Câu hỏi luyện thi trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phú Lâm số 1

pdf 19 trang Bình Lê 26/04/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi luyện thi trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phú Lâm số 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi luyện thi trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phú Lâm số 1

Câu hỏi luyện thi trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phú Lâm số 1
Trường Tiểu học Phú Lâm số 1
Thứ 6, 03/11/2023 | 14:55
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN
TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
VÒNG SƠ KHẢO 1
Câu hỏi 1
Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân
hoá?
A.Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng
thành cơm.
B.Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai
tháng ngày
C.Đất nghèo nuôi những anh
hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng
đứng lên.
D.Mặt trời xuống biển như hòn
lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Câu hỏi 2
Từ "chị" trong câu nào dưới đây là đại từ xưng hô?
A.Chị em tôi thường bảo ban nhau học tập.
B.Lan ơi, chị mượn hộp bút màu nhé!
C.Bác Dung là chị gái của bố tôi. 
D.Anh chị em trong nhà phải biết yêu thương nhau.
Câu hỏi 3
Điền từ trái nghĩa với từ "quen" vào chỗ trống:
Khoai đất , mạ đất quen.
Câu hỏi 4
Đoạn thơ dưới đây gợi nhắc đến nhân vật nào?
Ba tuổi chưa nói, chưa cười
Cứ nằm yên lặng nghe lời mẹ ru
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
1 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Chợt nghe nước có giặc thù
Vụt cao mười trượng, đánh tàn ngoại xâm.
A.Thánh Gióng B.Lạc Long Quân
C.Sơn Tinh D.Lang Liêu
Câu hỏi 5
Dấu phẩy ở vị trí nào dùng để ngăn cách các từ ngữ cùng
chức vụ trong câu dưới đây?
Trong phòng,(1) không gian yên tĩnh,(2) mọi người say sưa lắng
nghe tiếng đàn êm ái,(3) du dương của Thanh Thảo,(4) ai nấy đều
tấm tắc ngợi khen tài năng của cô bé.
A.Vị trí số (1) B.Vị trí số (2) C.Vị trí số (4) D.Vị trí
số (3)
Câu hỏi 6
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống mái nhà nghe lộp
độp.
Quan hệ từ trong câu trên là: 
Câu hỏi 7
Xét về từ loại, từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ
còn lại?
A.trọng lượng B.trọng tài C.trọng dụng D.trọng
lực
Câu hỏi 8
Điền "r/d" hoặc "gi" vào chỗ trống:
Tiếng dừa làm ịu nắng trưa
Gọi đàn ó đến cùng dừa múa eo.
(Theo Trần Đăng Khoa)
Câu hỏi 9
Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ láy âm đầu?
A.rộn ràng, lục lọi, hớn hở B.hào hứng, đầm đìa, bến
bờ
C.bừa bãi, răm rắp, chạy nhảy D.lấn lướt, tập tành, hiền
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
2 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
hậu
Câu hỏi 10
Đáp án nào dưới đây chứa cặp từ đồng nghĩa?
A.giàu sang - khổ cực B.sung túc - ấm no
C.sum vầy - chia li D.sung sướng - hồi hộp
Câu hỏi 11
Giải câu đố sau:
Để nguyên lấp lánh trên trời
Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày.
Từ để nguyên là từ .
Câu hỏi 12
Đoạn thơ dưới đây được trích từ bài tập đọc nào?
"Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã."
A.Trước cổng trời B.Mùa thảo quả C.Tiếng vọng D.Kì
diệu rừng xanh
Câu hỏi 13
Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vào mùa nào?
Khi cái nắng oi ả bắt đầu chiếu xuống mặt đất từng cơn dữ dội thì
cũng là lúc cây muồng hoàng yến nở hoa rực rỡ. Từng chùm hoa
vàng óng ả đung đưa trước gió như mời gọi những ánh mắt đầy
ngưỡng mộ trước vẻ đẹp kiêu kì của loài hoa mang cái tên vừa
quen vừa lạ ấy.
(Sưu tầm)
A.mùa thu B.mùa đông C.mùa hè D.mùa
xuân
Câu hỏi 14
Bài tập đọc nào dưới đây miêu tả vẻ đẹp kì thú của khu rừng
và thể hiện tình yêu của tác giả đối với cảnh vật thiên nhiên?
A.Kì diệu rừng xanh B.Người gác rừng tí hon
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
3 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
C.Chuyện một khu vườn nhỏ D.Trồng rừng ngập mặn
Câu hỏi 15
Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng nhân ái?
A.Một nắng hai sương B.Tôn sư trọng đạo
C.Nhường cơm sẻ áo D.Tre già măng mọc
Câu hỏi 16
Điền "s" hoặc "x" vào chỗ trống:
 âu chuỗi oi xét
Câu hỏi 17
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Bác bưu tá rao cho em bộ đồ dùng nhà bếp mẹ đã đặt.
Từ viết sai chính tả trong câu trên là từ , sửa lại đúng là .
Câu hỏi 18
Xét theo cấu tạo, từ nào dưới đây không cùng nhóm với các
từ còn lại?
A.rắc rối B.long lanh C.đon đả D.đong đếm
Câu hỏi 19
Trong bài tập đọc "Sắc màu em yêu", màu vàng gắn với hình
ảnh nào dưới đây?
A.Hoa cúc mùa thu B.Mái tóc của bà
C.Đôi mắt bé ngoan D.Chiếc khăn của chị
Câu hỏi 20
Chủ ngữ "Cô giáo" có thể ghép với đáp án nào dưới đây để
tạo thành câu kể "Ai thế nào?"?
A.Đang cùng học sinh trang trí lớp học
B.Là người mẹ hiền ở trường
C.Ân cần, dịu dàng với tất cả các bạn trong lớp 
D.Là người dạy kiến thức cho chúng em
Câu hỏi 21
Từ nào dưới đây dùng để tả chiều dài?
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
4 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
A.thăm thẳm B.heo hút C.mênh mông 
D.dằng dặc
Câu hỏi 22
Từ "sang" trong câu nào dưới đây là tính từ?
A.Sang tuần, bố phải đi công tác. 
B.Cửa hàng được trang trí lại trông khá là sang.
C.Sang năm mới là em tròn 13 tuổi. 
D.Chiều mai, em sẽ sang cơ quan bố chơi.
Câu hỏi 23
Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả?
A.rung rinh, dọn dẹp B.duyên dáng, rụt rè
C.riêng rẽ, giặt giũ D.day dứt, giòn rã
Câu hỏi 24
Từ bốn tiếng "thăm, han, dò, hỏi", em có thể tạo được tất cả
bao nhiêu từ ghép?
A.3 từ B.7 từ C.2 từ D.5 từ
Câu hỏi 25
Từ "đá" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "đá"
trong "Đá thúng đụng nia"?
A.đá cuội B.đá cầu C.đá bóng
Câu hỏi 26
Đây là từ gì?
A.kiên nhẫn B.cẩn thận C.nhẫn nại D.kiên trì
Câu hỏi 27
Cặp quan hệ từ trong câu thơ dưới đây biểu thị quan hệ nào?
"Nếu hoa có ở trời cao
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
5 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm."
(Theo Nguyễn Đức Mậu)
A.Giả thiết - kết quả B.Tương phản C.Tăng tiến 
D.Nguyên nhân - kết quả
Câu hỏi 28
Từ nào dưới đây có nghĩa là "vết tích hay hiện vật còn lưu lại
làm chứng cho một sự việc đã qua"?
A.công chứng B.chứng nhận C.chứng tích D.chứng
chỉ
Câu hỏi 29
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:
"Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rừng sương ."
(Theo Nguyễn Đình Ảnh)
Câu hỏi 30
Trong đoạn văn sau, quả gạo được so sánh với hình ảnh nào?
"Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa
đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon
vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những
mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín
đội vung mà cười, trắng loá." (Vũ Tú Nam)
A.viên đường B.nắm cơm C.cục bông D.con
thoi
VÒNG SƠ KHẢO 2
Câu hỏi 1
Tiếng "sĩ" có thể ghép với tiếng nào để tạo thành danh từ chỉ
người?
Akhí B.số C.diện D.nha
Câu hỏi 2
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá?
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
6 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
A.Những khóm lá reo xào xạc và những mầm non ở đầu cành nảy
ra.
B.Mùa hè tới, nắng vàng rực lên và gió thổi từ ngoài biển vào làm
cho những buổi chiều hồng mát dịu.
C.Trong cái nắng chói lọi của bác mặt trời tốt bụng nhưng khó
tính, lông của những chú chim non chóng khô và trở nên mượt
như nhung.
D.Bỗng chú thấy một nhánh lá xanh có những chồi non mơn mởn
và những búp hoa đầy hứa hẹn sẽ nở tung.
Câu hỏi 3
Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?
A.bánh ngọt - ngọt ngào B.đôi mắt - mắt cá
C.răng bừa - răng cưa D.kính trọng - mắt kính
Câu hỏi 4
Câu nào dưới đây có từ viết sai chính tả?
A.Nhà Hoa nằm trên con phố tấp nập ở trung tâm thị trấn.
B.Cuối tuần này, nhà Nam sẽ chuyển đến một căn hộ trung cư.
C.Mai tham gia vòng chung khảo cuộc thi vẽ tranh của trường.
D.Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được 30 tạ gạo.
Câu hỏi 5
Điền "s" hoặc "x" vào chỗ trống sau:
xứ ở sản uất uất sắc
Câu hỏi 6
Đây là từ gì?
A.sực nức B.lí lịch C.lực sĩ D.lịch sự
Câu hỏi 7
Chủ ngữ "Con cào cào" có thể ghép với đáp án nào dưới đây
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
7 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
để tạo thành câu kể "Ai làm gì?"?
A.Là loài côn trùng có kích thước nhỏ
B.Nhí nhảnh, tinh nghịch
C.Trông thật phong cách với bộ áo màu xanh lá
D.Bật nhảy từ bụi cỏ này sang lùm cây kia
Câu hỏi 8
Giải câu đố sau:
Có huyền, sao nặng thế này
Bỏ huyền thêm hỏi, dùng may áo quần.
Từ có dấu huyền là từ .
Câu hỏi 9
Cặp quan hệ từ trong câu nào dưới đây biểu thị quan hệ
nguyên nhân - kết quả?
A.Mặc dù Quân học giỏi nhưng bạn ấy vẫn rất khiêm tốn.
B.Nếu mẹ về sớm thì cả nhà sẽ cùng đi xem phim.
C.Hoa không những học giỏi mà còn rất ngoan ngoãn.
D.Do công việc bận rộn nên bố thường xuyên phải về muộn.
Câu hỏi 10
Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?
A.công bằng B.công minh C.công an D.công
tâm
Câu hỏi 11
Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
(gốc, chuyển)
Từ "ăn" trong câu "Bé thích ăn cháo." là từ mang nghĩa .
Câu hỏi 12
Đoạn thơ dưới đây gợi nhắc đến nhân vật nào?
Con vua nhưng sống thanh bần
Tấm lòng hiếu thảo, xa gần ngợi ca
Bánh giầy dẻo, bánh chưng rền
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
8 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Dâng lên hương vị tổ tiên quê nhà.
A.Lang Liêu B.Sơn Tinh C.Thạch Sanh 
D.Mai An Tiêm
Câu hỏi 13
Bài tập đọc nào dưới đây nói về cuộc đấu trí của người dân để
bảo vệ cán bộ cách mạng, thể hiện tấm lòng son sắt của người
dân Nam Bộ?
A.Ê-mi-li, con B.Lòng dân
C.Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai D.Cây cỏ nước Nam
Câu hỏi 14
Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
Cánh đồng lúa trải rộng [...].
A.dằng dặc B.bao la C.chon von D.hun
hút
Câu hỏi 15
Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "mạnh" trong câu sau?
Cơn bão ngày càng mạnh dần lên.
A.yếu B.nhỏ C.khoẻ 
D.kém
Câu hỏi 16
Đoạn thơ dưới đây được trích từ bài tập đọc nào?
"Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng loà
Sự thật."
A.Ê-mi-li, con B.Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
C.Những con sếu bằng giấy D.Sự sụp đổ của chế độ a-
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP) https://thphulam1.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=654...
9 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
pác-thai
Câu hỏi 17
Điền từ trái nghĩa với từ "đói" vào chỗ trống:
Một miếng khi đói bằng một gói khi .
Câu hỏi 18
Từ nào dưới đây là tính từ dùng để miêu tả vóc dáng?
A.dịu dàng B.loắt choắt C.thật thà D.bay
bổng
Câu hỏi 19
Từ nào dưới đây chứa tiếng "trung" có nghĩa là "ở giữa"?
A.trung bình B.trung kiên C.trung thực D.trung
thành
Câu hỏi 20
Bài tập đọc nào dưới đây biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự
thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi?
A.Người gác rừng tí hon B.Kì diệu rừng xanh
C.Đất Cà Mau D.Trồng rừng ngập mặn
Câu hỏi 21
Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng biết ơn?
A.Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. B.Chim có tổ,
người có tông.
C.Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D.Sông có
khúc, người có lúc.
Câu hỏi 22
Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
Chị Nga thích học vẽ tranh [] bé Hà lại thích tập múa.
A.nên B.còn C.như D.vì
Câu hỏi 23
Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ nhiều nghĩa?
A.chân chất - chân bàn B.chân chính - chân mây
C.bàn chân - chân trời D.chân chất - chân núi
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP) https://thphulam1.bacninh.edu.vn/?&page=Article.Print.detail&id=654...
10 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Câu hỏi 24
Từ "tài" trong "Phân xử tài tình" cùng nghĩa với từ "tài"
trong trường hợp nào dưới đây?
A.Thu hút nhân tài B.Tài chính kế toán
C.Tài sản thừa kế D.Tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi 25
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Ông ngoại em đang reo hạt giống trên mảnh vườn nhỏ.
Từ viết sai chính tả trong câu trên là từ , sửa lại đúng là .
Câu hỏi 26
Điền vần "an" hoặc "ang" vào chỗ trống:
gian n 
l thang
Câu hỏi 27
Từ ba tiếng "tán, luận, bàn", em có thể tạo được tất cả bao
nhiêu từ ghép?
A.1 từ B.3 từ C.5 từ D.4 từ
Câu hỏi 28
Trong câu dưới đây, dấu phẩy ở vị trí nào dùng để ngăn cách
các từ ngữ cùng chức vụ trong câu?
Đêm Trung thu,(1) trăng sáng vằng vặc,(2) đám trẻ ríu rít gọi
nhau đi rước đèn,(3) các cụ già ngồi thưởng trà,(4) ăn bánh
nướng, bánh dẻo.
A.Vị trí số (1) B.Vị trí số (2) C.Vị trí số (4) 
D.Vị trí số (3)
Câu hỏi 29
Từ "chú" trong câu nào dưới đây là đại từ xưng hô?
A.Các chú bộ đội đang tuần tra biên giới.
B.Chú lấy giúp cháu quyển sách trên kệ được không ạ?
C.Bố mẹ dẫn em đến thăm nhà chú Tuấn.
D.Chú bảo vệ đang kiểm tra các phòng học cuối giờ.
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
11 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Câu hỏi 30
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:
"Những tháp nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe , xe sóng vai nhau nằm nghỉ."
(Theo Quang Huy)
VÒNG SƠ KHẢO 3
Câu hỏi 1
Điền "ch" hoặc"tr" vào chỗ trống:
 ạm trổ au chuốt
Câu hỏi 2
Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống trong câu dưới đây?
Mặt hồ [...], không một gợn sóng.
A.mấp mô B.phẳng lặng C.trơn tru 
D.nhẵn thín
Câu hỏi 3
Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng nhân ái?
A.Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
B.Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C.Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
D.Một kho vàng chẳng bằng một nang chữ.
Câu hỏi 4
Cặp quan hệ từ trong câu ca dao dưới đây biểu thị quan hệ
nào?
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
A.Nguyên nhân - kết quả B.Giả thiết - kết quả C.Tăng tiến 
D.Tương phản
Câu hỏi 5
Câu nào dưới đây sử dụng quan hệ từ chưa đúng?
A.Cháu thích ăn cam vì ăn táo? B.Hà và Minh là đôi
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
12 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
bạn rất thân thiết.
C.Bạn Nhung bị ốm vì cảm lạnh. D.Đây là chiếc bút
của bạn phải không?
Câu hỏi 6
Trong bài tập đọc "Sắc màu em yêu", màu tím gắn với hình
ảnh nào dưới đây?
A.Màn đêm yên tĩnh B.Áo mẹ sờn bạc
C.Đoá hoa hồng bạch D.Chiếc khăn của chị
Câu hỏi 7
Cặp quan hệ từ trong câu nào dưới đây biểu thị quan hệ điều
kiện - kết quả?
A.Mặc dù cơn bão đã qua nhưng người dân vẫn còn rất lo lắng.
B.Giá mà Hương chăm chỉ ôn bài thì bạn ấy đã trả lời được câu
hỏi của cô giáo.
C.Vì An cố gắng học tập nên bạn ấy đã đạt kết quả tốt.
D.Tuy mảnh vườn nhỏ bé nhưng lúc nào cũng rộn rã tiếng chim
hót.
Câu hỏi 8
Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?
A.đồng đội - đồng hành B.đồng bào - đồng hương
C.đồng ruộng - đồng ý D.đồng chí - đồng lòng
Câu hỏi 9
Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng "tài" có nghĩa
là "tiền của"?
A.tài nguyên, tài sản B.tài giỏi, tài năng
C.tài ba, tài nghệ D.tài hoa, tài danh
Câu hỏi 10
Điền "n" hoặc "l" vào chỗ trống:
no ê lặn ội
Câu hỏi 11
Đây là từ gì?
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
13 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
A.leo trèo B.lẻo khoẻo C.loé sáng D.khéo
léo
Câu hỏi 12
Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
(gốc, chuyển)
Từ "mắt" trong câu "Quả na chín đã mở mắt." mang nghĩa .
Câu hỏi 13
Từ nào dưới đây dùng để tả chiều cao?
A.chót vót B.bao la C.thênh thang 
D.dày dặn
Câu hỏi 14
Cặp quan hệ từ trong câu tục ngữ dưới đây biểu thị quan hệ
nào?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
A.Tương phản B.Tăng tiến
C.Giả thiết - kết quả D.Nguyên nhân - kết quả
Câu hỏi 15
Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?
A.chiến sĩ B.chiến đấu C.chiến binh D.chiến
tướng
Câu hỏi 16
Giải câu đố sau:
Ai người công đức lưu danh
Dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa?
A.Mai An Tiêm B.Lang Liêu C.Lạc Long Quân D.An
Dương Vương
Câu hỏi 17
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
14 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "khô" trong câu sau?
Trời nắng nóng, mẹ phơi quần áo một lát đã khô ngay.
A.hạn B.mát C.ướt D.tươi
Câu hỏi 18
Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ sau:
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác ngân nga
Đàn dê soi đáy suối.
(Theo Nguyễn Đình Ảnh)
Câu hỏi 19
Tiếng "thanh" có thể ghép với tiếng nào để tạo thành danh từ
chỉ người?
B.nhạc C.niên D.điệu
Câu hỏi 20
Câu nào dưới đây có từ viết sai chính tả?
A.Sáng nào bà cũng chải tóc cho Lan trước khi đi học.
B.Bé trải chiếu rồi dọn cơm giúp mẹ.
C.Ông ấy đã phải trải qua nhiều vất vả trong sự nghiệp.
D.Mẹ dùng bàn trải làm sạch vết bẩn trên áo.
Câu hỏi 21
Bài tập đọc nào dưới đây ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn
bó đáng quý của loài cá heo với con người?
A.Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà B.Những người bạn
tốt
C.Tiếng vọng D.Cái gì quý nhất?
Câu hỏi 22
Từ "đồng" trong thành ngữ "Đồng sức đồng lòng" đồng âm
với từ "đồng" trong trường hợp nào dưới đây?
A.đồng hương B.đồng chí C.đồng nghiệp 
D.đồng ruộng
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
15 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Câu hỏi 23
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá?
A.Những ngôi sao thức ngoài
kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì
chúng con.
B.Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng
đẹp thay.
C.Mênh mông một vùng sóng
nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
D.Bầy ong rong ruổi trăm
miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa
hoa.
Câu hỏi 24
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Chiếc điện thoại dung liên hồi nhưng bố em lại vừa đi ra ngoài.
Từ viết sai chính tả trong câu trên là từ , sửa lại đúng là .
Câu hỏi 25
Điền từ trái nghĩa với từ "đục" vào chỗ trống:
Gạn đục khơi .
Câu hỏi 26
Từ nào dưới đây chứa tiếng "trung" có nghĩa là "một lòng
một dạ"?
A.trung gian B.trung du C.trung bình D.trung
nghĩa
Câu hỏi 27
Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "thưa thớt"?
A.im ắng B.lác đác C.yên tĩnh D.hiu hắt
Câu hỏi 28
Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?
A.an ninh - quân sự B.yên tĩnh - yên lặng
C.an toàn - nguy hiểm D.bình tĩnh - bình yên
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
16 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
Câu hỏi 29
Giải câu đố sau:
Để nguyên nước chấm cổ truyền
Thêm sắc trên đầu là chỉ huy quân.
Từ để nguyên là từ .
Câu hỏi 30
Từ "cô" trong câu nào dưới đây là đại từ xưng hô?
A.Cô y tá rất hiền và dịu dàng. B.Cô công nhân đang làm
việc chăm chỉ.
C.Cô ơi, cô làm rơi túi hoa quả rồi ạ. D.Cô Huyền là giáo viên
chủ nhiệm lớp em.
VÒNG SƠ KHẢO 4
Câu hỏi 1
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(trung thực, nhân ái, biết ơn)
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây." nói về lòng .
Câu hỏi 2
Từ "thu" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ
"thu" trong câu "Các bác lao công thu gom và phân loại rác
thải."?
A.Thu giữ tài sản B.Thu dọn đồ đạc C.Thu hoạch lúa 
D.Tết Trung thu
Câu hỏi 3
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(thênh thang, sừng sững, nguy nga)
Ngọn núi như bức tường thành vững chãi.
Câu hỏi 4
Đoạn văn miêu tả cảnh cơn mưa của bạn Trang đang đảo lộn
trật tự các ý. Em hãy giúp bạn Trang sắp xếp lại bằng cách
đánh số thứ tự đúng vào ô trống trước các câu văn miêu tả.
 Mưa nhảy nhót trên những mái tôn, mưa trượt trên phiến lá, mưa
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
17 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
khiêu vũ trên mảnh sân nhỏ trước nhà.
 Trời tối sầm lại, gió thổi bụi bay mù mịt, cành lá xào xạc trong
gió.
 Đằng xa, cầu vồng rực rỡ xuất hiện tô điểm cho bầu trời thêm
phần tươi mới.
 Sau buổi trưa nắng gắt, mây đen bỗng từ đâu kéo đến che kín bầu
trời.
 Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn, mặt trời ló rạng, chiếu
những tia nắng dịu dàng xuống vạn vật.
 "Lộp độp... lộp độp...", những hạt mưa đầu tiên rơi xuống, hạt nọ
tiếp hạt kia rồi mưa ào ào trút xuống.
Câu hỏi 5
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(lá thư, lá chắn, phiến lá)
"Lá" trong từ mang nghĩa gốc.
Câu hỏi 6
Từ nào còn thiếu trong đoạn thơ dưới đây?
"Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng [...]
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói..."
(Theo Nguyễn Đình Ảnh)
A.nguyên sơ B.hoang dã C.hoang sơ 
D.nguyên sinh
Câu hỏi 7
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cho các từ sau: gan dạ, dũng cảm, nhát gan, can đảm
Trong các từ trên, từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại.
Câu hỏi 8
Đọc đoạn văn sau và cho biết khung cảnh thiên nhiên hiện lên
như thế nào?
"Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng. Hoa sở và hoa kim anh trắng
LUYỆN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5(TIẾP)
18 of 19 8/23/2024, 10:02 AM
xoá. Những bầy ong từ rừng bay xuống đồng như những đám mây
mỏng lấp lánh. Trên đồng, cỏ ống cao lêu đêu đong đưa trước gió.
Cỏ gà, cỏ mật, cỏ tương tư xanh nõn. Ban mai, nắng dịu. Chim
hót líu lo. Gió ngào ngạt mùi thơm của mật và phấn hoa."
(Theo Xuân Quỳnh)
A.Khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ, hoang sơ
B.Khung cảnh thiên nhiên tươi mới, rực rỡ, tràn đầy sức sống
C.Khung cảnh thiên nhiên tiêu điều, ảm đạm, héo tàn
D.Khung cảnh thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng
Câu hỏi 9
Từ nào dưới đây chứa tiếng đánh dấu thanh 

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_luyen_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_5_tiep_theo_na.pdf