Bài tập ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương: Phi kim

doc 3 trang Bình Lê 05/01/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương: Phi kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương: Phi kim

Bài tập ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương: Phi kim
HÓA HỌC 9
ÔN TẬP CHƯƠNG PHI KIM
Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Nung nóng muối kali nitrat.
- Cho đồng tác dụng dung dịch axit sunfuric đặc, nóng.
- Đem mangan đioxit tác dụng dung dịch axit clohiđric.
- Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa (có màng ngăn).
- Natri tác dụng dung dịch đồng sunfat.
Các chất khí sinh ra là:
 A. H2,O2,Cl2,SO2. 	B. NO2,H2,Cl2 	C. HCl,SO2,Cl2 	D. O2,Cl2,SO2.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam cacbon. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
 A. 162 gam 	B. 81 gam 	C. 40,5 gam 	D. 25 gam
Câu 3. Đốt cháy hết 2,275 gam một kim loại (X) trong bình chứa khí clo. Để nguội bình, thu được 4,76 gam một muối clorua của kim loại (X). Kim loại X đem đốt là kim loại nào sau đây?
A. Cu 	B. Fe 	C. Zn 	D. Al
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam cacbon, lấy toàn bộ khí sinh ra cho qua 500 ml dung dịch nước vôi trong 0,5M. Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
 A. 40,5 gam 	B. 81 gam 	C. 162 gam 	D. 25 gam
Câu 5. Cho từ từ 2,24 lít hỗn hợp CO2 , CO vào dung dịch KOH dư. Dẫn khí thoát ra đi qua bột sắt (III) oxit và nung nóng ở nhiệt độ cao thì thu được 2,8 gam kim loại. Thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu (trong số các gía trị sau)?
 A. 25% CO2 và 75% CO 	B. 40% CO2 và 60% CO 
C. 15% CO2 và 85% CO 	D. 30% CO2 và 70% CO
Câu 6. Cho 6,6 gam CO2 đi qua 200 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được những muối gì?
A. Muối trung hòa (K2CO3). 	B. Muối axit (KHCO3). 
C. Cả 2 loại muối: K2CO3 và KHCO3 	D. Không xác định đựơc.
Câu 7. Để phân biệt SO2 và CO2, dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH 	B. Nước brom 	C. Dung dịch HCl 	D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 8. Dãy oxit nào sau đây đều bị khử bởi cacbon khi nung nóng ở nhiệt độ cao?
 A. ZnO, CuO, PbO, K2O 	B. CuO, Fe2O3, PbO, ZnO 
C. CaO, CuO, Al2O3, FeO 	D. BaO, CuO, PbO, ZnO
Câu 11. Nếu cho 21,75 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thì thể tích khí clo thu được tối đa ở đktc là:
 A. 5,6 lít 	B. 2,24 lít 	C. 3,36 lít 	D. 4,48 lít
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 6,36 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thư được 1,568 dm3 khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch (X) thì khối lượng muối khan thu được là:
 A. 7,13 gam 	 B. 6 gam 	C. 8,13 gam 	D. 9 gam
Câu 10. Dẫn hết khí CO2 thu được khi cho 26,5 gam Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư vào 500 ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối cacbonat thu được là bao nhiêu?
 A. 34,5 gam 	B. 30,5 gam 	C. 33,5 gam 	D. 35,5 gam
Câu 11. Một bạn học sinh tiến hành nung hợp chất muối Mg(HCO3)2. Sản phẩm thu được sau khi nung gồm bao nhiêu chất?
 A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 12. Dẫn hết khí CO2 thu được khi cho 26,5 gam Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư vào 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng thu được muối loại gì?
 A. Muối axit. 	B. Muối trung hòa. C. Cả hai muối. D. Không xác định được.
Câu 13. Để khử hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp hai oxit CuO và PbO thì cần vừa đủ 0,672 lít CO. Khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu là:
 A. 2g CuO và l,83g PbO 	B. l,8g CuO và 2,03g PbO 
C. l,6g CuO và 2,23g PbO 	D. 3g CuO và 0,83g PbO
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam cacbon. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Sau phản ứng thu được muối gì?
 A. Muối axit B. Muối trung hòa C. Hỗn hợp hai muối D. Không xác định được
Câu 15. Có 3 bình mất nhãn chứa 3 khí: Cl2, HCl và O2. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các khí trên?
 A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch NaCl. C. Quỳ tím tẩm ướt. D. Dung dịch NaOH.
Câu 16. Nguyên tố Y kết hợp oxi tạo ra oxit. Oxit này tạo ra do quá trình oxi hóa không hoàn toàn cacbon, nó rất độc và là oxit trung tính. Công thức oxit là:
 A. CO2 	B. NO 	C. N2O 	D. CO
Câu 17. Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp B. Thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng là:
 A. 0,2 lít 	B. 0,3 lít 	C. 0,25 lít 	D. 0,15 lít
Câu 18. Nung 56,25 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao thì thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Hiệu suất phản ứng phân hủy là: A. 75% 	B. 80% 	C. 85% 	D. 90%
Câu 19. Nung m gam CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 11,2 gam chất rắn. Khối lượng đá vôi đem dùng và thể tích CO2 (đktc)là:
 A. 20 gam và 4,48 lít. B. 30 gam và 3,36 lít. C. 40 gam và 4,48 lít. D. 15 gam và 6,72 lít.
Câu 20. Khí cacbon đioxit không phải là sản phẩm sinh ra trong phản ứng nào sau đây?
 A. CO+O2→ B. C+PbO→ C. Na2CO3→ D. CaCO3+HCl
Câu 21. Cho 0,24 gam cacbon phản ứng với 0,48 gam oxi. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là:
 A. 448 ml 	B. 224 ml 	C. 672ml 	D. 336 ml
Câu 22. Một nguyên tố (X) chưa rõ hóa trị, trong hợp chất của (X) với hiđro thì nguyên tố (X) chiếm 87,5% theo khối lượng. Tên của nguyên tố (X) là:
 A. Cacbon 	B. Photpho 	C. Clo 	D. Silic
Câu 23. Cho hợp chất (Q) của Y với hiđro, Y có hóa trị III. Biết tỉ khối hơi của (Q) so với hiđro bằng 8,5. Tên của Y là: A. Photpho , B. Sắt, 	C. Nitơ , 	D. Silic
Câu 25. Khử 2,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng CO dư nung nóng, thu được 1,76 gam hỗn hợp 2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu là:
 A. 50% và 50% B. 33,3% và 66,7% C. 40,33% và 59,67% D. 40% và 60%
Câu 26. Đốt nóng hỗn hợp đồng (II) oxit và bột than, lấy sản phẩm khí sinh ra dẫn qua bình đựng nước vôi trong, khối lượng bình tăng lên 5,5 gam. Khối lượng cacbon đã phản ứng là:
 A. 5,5 gam 	B. 0,66 gam 	C. 17,5 gam 	D. 1,5 gam
Câu 27. Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
 A. Theo chiều tăng dần của tính chất hóa học. B. Theo chiều tăng dần của nguyên tử khối. 
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Tất cả đều đúng.
Câu 28. Một nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 34. Trong đó tổng sốhạt mang điện gấp 1,8333 lần sốhạt không mang điện. Tên và vị trí (chu kì và nhóm) của R trong bảng tuần hoàn.
 A. Kali; chu kì 4; nhóm I. 	B. Natri; chu kì 3; nhóm IA. 
C. Nhôm; chu kì 3; nhóm IIIA. 	D. Sắt; chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 29. Một nguyên tố phi kim R chưa rõ hóa trị. Trong hợp chất của R với hiđro thì nguyên tó R chiếm 87,5% theo khối lượng. Công thức hợp chất của R với hiđro là:
 A. CH4 	B. H2S 	C. PH3 	D. SiH4
Câu 30. Dùng 10,2 gam cacbon để khử a gam hỗn hợp sắt (III) oxit và đồng (II) oxit thu được 19,04 lít khí (0oC, 1 atm). Dẫn khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của a là:A. 29,24 gam 	B. 50 gam 	C. 56 gam 	D. 64 gam

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_chuong_phi_kim.doc