Chuyên đề: Các thành phần câu; Nghĩa tường mình, hàm ý - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Liên Bão
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Các thành phần câu; Nghĩa tường mình, hàm ý - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Liên Bão", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề: Các thành phần câu; Nghĩa tường mình, hàm ý - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Liên Bão
Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 1 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 CHUYÊN ĐỀ: C¸c thµnh phÇn c©u; NGHĨA TƢỜNGMÌNH, HÀM Ý A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: I. CÁC THÀNH PHẦN CÂU: Thành phần chính, Thành phần phụ, thành phần biệt lập. 1. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH: Phƣơng diện Chủ ngữ Vị ngữ Chức năng - Là một trong hai thành phần chính của câu. Là một trong hai thành phần chính của câu. Vai trò - Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Nêu hành động, trạng thái của sự vật hiện tượng được nêu ở chủ ngữ. Cách tìm - Trả lời cho câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Con gì ? - Trả lời cho câu hỏi: Làm gì ? Là gì? Như thế nào ? Từ loại - Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ đảm nhận. Ví dụ: + Lan múa rất đẹp. (Lan là chủ ngữ do danh từ đảm nhận) + Cái cặp này quai rất chắc. (Cái cặp này là chủ ngữ do cụm danh từ đảm nhận) + Chúng tôi đang lao động. (Chúng tôi là chủ ngữ do đại từ đảm nhận) - Các từ loại khác đặc biệt là động từ và tính từ cũng có khi làm chủ ngữ. Ví dụ: - Học tập là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mỗi chúng ta. (“Học tập” là động từ giữ chức vụ chủ ngữ, trong trường hợp này được hiểu là “việc học tập”) - Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. (“Tốt đẹp , xấu xa” là tính từ giữ chức vụ chủ ngữ) - Vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ đảm nhận. Ví dụ: + Lan múa rất đẹp. (múa rất đẹp là vị ngữ do cụm động từ đảm nhận) + Bông hoa đẹp. (đẹp là vị ngữ do tính từ đảm nhận) Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 2 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 - Chủ ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc một cụm C-V. Vị trí Thường đứng trước vị ngữ Thường đứng sau chủ ngữ Số lƣợng - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ Ví dụ: + Lan, Nam, Hải là bạn thân của tôi. (Lan, Nam, Hải là các chủ ngữ của câu) - Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. Ví dụ: + Lan học giỏi, hát hay và múa rất dẻo. (học giỏi, hát hay, múa dẻo là các vị ngữ) Cấu tạo - Chủ ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc một cụm C-V. - Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc một cụm C-V. 2. CÁC THÀNH PHẦN PHỤ: 2.1. KHỞI NGỮ: Khái niệm : Đặc điểm : Vai trò, tác dụng - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. VD: Ruộng, ông ấy có hàng mẫu. - Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ : VD: Giàu tôi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi. ( Nguyễn Công Hoan) - Khởi ngữ đứng sau chủ ngữ, đứng trước vị ngữ. VD: Ông giáo ấy, thuốc không hút, rƣợu không uống. - Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng đại từ: VD: Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh. - Khởi ngữ cũng có thể lặp lại bằng chính nó: VD: Sống, chúng ta mong sống có ích. - Dùng để nhấn mạnh một bộ phận nào đó trong câu: VD: Sách nâng cao, nó có hàng trăm cuốn. - KN có thể giúp cho các câu trong đoạn văn liên kết với nhau một cách chặt chẽ: VD: Tôi đi đến đâu người ta cũng thương. Còn nó, nó đi đến đâu người ta cũng ghét tuy không ai nói ra. Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 3 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 * Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ: Chủ ngữ Khởi ngữ - Là một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng, khái niệm trong câu. - Là thành phần phụ của câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước từ ngữ làm khởi ngữ: có thể thêm các quan hệ từ như “về”, “ đối với”. + Sau khởi ngữ: có thể thêm trợ từ “ thì”. * Phân biệt khởi ngữ và trạng ngữ: Trạng ngữ Khởi ngữ Giống nhau - Là thành phần phụ của câu. - Đứng ở đầu câu ngắn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy. Khác nhau Bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm nơi chốn... - Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 2.2. TRẠNG NGỮ : Khái niệm Đặc điểm Các loại trạng ngữ Trạng ngữ của câu là thánh phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc nói ở nòng cốt câu. * Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định: Thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự kiện được miêu tả ở nòng cốt câu. * Về hình thức: + Vị trí: Trạng ngữ có thể đặt ở: đầu câu, giữa câu, cuối câu. + Dấu hiệu: Trạng ngữ thường tách khỏi CN và VN bằng dấu phẩy khi viết và một quãng nghỉ khi nói. - Chỉ thời gian: + Đặc điểm: Chỉ ra cái thời điểm, thời hạn mà sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện + Công dụng: Trả lời câu hỏi về thời gian như: Bao giờ? Vào lúc nào ? Từ bao giờ ? Đến bao giờ ? + VD: Sáng nay,bạn đến thư viện à ? - Chỉ nơi chốn: + Đặc điểm: Chỉ ra cái nơi, cái hướng mà sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện. + Công dụng: Trả lời câu hỏi về không gian như: ở đâu ? Chỗ nào ? Đi đâu ? Về đâu ? Tới đâu ? Từ đâu ? + VD: Ngoài đƣờng đê, cỏ non tràn biếc cỏ. - Chỉ nguyên nhân: + Đặc điểm: Nêu lên cái lí, cái cớ mà sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện . + Công dụng: Trả lời câu hỏi về như: Vì sao Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 4 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 ? Vì cái gì ? Do đâu ? Tại ai ? Tại cái gì ? + VD: Vì lƣời học , nó đã thi trượt. Mục đích + Đặc điểm: Nêu lên cái mục đích mà sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện. + Công dụng: Trả lời câu hỏi về như : Vì sao ? Vì cái gì ? Do đâu ? Tại ai ? Tại cái gì ? + VD: Để trở thành học sinh giỏi, mỗi học sinh phải học tập không ngừng. - Chỉ phƣơng tiện: + Đặc điểm: Nêu lên cái phương tiện mà sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện. + Công dụng: Trả lời câu hỏi về như : Bằng cái gì ?Căn cứ vào cái gì ? Theo cái gì ? + VD: Bằng chiếc xe đạp, tôi đi nhanh đến trường. - Chỉ cách thức: + Đặc điểm: Nêu lên cái cách thức mà sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện. + Công dụng: Trả lời câu hỏi về như : Vì sao ? Vì cái gì ? Do đâu ? Tại ai ? Tại cái gì ? + VD: Sẽ sàng, chị Dậu nhấc nó ra cạnh chậu nước. - Chỉ điều kiện, giả thiết: + Đặc điểm: Nêu lên cái điều kiện, điều giả định để sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện. + Công dụng: Trả lời câu hỏi: Trong điều kiện nào ? Với điều kiện nào ? + VD: Nếu trời nắng, tôi sẽ đi biển. - Chỉ tình thế: + Đặc điểm: Chỉ ra cái tình thế, trong đó sự việc nói ở nòng cốt câu được thực hiện. + Công dụng: Trả lời câu hỏi: Trong tình thế nào ? Trong tình trạng nào ? Trong tình cảnh nào ? + VD: Trong im lặng, chiêng trống bỗng Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 5 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 rung lên. * Tách trạng ngữ thành câu riêng: - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng. VD: Anh ấy đã hi sinh. Năm1972. 3. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP : a. Khái niệm: - Biệt lập: Đứng riêng ra một chỗ. - Thành phần biệt lập: + Không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. + Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. VD: Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chan chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ ( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) -> Các từ: Có thể, có thể, nhất định trong đoạn văn trên là thành phần biệt lập tình thái. b.Các thành phần biệt lập : TPBL Khái niệm Chức năng Vị trí Lƣu ý Ví dụ Tình thái Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến. - Thể hiện độ tin cậy đối với sự việc. - Thể hiện thái độ của người nói với người nghe. Đứng ở : + đầu câu + giữa câu + cuối câu. Phân biệt thành phần tình thái với thành phần chính trong câu. Vd: a. Chắc chắn TPBL tớ/ sẽ đến. CN VN b. Cái ghế này/ CN rất chắc chắn. VN Hình nhƣ thu đã về. (Sang thu – Hữu Thỉnh) Cảm thán Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, mừng, Bộc lộ cảm xúc của người nói. Đứng ở: + đầu câu + cuối câu. Từ ngữ cảm thán có khả năng tách thành câu riêng. (Câu đặc Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt đau xót biết chừng Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 6 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 buồn, giận) biệt) Vd: a.Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) -> Than ôi! Là câu đặc biệt. b. Than ôi, nước mất nhà tan. -> Than ôi là TPBL cảm thán. nào. (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) Gọi đáp Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. - Gọi: thiết lập quan hệ giao tiếp và gây sự chú ý của người nghe. - Đáp: phản hồi báo hiệu sự cộng tác trong giao tiếp. Đứng ở : + đầu câu + cuối câu. Từ ngữ gọi đáp có khả năng tách thành câu riêng. (Câu đặc biệt) Huế ơi quê mẹ của ta ơi! (Quê mẹ - Tố Hữu) Phụ chú Dùng để bổ sung một số chi tiết cho thành phần chính của câu. - Nêu điều bổ sung thêm. - Nêu thái độ của người nói trong câu. - Nêu xuất xứ của lời nói. Đứng giữa: + hai dấu phẩy + hai dấu ngoặc đơn + hai dấu gạch ngang + một dấu phẩy một dấu gạch ngang + sau dấu hai chấm. Phân biệt thành phần biệt lập phụ chú với trạng ngữ trong câu. Vd: Chim chiền chiện, bằng chất giọng lảnh lót, báo hiệu mùa xuân. ->“bằng chất giọng lảnh lót” là trạng ngữ. Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích. (Quê hương – Giang Nam) Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 7 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 II. NGHĨA TƢỜNGMINH VÀ HÀM Ý: 1. Khái niệm, phân biệt... * Khái niệm: - Nghĩa tƣờng minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. * Phân biệt nghĩa tƣờng minh và hàm ý : + Giống: Đều là phần thông báo nghĩa trong câu. + Khác: - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 2. Hai kiểu hàm ý + Hàm ý dùng chung (thông dụng ): Là kiểu hàm ý được nhiều người dùng, được dùng một cách phổ biến. VD: Cậu có họ với Rùa phải không ? -> Hàm ý: Chê bai bạn chậm chạp giống như con Rùa. + Hàm ý dùng riêng (đặc dụng ): Phải gắn với tình huống cụ thể và chỉ người trong cuộc mới hiểu và giải được. VD: Đầu giờ học, An và Minh rủ nhau đi xem phim vào buổi tối. Khi tan học An nói với Minh: - Tối nhé! Khi đó hàm ý của câu nói là : Tối chúng mình đi xem phim nhé. Và chỉ có Minh mới hiểu hàm ý cấu nói của An, người khác không hiểu. 3. Tác dụng của việc sử dụng hàm ý - Giúp cho lời nói có sức biểu đạt sâu sắc, mạnh mẽ. - Đảm bảo sự tế nhị, lịch sự trong giao tiếp. - Chế giễu, châm biếm. Ví dụ: “ Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bây nhiêu”. (Đề Đền Sầm nghi Đống - Hồ Xuân Hương) - Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra. * Lƣu ý : - Trong văn bản hành chính công vụ, VBKH không sử dụng hàm ý. - Trong ca dao sử dụng nhiều hàm ý thể hiện cách diễn đạt tinh tế, ý nhị. - Cần phân biệt hàm ý với cách nói lảng, nói dở dang. Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 8 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 4. Điều kiện và nguyên tắc sử dụng hàm ý: * Điều kiện: - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. * Nguyên tắc sử dụng hàm ý: - Lịch sự, tôn trọng người đối thoại. - Phải gắn với tình huống giao tiếp mới hiểu đúng hàm ý. - Tuỳ năng lực giải đoán hàm ý của người nghe để sử dụng hàm ý, khi hàm ý diễn đạt chưa thành công cần chú ý điều chỉnh (tối đa) hàm ý trong lượt lời tiếp theo. - Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp cụ thể để sử dụng hàm ý một cách phù hợp, cần đảm bảo dùng hàm ý một cách tế nhị, sâu sắc. 5. Cách tạo hàm ý: * Cố tình vi phạm các phƣơng châm hội thoại và quy tắc xƣng hô: VD: Truyện cười lợn cưới áo mới : Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to : - Bác có thấy con lợn cƣới của tôi chạy qua đây không ? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: “ Từ lúc tôi mặc cái áo này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !” -> Cụm từ“Từ lúc tôi mặc cái áo này” vi phạm phương châm về l- ượng, do đó có hàm ý khoe khoang. VD2 : Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra : - Cơm chín rồi ! -> Câu nói của bé Thu vi phạm nguyên tắc xưng hô ( không dùng từ ba), đó ngoài hàm ý “ vô ăn cơm” còn có hàm ý “ Tôi chưa coi ông là ba tôi”. * Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp cũng là cách tạo hàm ý: VD : Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo : - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? + Câu chứa hàm ý: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? – >Hàm ý: Tôi cũng không sung sướng hơn cụ. * Sử dụng thông qua các biện pháp tu từ nhƣ: so sánh, ẩn dụ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh: + So sánh: Tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì ? “Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 9 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 (Cố Hương - Lỗ Tấn ) Thông qua sự so sánh giữa sự hi vọng với con đường Hàm ý: Tuy hi vọng nhưng chưa thể nói là thực hay hư nhng nếu cố gắng và quyết tâm thực hiện thì vẫn có thể thành công. Đừng bao giờ từ bỏ hi vọng. Cách xác định và phân tích hàm ý * Cách xác định hàm ý: - Dựa vào từ ngữ, văn cảnh. - Trong giao tiếp trực tiếp, cần quan sát cả nét mặt, thái độ của người nói ( phi ngôn ngữ) * Cách phân tích hàm ý: - Xác định từ, cụm từ, câu có hàm ý. - Giải mã hàm ý. - Nêu tác dụng của việc sử dụng hàm ý (gắn với ngữ cảnh). B. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Bài tập nhận diện các thành phần câu và Tìm hàm ý và giải đoán hàm ý. Dạng 2: Bài tập đặt câu và xác định các thành phần câu Dạng 3: Bài tập nêu công dụng của các thành phần câu Dạng 4: Bài tập viết đoạn văn DẠNG 1: BÀI TẬP NHẬN DIỆN ... (Xác định/tìm/gọi tên/chỉ ra; Và Tìm hàm ý, giải đoán hàm ý) * Nhận diện các thành phần câu: - Bƣớc 1: Xác định các thành phần câu. - Bƣớc 2: Gọi tên các thành phần câu; từ ngữ thể hiện (gạch chân và chú giải). * Nhận diện hàm ý và giải đoán: - Bƣớc 1: Tìm hàm ý thể hiện qua từ, cụm từ, câu nào ? - Bƣớc 2: giải đoán hàm ý. Bài tập 1: Xác định các thành phần biệt lập và ghi rõ đó là thành phần gì Thành phần tình thái, Thành phần cảm thán, Thành phần phụ chú, Thành phần gọi – đáp. 1. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 2. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng. Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 10 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 (Thông tin về ngày trái đất năm 2000) 3. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế . ( Làng - Kim Lân) 4. Trời ơi, sinh giặc làm chi. Để chồng tôi phải ra đi diệt thù. (Ca dao) 5. Vâng, mời bác và cô lên nhà chơi. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 6. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. ( Lão Hạc - Nam Cao) 7. Một lát sau Nhĩ còn nghe thấy tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. (Bến quê - Nguyễn Minh Châu ) 8. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng). 9. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình. 10. Trong giờ phút cuối cùng, không đủ trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng). 11. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Bến quê - Nguyễn Minh Châu ) 12. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. ( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) 13. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xaRồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi. (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê ) 14. Trâu ơi, ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. (Ca dao ) 15. Chao ôi mong nhớ, ôi mong nhớ, Một cánh chim thu lạc cuối ngàn”. (Xuân- Chế Lan Viên ) 16. Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! (Lão Hạc - Nam Cao) Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 11 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 17. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa , hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.”. (Bến quê - Nguyễn Minh Châu ) 18. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền mơ ước. (Bến quê - Nguyễn Minh Châu) 19. “ Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy đồng bạc.” (Bến quê - Nguyễn Minh Châu) Gợi ý : Câu Xác định thành phần biệt lập Tên thành phần biệt lập 1 Chao ôi Thành phần cảm thán 2 ngôi nhà chung của chúng ta Thành phần phụ chú 3 Chả nhẽ Thành phần tình thái 4 Trời ơi Thành phần cảm thán 5 Vâng Thành phần gọi đáp 6 tôi nghĩ vậy Thành phần phụ chú 7 Nhĩ đoán thế Thành phần phụ chú 8 kể cả anh Thành phần phụ chú 9 cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình Thành phần phụ chú 10 hình như Thành phần tình thái 11 cái giống hoa ngay khi nở Thành phần phụ chú 12 Dường như Thành phần tình thái 13 Chao ôi Thành phần cảm thán có thể Thành phần tình thái 14 Trâu ơi Thành phần gọi đáp 15 Chao ôi, ôi Thành phần cảm thán 16 ông giáo ạ Thành phần gọi đáp 17 Hẳn có lẽ Thành phần tình thái 18 mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này Thành phần phụ chú 19 theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ Thành phần phụ chú Bài tập 2 : Xác định thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau : 1. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan - xi - păng ba nghìn một trăm bốn hai mét kia mới một mình hơn cháu. ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 2. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Trường THCS Liên Bão Chuyên đề: Các thành phần câu 12 Tổ: Ngữ Văn Năm học: 2020 - 2021 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) 3. Đối với các thầy cô giáo, Minh rất kính trọng; đối với các bạn bè, Minh rất khiêm tốn, quý mến và chan hoà. 4.Tôi, một quả trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới cái chân hầm ba - ri - e cũ. 5. Chúng tôi ngồi trong nhà hát không quá mười lăm phút. Trống không biết đánh. Hạt dưa không biết cắn. Cô - nhắc không biết uống. ( Nam Cao) Gợi ý : Câu Khởi ngữ 1 Một mình 2 Mặt trời của bắp Mặt trời của mẹ 3 Các thầy cô giáo, các bạn bè 4 Tôi, Nho, Chị Thao 5 Trống, hạt dưa, cô - nhắc Bài tập 3: Phân biệt khởi ngữ và trạng ngữ trong các từ gạch chân sau: a. Sống, chúng ta mong được sống làm người. (Tố hữu) b. Qua hàng nước mắt, tôi nhìn thấy mẹ và em trèo lên xe.(Khánh Hoài) c. Trên giàn thiên lí, vài con ong tìm kiếm nhị hoa.(Vũ Bằng) d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long) Câu Tìm khởi ngữ, trạng ngữ Phân biệt Khởi ngữ, trạng ngữ a Sống Khởi ngữ b Qua hàng
File đính kèm:
- chuyen_de_cac_thanh_phan_cau_nghia_tuong_minh_ham_y_nam_hoc.pdf