Chuyên đề văn Ôn tập từ phân theo phạm vi sử dụng

doc 4 trang Bình Lê 16/11/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề văn Ôn tập từ phân theo phạm vi sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề văn Ôn tập từ phân theo phạm vi sử dụng

Chuyên đề văn Ôn tập từ phân theo phạm vi sử dụng
ÔN TẬP TỪ PHÂN THEO PHẠM VI SỬ DỤNG 
BIỆT NGỮ
XÃ HỘI
TỪ NGỮ
ĐỊA PHƯƠNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thế nào là từ ngữ địa phương?
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ:
+ heo, bông ( miền Nam ).
+ u, thầy ( miền Bắc ).
+ chi, mô, răng, rứa ( miền Trung ).
2, Thế nào là biệt ngữ xã hội?
Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội, một nghề nghiệp nhất định.
Ví dụ:
+ ngai vàng, lọng,... là các biệt ngữ xã hội của tầng lớp vua chúa, quan lại thời phong kiến.
+ gậy ( một điểm), ngỗng (hai điểm), phao (tài liệu mang vào phòng thi bất hợp pháp),...là biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh, sinh viên.
3, Giá trị và ý nghĩa.
+ Không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Trong giao tiếp hằng ngày, chỉ sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôị khi giao tiếp với ngời cùng địa phương hoặc cùng nhóm xã hội.
+ Có thể dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong các tác phẩm văn học khi cần nhấn mạnh, khắc hoạ đặc điểm địa phương, đặc điểm xã hội của nhân vật ( Khi dùng nên có chú thích bằng từ toàn dân tương đương).
+ Không dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong giao tiếp toàn dân nhất là trong các lĩnh vực giao tiếp có tính chất chính thức, như: văn bản khoa học, văn bản hành chính,...
II. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? vì sao?
Bài 2: Cho đoạn trích:
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng.
Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng?
Bài 3: Trong các tác phẩm văn thơ, các tác giả sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm mục đích gì ? Khi sử dụng từ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, chúng ta cần chú ý điều gì ?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1:  Xếp các từ sau theo từng nhóm từ địa phơng:
_ u, mợ, bầm, bủ, bọ, mạ, b, thầy, mế, má, ba.
_ o, cô, dì, mự.
_ bầy tui, bầy mi.
_ răng, mô, tê.
_ heo, vịt xiêm, thơm.
Nhóm
Phương ngữ Bắc Bộ
Phương ngữ Trung Bộ
Phương ngữ Nam Bộ









Bài 2: Trong đoạn văn sau, có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội?
 Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mơi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:
_ Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
 ( Bánh chưng, bánh giầy )
Bài 3:    Tìm từ ngữ địa phương trong các câu sau và diễn đạt lại bằng các từ ngữ toàn dân.
a. Nó giả vờ nghểnh cổ như phân bua: ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè?
 ( Võ Quảng )
b. Gà bà Kiến là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.
 ( Võ Quảng )
c. Một em bé gái bận bộ quần áo bằng xa-tanh màu đỏ, tóc tết quả đào, chân mang đôi hài vải đen bước ra, cúi chào khán giả.
 ( Đoàn Giỏi )
d. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mơi! ( Vũ Bằng ) 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1:  Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
                            (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
- Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
                         (Tố Hữu, Khi con tu hú)
Bài 2:  Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi
a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.
b)
- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.
- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?
Bài 3:  Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Bài 1: Gạch chân các từ ngữ địa phương trồng các ví dụ sau. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng, xác định địa phương sử dụng.
a. 	Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
b. 	Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng 
Em nhớ ruộng nhớ vườn 
Không nhớ anh răng được
Bài 2: Gạch chân các biệt ngữ xã hội trong các ví dụ sau. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng, xác định tầng lớp sử dụng biệt ngữ xã hội ?
a. Viêm màng túi, nó đẩy con xe với giá hời. Đã móm lại càng móm ! Vận hên dường như chẳng đến với nó !
b. Lệch tủ nên nó không làm được bài kiểm tra. Lĩnh gậy là cái chắc rồi ! Cô nghiêm lắm, nên việc mang phao hay copy là không thể. Không biết nó đã rút ra bài học chưa nữa !
c. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà !
Bài 3: Hãy điền vào vị trí dấu ... trong câu sau từ ngữ thích hơp nhất:
"... là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định".
A. Từ ngữ địa phương.	B. Biệt ngữ xã hội.
C. Từ mượn.	D. Thuật ngữ.
Bài 4:Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên sử đụng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên sử dụng từ ngữ địa phương ?
a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
c. Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
d. Khi làm bài tập làm văn.
e. Khi viết đơn, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
g. Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_van_on_tap_tu_phan_theo_pham_vi_su_dung.doc