình ta có mấy tia? Tên gọi của các tia này là gì? 
Tia Oy 
Tia Ox 
Vậy: Khi đọc (hoặc viết) tên một tia ta phải đọc (hoặc viết) tên của gốc trước. 
Tia Ox không bị giới hạn về phía nào? 
y 
x 
. 
O 
2. Tia 
Ta vẽ tia như thế nào? 
Tia Oy 
Tia Ox 
. 
O 
x 
. 
O 
y 
Gốc O được vẽ rõ 
Tia Ox không bị giới hạn về phía x 
Tia Oy không bị giới hạn về phía nào? 
Tia Oy không bị giới hạn về phía y 
 Hai tia đối nhau 
y 
x 
. 
O 
Tia Ox và tia Oy có chung gốc O và tạo thành đ ường thẳng 
Tia Ox và tia Oy là hai tia đối nhau 
 Nhận xét: 
Mỗi điểm trên đ ường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. 
- Trên hình vẽ ta có: Tia Am; Tia AB 
 Cách đọc , cách viết một tia: Phải đọc (hay viết) tên gốc trước. 
- Tia Am gồm điểm A, điểm B và các điểm nằm cùng phía với B đối với A. Tia Am còn được kí hiệu là tia AB. Điểm A là gốc của tia. 
2. Tia 
Câu hỏi ? (ý a SGK trang 53 ) 
Quan sát hình 8.19 và đọc tên các tia trong hình vẽ . 
 Các tia trong hình vẽ là: Ax, Ay, AB, Bx, By, BA 
Câu hỏi ? (ý b SGK trang 53 ) 
b) Với mỗi tia ở câu a, tìm tia đối của chúng. 
B 
A 
a) Các tia trong hình vẽ là: Ax, Ay, AB, Bx, By, BA 
y 
x 
b ) Tia đối của Ax là Ay, AB 
 Tia đối của Ay là Ax 
 Tia đối của By là Bx, BA 
 Tia đối của Bx là By 
 Tia đối của AB là Ax 
 Tia đối của BA là By 
a) Em hãy đọc tên các tia trong hình? 
b) Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì M có thuộc tia BA không? 
b) Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì điểm M có thuộc tia BA. 
a) Các tia trong hình là: AB, BA, AC, CA, BC, CB. 
Luyện tập 2 
Trả lời 
THỬ THÁCH NHỎ 
Cho hai điểm phân biệt A và B. Hình gồm điểm A và tất cả các điểm M nằm khác phía với điểm B đối với điểm A có phải là một tia không? Tia đó có phải là tia đối của tia AB không? 
LUYỆN TẬP 
Quan sát hình 8.22 và cho biết? 
a . Có tất cả bao nhiêu tia? Nêu tên các tia đó. 
b . Điểm B nằm trên các tia nào ? Tia đối của chúng là tia nào? 
c. Tia AC và tia CA có phải là hai tia đối nhau không? 
b . Điểm B nằm trên các tia Bx, BA, Cx, CA, CB, AB, AC, Ay, BC, By 
Các tia đối của: Bx là BC, By ; tia đối của BA là BC, By 
tia đối của Cx là Cy ; tia đối của CA là Cy ; tia đối của CB là Cy 
tia đối của AB là Ax ; tia đối của AC là Ax ; tia đối của Ay là Ax 
tia đối của BC là BA, Bx ; tia đối của By là BA, Bx 
c. Tia AC và tia CA không phải là hai tia đối nhau vì chúng không có chung điểm gốc 
a . Có tất cả 6 tia:Ax; Ay; Bx; By; Cx; Cy. 
Bài 8.7 
Trả lời: 
Cho điểm C nằm trên tia Ax, điểm B nằm trên tia Cx. Biết rằng ba điểm A, B,C phân biệt. Trong các câu sau đây, c âu nào đúng? 
1 . Điểm A nằm trên tia BC. 
2. Điểm C vừa nằm trên tia AB vừa nằm trên tia BA. 
3 . Tia CB và tia Cx là hai tia đối nhau. 
4. Tia CA và tia Cx là hai tia đối nhau. 
1 . Đúng 
2 . Đúng 
3 . Sai 
4 . Đúng 
Bài 8.8 
Trả lời: 
Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. 
a . Em hãy viết tên các tia chứa hai trong ba điểm A, B, C. 
b. Trong các tia đó, tìm hai tia khác gốc có đúng một điểm chung. 
a . Các tia đó là: AB, AC, BA, BC, CA, CB 
b . Hai tia khác gốc có đúng 1 điểm chung là: AB và CB; BA và CA; AC và BC.. 
Bài 8.9 
Trả lời: 
VẬN DỤNG 
SAO TỰ QUYẾT!!! 
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được lựa chọn các bài toán phù hợp với mình sao cho tổng số sao của cả nhóm là cao nhất (sao đỏ là bắt buộc mỗi thành viên phải làm) 
Thời gian làm của cả nhóm: 5 phút (4 phút làm riêng từ bài, 1 phút chuyển vào phiếu chung_chỉ ghi đáp án) 
Số sao sẽ được tích lũy qua các bài học thành điểm và quà cho các nhóm 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Tự lấy được hai ví dụ về tia và chỉ ra các tia đó; hiểu được khái niệm và cách viết , cách đọc một tia. 
 - Vận dụng hoàn thành các bài tập: 8.19 đến 8.21 -SBT-tr46; bài 8.22 và 8.23 SBT tr46. 
 - Chuẩn bị bài mới “ ĐOẠN THẲNG. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG ” 
- Phân công HS chuẩn bị : thước thẳng có vạch chia, compa, eke 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_toan_6_hinh_hoc_sach_kntt_chuong_viii_bai_33_diem.pptx