Bài tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Marburg

docx 3 trang Bình Lê 16/11/2024 20
Bạn đang xem tài liệu "Bài tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Marburg", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Marburg

Bài tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Marburg
Bài tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Marburg
Virus Marburg là một loại RNA virus thuộc họ Filovirus, gây bệnh sốt xuất huyết tương tự như Ebola. Virus Marburg lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1967, khi dịch sốt xuất huyết bùng phát đồng thời tại các phòng thí nghiệm ở Marburg và Frankfurt (Đức) cũng như ở Belgrade, Nam Tư (nay là Serbia).
Từ 7/1/2023 đến 21/02/2023, đã ghi nhận 9 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Marburg tại Guinea Xích Đạo (Tây Phi) trong đó có 1 ca đã xác nhận bằng xét nghiệm, tất cả các ca đều đã tử vong. Virus có thể lây nhiễm từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh, lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của người bệnh hoặc các bề mặt nhiễm mầm bệnh. 
Ảnh minh họa
Ngày 22/3/2023, UBND tỉnh Kon Tum ban hành văn bản số 785/UBND-KGVX về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg .Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Marburg theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 1452/BYT-DP ngày 17/3/2023 và các văn bản liên quan nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh không để lây truyền trong cộng đồng.
Triệu chứng bệnh do virus Marburg gây ra
Thời gian ủ bệnh dao động từ 2 đến 21 ngày, bắt đầu với sốt cao, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, đau cơ. Khoảng ngày thứ năm sau khi khởi bệnh, có thể xuất hiện ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng). Buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện. Các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể bao gồm vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan. Chẩn đoán lâm sàng gặp khó khăn do bệnh này có triệu chứng tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác (sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết do Ebola Bệnh có tỉ lệ tử vong cao (con số ghi nhận được trong các đợt bùng phát trước đây là 24% đến 88%).
Theo các chuyên gia y tế, cách phòng ngừa nhiễm virus Marburg tốt nhất ở thời điểm hiện tại là ngăn chặn sự lây truyền trực tiếp từ người sang người cũng như hạn chế sự lây lan virus từ vật chủ hoặc động vật bị nhiễm bệnh sang người.
Các biện pháp phòng ngừa được chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Tránh tiếp xúc hoặc đến nơi cư trú của loài dơi ăn quả châu Phi, động vật hoang dã bị nhiễm virus như: Khỉ, linh dương rừng, loài gặm nhấm
- Không ăn/tiêu thụ thịt của động vật hoang dã.
- Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn, nhất là các loại thịt.
- Phát hiện sớm và cách ly nhanh chóng hệ thống các ca bệnh.
- Truy vết kịp thời những người có tiếp xúc với người nhiễm Marburg và giám sát chặt chẽ những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm virus Marburg.
- Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm, đặc biệt mặc áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, mắt kính, rửa tay thường xuyên nếu tiếp xúc với người bệnh.
- Thận trọng với các chất thải như máu, bãi nôn, nước bọt, nước tiểu, phân hoặc bất cứ đồ vật nào của người bệnh.
- Ở khía cạnh quan hệ tình dục, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nam giới sau khi khỏi bệnh cần đợi ít nhất 12 tháng mới nên quan hệ tình dục an toàn, trừ khi xét nghiệm tinh dịch của người đã khỏi bệnh cho kết quả âm tính trong 2 lần khác nhau.
Virus Marburg là một loại virus gây chết người nguy hiểm nhất, khả năng lây nhiễm nhanh với tỷ lệ tử vong lên đến 90%, do đó tuyệt đối không thể lơ là trong vấn đề phòng bệnh. Việc trang bị đầy đủ các kiến thức phòng ngừa, phát hiện sớm các triệu chứng, áp dụng các biện pháp cách ly và điều trị theo triệu chứng cho trẻ em và người lớn rất quan trọng.
Nguồn: sưu tầm

File đính kèm:

  • docxbai_tuyen_truyen_ve_phong_chong_dich_benh_marburg.docx