Chuyên đề Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Trường THCS Cảnh Hưng

pdf 10 trang Bình Lê 21/11/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Trường THCS Cảnh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Trường THCS Cảnh Hưng

Chuyên đề Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Trường THCS Cảnh Hưng
CHUYÊN ĐỀ 
ÔN TẬP CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 
Đơn vị thực hiện: Trường THCS Cảnh Hưng 
A.HỆ THỐNG KIẾN THỨC ÔN TẬP 
I. KHÁI NIỆM. 
1. Cách dẫn trực tiếp. 
 Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc
nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 
Ví dụ: Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi
vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. 
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) 
2.Cách dẫn gián tiếp. 
 Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có
điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút. 
Lưu ý:Khi dẫn, có thể dẫn lời hay dẫn ý 
+ Dẫn lời: dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật 
Ví dụ: Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi
vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. 
+ Dẫn ý: dẫn lời nhân vật có thể thêm/ bớt nhưng vẫn đảm bảo nội dung 
Ví dụ: Một tiếng đồng hồ sau, Giôn – xi nói với Xiu rằng cô muốn một ngày nào đó
sẽ được vẽ vịnh Na – plơ. 
II. PHÂN BIỆT CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.
1.Giống nhau: 
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp đều là dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời
nói bên trong) của một người, một nhân vật. 
2. Khác nhau: 
Phân biệt 
Cách dẫn 
Cách dẫn trực tiếp Cách dẫn gián tiếp 
Về hình thức Lời dẫn trực tiếp được đặt trong
dấu ngoặc kép hoặc xuống dòng
sau dấu gạch ngang 
Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có
thể đứng trước, đứng sau hoặc
đúng cả phía trước và phía sau lời
người dẫn. 
Lời dẫn gián tiếp không đặt
trong dấu ngoặc kép, có thể
dùng “rằng” hoặc “là” đặt
phía trước lời dẫn. 
Về nội dung Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên
văn lời nói hay ý nghĩ của người
hoặc nhân vật (không được thay
đổi, thêm bớt) 
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời
nói hay ý nghĩ của người hoặc
nhân vật những có điều chỉnh
lời lẽ cho thích hợp. 
Lời dẫn gián tiếp tuy không
bắt buộc đúng từng từ những
phải đảm bảo đúng ý. 
III. CÁCH CHUYỂN TỪ LỜI DẪN TRỰC TIẾP SANG LỜI DẪN GIÁN TIẾP 
 Chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. 
Bước 1 Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (Hoặc dấu gạch ngang) 
Bước 2 Thay đổi một số từ xưng hô cho thích hợp (chỉ thời gian, địa điểm) 
Bước 3 Lược bỏ các tình thái từ (à, ư, nhỉ, nhé) 
Bước 4 Có thể thêm các từ “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn. 
Ví dụ Cách dẫn trực tiếp: 
Hoa nói: ''Hôm nay tớ được mẹ mua cho một cái áo len mới đấy!'' 
=> Cách dẫn gián tiếp: 
Hoa nói là hôm nay bạn ấy được mẹ mua cho một cái áo len mới
IV. Ý NGHĨA CỦA TRÍCH DẪN. 
 Trích dẫn là để chứng tỏ “nói có sách, mách có chứng” (dùng làm dẫn chứng). 
Trích dẫn làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể, thể hiện tầm hiểu biết sâu 
rộng. 
Ví dụ: Một con bồ câu kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ 
như bị ai đuổi đánh. 
Chị Điệp nhanh nhảu: 
“Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em
tu hú. Tu hú là chú bồ các...” 
 (Tuổi thơ im lặng-Duy Khán) 
Lưu ý:Khi dẫn trực tiếp, gián tiếp: 
+ Nên: đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí. 
+ Tránh: Lạm dụng làm cho người nghe khó chịu về sự khoe mẽ của mình. 
V. SỬ DỤNG CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP. 
Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng
thường xuyên hơn. 
Trong viết văn tự sự, lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được
dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời
thoại. Trong viết văn nghị luận có thể sử dụng cả lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián
tiếp, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 
*Lưu ý: Cần phân biệt lời người dẫn và lời dẫn: 
+ Lời người dẫn là lời của người kể chuyện. 
+ Lời dẫn có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. 
B – BÀI TẬP ÁP DỤNG 
Dạng 1: Bài tập nhận diện cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 
1. Các bước làm bài. 
- Trước hết, cần đọc kĩ ví dụ. 
- Tiếp theo, dựa vào các dấu hiệu về hình thức, để chỉ ra cách dẫn trực tiếp và dẫn
gián tiếp. 
2. Bài tập. 
Bài 1. 
Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau (Trích từ truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam 
Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián
tiếp. 
 Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng:
“A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” 
Gợi ý. 
-Là lời dẫn trực tiếp và là ý nghĩ (mà lão Hạc gắn cho con chó) 
Bài 2. 
Tìm lời dẫn trong đoạn văn sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián
tiếp. 
Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận.
Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy
bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú
lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mày khô mà ngày
ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối
với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố
cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!”. 
(Nguyễn Thành Long) 
Gợi ý 
 – Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn: Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây
khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu
Hàm Rồng. 
– Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn: “Thế là một – hoà nhé!”. 
 Bài 3. 
 Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ
được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. 
a) Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi
vì bà lão bỗng tìm ra một kế 
(Nam Cao) 
b) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới
cầm nổi bút thước. 
(Thanh Tịnh) 
c) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. 
(Lê Minh Khuê) 
d) Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt
nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”. 
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4) 
e) Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những
cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi
nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”. 
(An-phông-xơ Đô-đê) 
Gợi ý 
a) Lời dẫn gián tiếp: những lúc đói, trí người ta sáng suốt 
=> Lời dẫn là lời nói. 
b) Lời dẫn gián tiếp: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước 
=>Lời dẫn là ý nghĩ. 
c) Lời dẫn trực tiếp: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! 
=>Lời dẫn là lời nói. 
d) Lời dẫn trực tiếp: Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi
nghĩ 
=> Lời dẫn là ý nghĩ. 
e. Lời dẫn trực tiếp: Lại có chuyện gì nữa đây? 
=> Lời dẫn là ý nghĩ. 
Dạng 2: Bài tập chuyển cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp và ngược lại. 
Bài 1. 
Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp: 
 Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu sai sứ 
giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng gửi chiếc hoa vàng và 
dặn: 
 - Nhờ nói với Trương Sinh, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập 
một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về. 
Gợi ý 
 Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu sai sứ 
giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng gửi chiếc hoa vàng và 
dặn Phan Lang về nói với Trương Sinh rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì
xin hãy lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ
Nương sẽ trở về. 
Bài 2: Hãy chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp: 
a. Cô hiệu trưởng nhắc chúng mình ngày mai mang theo sách để chuẩn bị ôn thi học 
kì. 
b. Bố tôi nói bố tôi luôn mong muốn chúng tôi học giỏi để trở thành những công dân 
có ích cho đất nước. 
Gợi ý 
a. Cô hiệu trưởng nhắc chúng mình : “Ngày mai các em hãy mang theo sách để chuẩn 
bị ôn thi học kì”. 
b. Bố tôi nói : “Bố luôn mong muốn các con học giỏi để trở thành những công dân có 
ích cho đất nước”. 
Dạng 3. Viết câu, đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 
1. Các bước làm bài. 
- Trước hết phải xác định lời dẫn cần sử dụng. 
-Tiếp theo thực hành tạo câu có chứa lời dẫn. 
- Chú ý lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép; thêm từ “rằng” hoặc “là”
trước lời dẫn gián tiếp 
2. Bài tập. 
Bài 1: Viết một câu văn có liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo
hai cách: Dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. 
a, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu 
biểu của một dân tộc anh hùng. 
 (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ II củaĐảng) 
b) Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác
phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần
chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. 
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương
tâm của thời đại) 
c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của
mình. 
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) 
Gợi ý: 
 Mục đích của bài tập này là giúp học sinh thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo
mẫu gợi ý đã cho. 
 Cần chú ý rằng trong việc chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang dẫn gián tiếp, nhiều
khi ta phải thay đổi, thêm bớt một vài từ ngữ nhưng không được làm sai lệch ý nghĩa
của lời dẫn. Ví dụ: 
a- Dẫn trực tiếp: Trong "Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng", Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : "Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các
vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”. 
- Dẫn gián tiếp: Trong "Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng", Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng người Việt Nam phải ghi nhớ công lao
của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. 
b,Dẫn trực tiếp: Trong tác phẩm “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của
dân tộc, lương tâm của thời đại”đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Giản dị trong
đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản
dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được,
làm được”. 
-Dẫn gián tiếp: Trong tác phẩm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của
dân tộc, lương tâm của thời đại”đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng giản dị trong
đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản
dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được,
làm được. 
c,Dẫn gián tiếp: Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của Tiếng Việt, giáo sư
Đặng Thai Mai cũng đã nói rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững
chắc để tự hào với tiếng nói của mình. 
- Dẫn trực tiếp: Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của Tiếng Việt, giáo sư
Đặng Thai Mai đã nói: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự
hào với tiếng nói của mình". Chúng ta tự hào về Tiếng Việt thì phải biết giữ gìn sự
trong sáng và giàu đẹp của nó, phải biết phát huy nó theo một tầm cao mới của thời
đại. 
Bài 2.Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) chứng minh ý kiến: Trên đường thành 
công không có vết chân của người lười biếng, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp 
(Gạch chân lời dẫn) 
Gợi ý 
 Cách viết đoạn văn: 
- Hình thức: khoảng 10 - 12 câu 
- Về nội dung: 
+ Câu mở đoạn: 1 câu; 
+ Phát triển đoạn:8 - 10 câu; 
+ Kết đoạn:1 câu. 
 Ví dụ: 
* Câu mở đoạn: Chăm chỉ, cần cù là yếu tố quyết định sự thành công. 
* Các câu triển khai: 
- Giải thích ý kiến: Đường thành công ? Vết chân ? kẻ lười biếng ? 
+Thành công là khi con người đạt được mục tiêu đề ra hay nổi tiếng về một lĩnh vực 
nào đó,được mọi người kính trọng. 
+ Vết chân là dấu vết còn lưu lại . 
+ Kẻ lười biếng là người lười nhát, ỷ lại, không cần cù 
=>Nghĩa khái quát:Câu nói: “Trên đường thành công không có vết chân của người 
lười biếng” nhằm khẳng định để có được thành công nào đó thì con người phải chăm
chỉ siêng năng. 
+Thật vậy, lười biếng sẽ làm cho con người sinh ra ỷ lại , suy nghĩ những điều không 
tốt, dẫn đến bi quan. 
- Dẫn chứng: 
+ Có rất nhiều câu nói nổi tiếng khẳng định con người lười biếng sẽ sinh ra những 
thói hư tật xấu:Nhàn cư vi bất thiện 
+Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống: Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nông học 
Lương Đình Của. 
* Câu kết: Quả thật con đường thành công chỉ dành cho những người chăm chỉ và 
siêng năng. 
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh và gạch chân lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. 
Trên đây là chuyên đề ôn tập: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp của 
trường THCS Cảnh Hưng, rất mong được sự góp ý của tất cả các đồng nghiệp để 
chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. 
Trường THCS Cảnh Hưng Tổ KHXH 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_on_tap_cach_dan_truc_tiep_va_cach_dan_gian_tiep_tr.pdf