Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7

docx 6 trang Bình Lê 13/07/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7

Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 – SỬ 7
BÀI 8: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc.
- Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia. => Thời kì Ăng-co.
- TK IX – XV: thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.
- TK XV, thời kì Ăng-co suy yếu, do sự tấn công của người Thái.
2. Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co.
Về chính trị, xã hội: 
+ Đất nước thống nhất, ổn định
+ Các nhà vua ra sức củng cố quyền lực.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân.
Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: Đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước như Hồ Ba-ray Tây, Ba-ray Đông.
+ Thủ công nghiệp: Biết làm đồ trang sức, chạm khắc trên bức phù điêu bằng đá của đền, tháp.
Về mở mang lãnh thổ: 
+ Các vua thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.
+ Lãnh thổ mở rộng sang vùng Thái Lan và Lào ngày nay. 
+ 1190, chiếm Chăm – pa.
Vương quốc Campuchia trở thành cường quốc trong khu vực.
3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
 + Có tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa
+ Hin-đu giáo và Phật giáo tiếp tục phát triển.
- Chữ viết, văn học: 
+ Chữ Phạn và chữ Khơ-me. 
+ Văn học: văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười ngày càng phong phú. 
Kiến trúc- điêu khắc:
+ Phát triển trên cơ sở chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo.
+ Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, 
Bài 9: ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939 - 967
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập.
-Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. 
- Ý nghĩa: Chấm dứt sự thống trị của phong kiến phương Bắc, giữ vững độc lập chủ quyền .
- Tổ chức bộ máy nhà nước
 Vua
 Quan văn Quan võ
 Thứ sử các châu
* Nhận xét: Đất nước được yên bình, văn hóa được phục hồi tạo điều kiện cho sự phát triển sau này
2.Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh.
- Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền suy yếu
-> đất nước loạn 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư, liên kết một số sứ quân, cùng nhân dân dẹp loạn.
- Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
->Thống nhất đất nước, tạo điều kiện xây dựng đất nước chống ngoại xâm
Bài 10: ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH VÀ TIỀN LÊ (968 - 1009)
1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh - Tiền Lê.
a. Chính quyền thời Đinh
=> Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng được chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định được chủ quyền 
b. Cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)
* Nguyên nhân
- Năm 979Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám sát.
- Đinh Toàn 6 tuổi phải lên nối ngôi.
=> Nhân cơ hội nhà Tống mang quân sang xâm lược.
* Diễn biễn: 
-Năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thủy bộ tiến đanh nước ta.
-Lê Hoàn trực tiếp lanh đạo , tổ chức kháng chiến. Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở Lục Đầu Giang, Tây Kết, Bạch Đằng
-Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút về nước.
* Kết quả, ý nghĩa:
- Quân ta giành thắng lợi, nền độc lập dân tộc được bảo vệ.
c. Chính quyền thời Tiền Lê
-Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, xây dựng chính quyền.
* Chính quyền Trung ương:
+ Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.
+ Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đứng đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua có các quan văn, quan võ. 
+ Các con vua được phong vương và trấn giữ 
các vùng hiểm yếu.
* Ở địa phương:
+ Cả nước được chia thành 10 đạo.
+ Đến năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cấp cơ sở là xã. 
- Chú trọng xây dựng quân đội, pháp luật.
- Giữ mối bang giao với nhà Tống.
=>củng cố nền độc lập dân tộc.
2. Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê
a. Tình hình xã hội:
- Chia thành hai bộ phận:
+ Thống trị : vua, quan lại.
+ Bị trị chủ yếu là người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì). Nông dân có số lượng đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công làng xã. Nô tì có địa vị thấp kém nhất, số lượng không nhiều. 
b. Đời sống văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển.
-Tôn giáo : Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa được xây dựng ở nhiều nơi, các nhà sư được triều đình đề cao và nhân dân quý trọng. 
- Văn hóa dân gian: 
+ khôi phục và phát triển văn hoá dân tộc đạt được một số thành tựu. 
+ Nhiều loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được giữ gìn trong đời sống: ca hát, đua thuyền...
- BÀI 11. NHÀ LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC (1009-1225
1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long
* Hoàn cảnh
- Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi, thi hành nhiều chính sách tàn bạo.
- Năm 1009: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua => Thành lập nhà Lý.
* Bước đầu xây dựng đất nước
- Năm 1010 dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long
- Năm 1054 đặt tên nước là Đại Việt
* Ý nghĩa của sự kiện dời đô
+ Thể hiện quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển về mọi mặt của đất nước.
+ Là một bước ngoặt rất lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc
2. Tình hình chính trị
a)Tổ chức chính quyền
* Sơ đồ chính quyền
-> Tổ chức chính quyền vẫn là bộ máy nhà nước Quân chủ do vua đứng đầu, quyền hành của vua được củng cố, tổ chức chính quyền ngày càng chặt chẽ hơn.
b) Xây dựng luật pháp và quân đội
- Luật pháp: 1042 ban hành bộ luật Hình Thư, là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta
- Quân đội
+ Được huấn luyện chu đáo
+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương 
+ Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
c) Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý
- Đối nội: 
+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc
+ Mềm dẻo, khôn khéo với tù trưởng dân tộc đồng thời kiên quyết trấn áp thế lực làm phản
- Đối ngoại
+ Hòa hảo với nhà Tống
+Dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa
=> Đất nước được ổn định
3. Tình hình kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: Nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp -> Mùa màng bội thu
- Thủ công nghiệp: Thời kỳ này khá phát triển bao gồm hai bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dân.
- Thương nghiệp: Ở các địa phương hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa. Quan hệ buôn bán giữa đại Việt với Trung Quốc khá phát triển.
4. Tình hình văn hóa, giáo dục
a) Tôn giáo 
-Phật giao được truyền bá rộng rãi, Nho giao, Đạo giáo cũng được mở rộng. 
-Tôn giáo dung hòa cùng tín ngưỡng dân gian.
b) Văn học, nghệ thuật
Nghệ thuật dân gian
- Múa hát và các trò chơi dân gian được ưa chuộng
Nghệ thuật kiến trúc
- Có một số công trình kiến trúc lớn, độc đáo: Cấm thành, chùa Một Cột
Nghệ thuật điêu khắc
- Đạt trình độ tinh vi, thanh thoát: Tượng phật, trang trí hình rồng, bệ đá
-> Văn học, nghệ thuật phát triển với phong cách độc đáo, riêng biệt của dân tộc
c) Giáo dục
- Nhà Lý chú ý đến học tập, thi cử
- 1070 xây dựng Văn Miếu .
-1075 mở khoa thi đầu tiên .
-1076 mở Quốc tử Giám .
-> Giáo dục bước đầu phát triển
BÀI 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077
1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
* Âm mưu của nhà Tống
- Giữa thế kỷ XI, nhà Tống âm mưu xâm 
lược Đại Việt
*Chuẩn bị của nhà Lý
- Lý Thường Kiệt được cử làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến
- Phá tan mưu đồ tiến công phối hợp giữa nhà Tống và Chăm-pa
- Chủ trương “tiến công trước để phòng vệ”
* Diễn biến
-10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta đánh vào các căn cứ của địch trên đất Tống
* Kết quả
- Hạ thành Ung Châu
- Tiêu hủy kho lương dự trữ của địch
- Rút về nước chuẩn bị kháng chiến
* Ý nghĩa
- Đẩy kẻ thù vào thế bị động
- Tạo ra các điều kiện có lợi để ta đánh thắng kẻ thù khi chúng kéo sang xâm lược
2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)
a. Chuẩn bị kháng chiến 
- Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng
- Bố trí lực lượng thủy binh ở vùng Đông Bắc
- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
b. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 
* Diễn biến
- Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo quân tiến vào xâm lược nước ta. Và bị quân ta chặn đứng trước phòng tuyến Như Nguyệt
- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn quân Tống thua và phải rút quân về nước
* Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.
- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ.
*Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh?
-Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
- Công lao của Ngô Quyền: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc hơn 1000 năm, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
*Vì sao thời Lý cho dời đô về Thăng Long?
-GV gợi ý:
+Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài
+ Hoa Lư là vùng đất hẹp nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
+ Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La ( Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước
* Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất năm 1075?
- Nguyên nhân: Giữa thế kỉ XI, nhà Tống xâm lược nước ta
- Diễn biến, kết quả: 10/1075 quân Lý chia hai đạo tiến sang đất Tống. Sau 42 ngày đêm, ta hạ thành Ung Châu rồi rút quân về nước
- Ý nghĩa: Đánh đòn phủ đầu, làm quân Tống hoang mang, làm chậm lại cuộc xâm lược
*Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai năm 1077?
- Chuẩn bị kháng chiến: Bố trí quân đánh chặn ở miền núi, thủy binh phục kích ở vùng Đông Bắc, xây dụng chiến tuyến sông Như Nguyệt
- Diễn biến, kết quả: Năm 1077 quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn đứng bởi phồng tuyến Như Nguyệt, quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy bị ta chặn đánh không tiến được vào nội địa. Cuối xuân 1077 ta vượt sông tấn công và thắng lợi
- Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt, sự lãnh đạo sáng suốt của LTK

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7.docx