Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6

pdf 12 trang Bình Lê 07/12/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6
1 
ĐỀ CƢƠNG LỊCH SỬ 6 - KỲ II 
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng (năm 40) 
1. Nƣớc Âu Lạc từ thế kỉ II TCN dến thế kỉ I có gì đổi thay? 
A. Tình hình Âu Lạc: 
- Năm 179 TCN Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận:
Giao Chỉ, Cửu Chân. 
- Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia âu Lạc làm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân,
Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc 
+Châu: Thứ sử 
+Quận: Thái thú, đô úy 
+ Huyện: Lạc tướng 
B. Chính sách thống trị của phong kiến phƣơng Bắc: 
- Áp bức bóc lột bằng tô thuế và cống nạp. 
- Cho người Hán sang ở lẫn với người Việt bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
Đồng hóa dân tộc ta. 
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng bùng nổ: 
a) Nguyên nhân: 
- Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán 
- Thi Sách bị nhà Hán giết hại 
b) Mục tiêu: Giành độc lập dân tộc, nối nghiệp vua Hùng 
c) Diễn biến: 
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội) 
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu. 
- Tô Định hoảng sợ chạy về nước. 
d) Kết quả: Giành thắng lợi, độc lập dân tộc. 
.................................................................................. 
Bài 18: Trƣng Vƣơng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Hán. 
1. Hãy nêu rõ những việc làm của Hai Bà Trƣng sau khi giành lại đƣợc độc lập? 
(Đề 2017 – 2018) 
Những việc làm của Hai Bà Trưng: 
+ Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng
Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành
lập chính quyền tự chủ. 
+ Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Bãi bỏ các luật pháp hà khắc
cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ cũ. Xá thuế hai năm liền cho
dân. 
+ Bãi bỏ luật pháp người Hán, xá thuế hai năm liền cho dân. 
b) Những việc làm đó có ý nghĩa nhƣ thế nào? 
- Ý nghĩa: Khẳng định chủ quyền dân tộc, góp phần nâng cao ý chí đấu tranh bảo
vệ độc lập của nhân dân. 
 c) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trƣng và các vị tƣớng ở khắp nơi
nói lên điều gì? 
- Điều đó thể hiện: + Lòng yêu mến, kính trọng và biết ơn của toàn dân tộc ta đối
với các anh hùng đã hi sinh vì sự bền vững của nền độc lập dân tộc 
+ Biết ơn các anh hùng, người có công với đất nước là một nét đẹp lâu đời của văn
hoá Việt Nam vẫn đang được bảo tồn, phát huy trong cuộc sống ngày nay.
2 
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Hán năm (42-43) diễn ra nhƣ thế nào? 
- Thời gian kháng chiến: 4/42 – 11/43
- Mã Viện chỉ huy hai đạo quân gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 ngàn xe thuyền các loại
và nhiều loại dân phu. 
* Những trận đánh chính: 
- Quân ta tấn công Hợp Phố, quân ta dũng cảm chiến đấu và rút khỏi Hợp Phố. 
- Tại Lãng Bạc chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân ta lùi về giữMê Linh, Cổ Loa, Cấm
Khê. 
Tháng 3/42 Hai Bà Trung hi sinh trên đất Cấm Khê. 
- Màu thu năm 44 Mã Viện thu quân về nước 
* Ý nghĩa: 
Thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc 
......................................................................................................... 
Bài 19: Từ sau Trung Vƣơng dến trƣớc Lý Nam Đế (I- VI) 
1. Chế độ cai trị của các triều dại phong kiến phƣơng Bắc đối với nƣớc ta từ 
thế kỉ I – VI. (Đề năm 2019 - 2020) 
* Những chính sách cai trị nước ta 
- Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên
châu Giao. 
- Đến đầu thế kỉ III, nhà Ngô (thời Tam quốc) tách châu Giao thành Quảng Châu
(thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ). 
- Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người
Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện. 
- Nhân dân Giao Châu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt). 
- Nhân dân phải lao dịch và cống nộp (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả
thợ khéo). 
- Tăng cường việc đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán,
tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. 
 * Nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta vì: 
Tiếp tục thực hiện chính sách “đồng hóa” về mọi mặt đối với nhân dân ta. 
2. Tình hình kinh tế nƣớc ta từ thế kỉ I- IV có gì thay đổi: 
- Nhà Hán độc quyền về sắt nhưng nghề sắt ở Châu Giao vẫn phát triển 
- Nông nghiệp phát triển 
+ Sử dụng phổ biến sức kéo trâu bò 
+ Đắp đê phòng lụt trồng lúa 2 vụ/ năm 
+ Nghể gốm dệt vải phát triển 
+ Các sản phẩm nông nghiệp thủ công nghiệp đem bán tại các chợ làng chính quyền đô
hộ giữ độc quyền về ngoại thương. 
3 
Bài 20: Từ sau Trung Vƣơng dến trƣớc Lý Nam Đế (TT) 
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nƣớc ta ở các thế kỉ I- VI: 
 Thời Văn Lang – Âu Lạc Thời kì bị đô hộ 
Vua Quan lại đô hộ 
Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán 
Nông dân công xã 
 Nông dân công xã 
 Nông dân lệ thuộc 
Nô tì Nô tì 
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy
học, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng
được du nhập vào nước ta. 
Tổ tiên ta kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục, nếp sống, đồng thời
còn tiếp nhận tinh hoa văn hóa của Trung Quốc và các nước khác. 
Bài tập Quan sát sơ đồ phân hóa xã hội sau: (Đề 2015 - 2016) 
Thời Văn Lang - Âu Lạc Thời kì bị đô hộ 
Vua Quan lại đô hộ 
Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán 
Nông dân công xã 
Nông dân công xã 
Nông dân lệ thuộc 
Nô tì Nô tì 
 a. Qua sơ đồ phân hóa xã hội, em thấy xã hội nƣớc ta từ thế kỉ I - VI có 
những tầng lớp nào? 
 b. Theo các em, so với thời Văn Lang - Âu Lạc, xã hội thời kì này có gì khác 
trƣớc? 
HD 
a. Các tầng lớp xã hội 
- Trong các thế kỉ I - VI, nước ta có 5 tầng lớp xã hội khác nhau 
+ Tầng lớp quan lại, địa chủ người Hán 
+ Tầng lớp hào trưởng người Việt 
+ Tầng lớp nông dân công xã 
+ Tầng lớp nông dân phụ thuộc 
+ Tầng lớp nô tì 
b. So sánh với thời Văn Lang - Âu Lạc 
- Đứng đầu tầng lớp thống trị là quan lại, địa chủ người Hán 
Nông dân bị chia làm hai loại: nông dân tự do và nông dân phụ thuộc 
4 
Câu 1. Em hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển kinh tế thủ công
nghiệp và thƣơng nghiệp nƣớc ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. (2018 - 2019) 
HD 
* Trong thủ công nghiệp: 
- Nghề rèn sắt phát triển tìm được nhiều hiện vật bằng sắt như rìu, mai, cuốc, nồi. 
- Nghề gốm như: nồi, vò, bình, bát đĩa, ấm chén, gốm tráng men. 
- Nghề dệt vải, lụa có nhiều loại như bông, gai, tơ, có cả tơ tre và tơ chuối. 
* Thương nghiệp 
- Trao đổi buôn bán phát triển, nhiều chợ làng ra đời. (0,5 điểm) 
- Xuất hiện các trung tâm lớn như Luy Lâu, Long Biên, trao đổi hàng hóa với các
lái buôn nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, Gia Va. (1 điểm) 
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) 
a) Nguyên nhân 
- Không cam chịu kiếp sống nô lệ 
b) Diễn biến: 
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa) 
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh Cửu Chân, và sau đó đánh khắp Giao Châu 
- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đánh 
c) Kết quả: 
- Cuộc khởi nghĩa bị đán áp. 
- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng 
d) Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm 
...................................................... 
Bài 21: Khởi nghĩa Lí Bí. Nƣớc Vạn Xuân (542 – 602) 
1. Nhà Lƣơng siết chặt ách đô hộ nhƣ thế nào? 
(Đề năm 2015 - 2016) Vào đầu thế kỉ VI, Nhà Lương đã làm gì để siết chặt ách đô hộ 
đối với nước ta? 
Những việc làm của nhà Lương 
- Chia lại nước ta thành các quận, huyện và đặt tên mới thành 6 Châu 
+ Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ) 
+ Ái Châu (Thanh Hóa) 
+ Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ -Tĩnh) 
+ Hoàng Châu (Quảng Ninh) 
- Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao giữ
chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị. 
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế, trong đó có nhiều thứ thuế rất vô lí 
5 
2. Khởi nghĩa Lí Bí. Nƣớc Vạn Xuân thành lập. 
- Lí Bí (gọi là Lí Bôn), quê ở Thái Bình giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu, vì câm
ghét bọn đô hộ 
ông đã từ quan về quê và liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy. 
- Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa:
Triệu Túc, Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tinh Thiều. 
- Chưa đầy ba tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư hoảng sợ bỏ
chạy về Trung Quốc. 
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) đặt tên nước là Vạn Xuân
đóng đô ở sông Tô Lịch Hà Nội, lập triều đình với hai ban: ban văn, ban võ 
* Ý nghĩa: 
Thể hiện ý bất khuất, tinh thần yêu nước của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. 
3. Chống quân Lƣơng xâm lƣợc: 
- Tháng 5/542 nhà Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân theo hai
đường thủy bộ tiến vào nước ta. 
-Quân của địch mạnh, Lý Nam Đế chống cự không nổi lui về giữ thành ở của sông Tô
Lịch thành vỡ. Lí Bí rút về giữ thành Gia Ninh, rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó rút về
động Khuất Lão. 
- Năm 548 Lý Nam Đế mất. 
4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lƣơng nhƣ thế nào? 
- Triệu Quang Phục được Lí Bí tin cậy và trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống
quân Lương ở hồ Điển Triệt 
- Triệu Quang Phục lui về Dạ Trạch tổ chức du kích. 
-Cuộc kháng chiến dằn co, kéo dài dến 550 nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên về nước
Triệu Quang Phục phản công kháng chiến thắng lợi. 
........................................... 
Bài tập. Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân Lƣơng xâm lƣợc do Triệu Quang Phục lãnh đạo (Đề năm 2017 - 2018). 
- Triệu Quang Phục là viên tướng trẻ, có nhiều tài năng. 
- Cuộc kháng chiến được nhân dân hết sức ủng hộ, tinh thần chiến đấu kiên cường, bền
bỉ của quân ta. 
- Biết tận dụng ưu thế của đầm Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng lực
lượng, chờ thời cơ. 
- Biết chớp thời cơ thuận lợi: năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ
về nước, quân Lương hoang mang, Triệu Quang Phục đã chớp thời cơ cho quân tiêu
diệt địch, kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững. 
6 
5. Nƣớc Vạn Xuân độc lập đã kết thức nhƣ thế nào? 
 Đề 2015-2016: Nước Vạn Xuân độc lập đã sụp đổ trong hoàn cảnh nào? 
HD: 
Hoàn cảnh 
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và
tổ chức lại chính quyền 
- Hai mươi năm sau Lý Phật Tử cướp ngôi vua (sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế) 
- Năm 602, nhà Tùy muốn sang xâm lược nước ta, đã cho người sang đòi Lý Phật Tử 
phải sang chầu 
- Vì không chịu khuất phục nên Lý Phật Tử thoái thác không sang 
- Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), 
Ô Diên (Hà Nội). 
- Bản thân Lý Phật Tử cầm quân giữ thành ở Cổ Loa (Hà Nội) 
- Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử chống không nổi đã bị 
bắt giải về Trung Quốc. Nước Vạn Xuân sụp đổ. 
.................................................. 
Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- IX 
1. Dƣới ách đô hộ của nhà Đƣờng, nƣớc ta có gì thay đổi? 
Đề năm 2016 - 2017: Nhà Đường đã thay đổi chính sách cai trị đối với nước ta
như thế nào? 
HD 
Nước ta đã có nhiều thay đổi trong thời gian nhà Đường đô hộ: 
- Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. 
- Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị. Dưới huyện là hương, xã vẫn do
người Việt tự cai quản. Ở miền núi, các châu do tù trưởng địa phương cai quản. 
- Trụ sở của đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội). 
- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy và tăng cường
thêm số quân đồn trú... 
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như mới: thuế muối,
thuế sắt, thuế đay... 
- Nhân dân hàng năm phải cống nạp sản vật quý hiếm: ngọc trai, ngà voi, sừng tê...
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VII) 
- Mai Thúc Loan ở làng Mai Phụ, huyện Trạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh 
- Đầu thế kỉ thứ VII khởi nghĩa Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Cuâ hưởng ứng 
- Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Xa Nam (Nghệ An) xưng đế (Mai Hắc Đế) 
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm – pa tấn công Tống Bình, Viên
đô hộ Quang Sở Khách chạy về nước 
- Năm 722, nhà Đường đưa 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận 
7 
3. Khởi nghĩa Phùng Hƣng (trong khoảng 776- 791) 
- Phùng Hưng quê ở Đường Lâm, Hà Nội. Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là 
Phùng Hải họp quân ở Đường Lâm khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng sao đó nghĩa
quân tấn công và chiếm Tống Bình sắp đặt việt cai trị. 
- Năm 783, Phùng Hưng mất Phùng an nối nghiệp 
- Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng 
* Ý nghĩa: 
Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân 
......................................................... 
Bài 24: Nƣớc Chăm – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X 
1. Nƣớc Chăm-pa độc lập ra đời 
(Trình bày sự ra đời của nhà nước Cham-pa.Đề 2014 - 2015) 
- Sau khi chiếm Giao Chỉ, Cửu Chân quân Hán đánh xuống phía Nam chiếm đất người
Chăm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam đặt ra huyện Tượng Lâm. 
- Cuối thế kỉ II, nhân dân tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên giành độc lập, ông
xưng vua đặt tên nước là Lâm Ấp 
- Vua Lâm Ấp tấn công nước láng giềng mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam sau
đó đổi tên thành Chăm – pa. 
2. Tình hình kinh tế, văn hóa Chăm – pa từ thế kỉ II – X: 
a) Về kinh tế 
- Dùng công cụ bằng sắt, biết làm lúa nước mỗi năm 2 vụ 
- Trồng cây ăn quả, khai thác rừng, làm đồ gốm, trồng cây công nghiệp 
- Trao đổi, buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc 
b) Về văn hóa: 
- Chữ viết riêng (chữ phạn) từ thế kỉ IV 
- Tôn giáo: nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật 
- Tín ngưỡng: hỏa táng, bỏ tro vào bình rồi ném xuống sông, biển. Ở nhà sàn, ăn trầu
cau 
- Kiến trúc: độc đáo: Tháp Chăm; thánh địa Mĩ Sơn 
 Người Chăm và người Việt có mối quan hệ chặt chẽ lâu đời. 
Câu 2. Cho biết những thành tựu văn hóa tiêu biểu của nƣớc Cham-pa từ thế
kỷ II đến thế kỳ X (Đề 2019 - 2020) 
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X 
- Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của
người Ấn Độ. 
- Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. 
- Người Chăm có tục hỏa táng người chết bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi thả
xuống sông hay xuống biển. 
- Người Chăm ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau. 
- Sáng tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc đặc sắc tiêu biểu là các tháp Chăm,
đền, tượng, các bức chạm nổi... 
8 
Bải 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dƣơng 
1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? 
(Đề 2016 – 2017) 
+ Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra (đỉnh cao
là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào) làm cho nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó,
Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. 
+ Giữa năm 905, Tiết Độ Sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ
được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết Độ Sứ, xây
dựng một chính quyền tự chủ. 
+ Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ là Tiết Độ Sứ An Nam đô
hộ. 
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Khúc Hạo lên thay xây dựng quyền tự chủ. 
Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trong coi mọi việc đến tận xã, xem xét và
định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc lập lại sổ hộ khẩu 
 Người Việt tự cai quản và quyết định tương lai, chấm dứt ách đô hộ của phong
kiến phương Bắc 
 2. Dƣơng Đình Nghệ chống quân xâm lƣợc Nam Hán (930- 931) 
(Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ
đã diễn ra như thế nào? Đề năm 2018 - 2019) 
 - Năm 917 Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. 
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta, Khúc Thừa Mĩ chống cự
không nổi, bị bắt đưa về Trung Quốc. Quân Nam Hán chiếm được thành Tống Bình. 
- Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem
quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công và chiếm được thành Tống Bình, chủ động
đón đánh và tiêu diệt quân tiếp viện. 
- Kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây
dựng nền tự chủ. 
............................................................... 
Câu 2 Nêu những việc làm của Khúc Hạo sau khi lên thay Khúc Thừa Dụ.
Theo em những việc làm của Khúc Hạo nhằmmục đích gì? 
* Những việc làm của Khúc Hạo: 
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. 
- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc. 
- Lập lại sổ hộ khẩu. 
* Mục đích: Xóa bỏ chế độ thống trị của chính quyền nhà Đường, xây dựng, củng
cố nền tự chủ của dân tộc. 
9 
II. PHẦN CÂU HỎI: 
 Câu 2. (Đề năm 2010 - 2011) . Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nƣớc ta từ năm
179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc? Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô
hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ đƣợc những phong tục, tập quán gì? 
- Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc là vì: 
+ Đây là thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Trong hơn
mười thế kỉ, dù cũng có lúc nhân dân giành được quyền tự chủ như thời Trưng
Vương ở thế kỉ I, nhà nước Vạn Xuân ở thế kỉ VI nhưng cũng chỉ trong một thời
gian ngắn, nên giai đoạn lịch sử này thường được gọi là thời Bắc thuộc. (1,5 điểm) 
- Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn: 
+ Nói tiếng Việt, sống theo phong tục người Việt, tục nhuộm răng, ăn trầu, gói bánh
chưng, bánh giày, thờ cúng các vị anh hùng có công với nước. (1,5 điểm) 
Câu 1. (Đề năm 2017 - 2018). Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân
dân ta trong thời Bắc thuộc. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó. 
* Các cuộc khởi nghĩa: 
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). 
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). 
- Khởi nghĩa Lý Bí - Triệu Quang Phục (năm 542 - 550). 
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722). 
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 791). 
- Họ Khúc và họ Dương giành quyền tự chủ (năm 905 - 931). 
- Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). 
* Ý nghĩa: Khẳng định lòng yêu nước, ý chí quyết tâm lật đổ ách thống trị của
nước ngoài giành độc lập, bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc. 
Câu 2. Chính sách bốc lột của nhà Đƣờng có gì khác so với triều đại trƣớc? 
- Nhà Đường chia lại khu vực hành chính nắm quyền cai trị đến cấp huyện 
- Tiến hành bốc lột nhân dân ta bằng các hình thức: tô thuế, cống nộp rất nặng nề 
- Nộp các sản vật quý hiếm: quả vải, đi phu gánh quả vải đến tận kinh đô Trường An
đường xa muôn dặm, vất vả, đói khát, bệnh tật 
- Chính sách bốt lột của chính quyền đô hộ đã gây nên sự câm phẵn, oán giận dẫn đến
khởi nghĩa nhân dân (Mai Thúc Loan, Phùng Hưng) 
Câu 3. Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt: 
- Sắt là kim loại có giá trị cao, vừa làm được nhiều loại công cụ tốt vừa làm được vũ khí
sắt bén 
- Hạn chế sự phát triển của kinh tế nước ta và ngăn chặn các cuộc khởi nghĩa của nhân
dân ta. 
Câu 4. Vì sao Hào Kiệt và nhân dân khắp nơi hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa Lí Bí? 
- Nhân dân ta oán giận quân Lương và mong đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước, để
giành lại độc lập cho tổ quốc. 
- Căm phẳng chính sách cai trị bốc lột của quân Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo
và thâm độc. 
10 
Câu 5. So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của ngƣời Việt và thành tựu văn hóa,
kinh tế của nguời Chăm có điểm gì giống và khác nhau? 
* Điểm giống nhau: 
Về kinh tế: 
+ Nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa 2vụ/năm 
+ Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá 
+ Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò 
+ Biết buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước 
Về văn hóa: 
- Theo đạo Phật 
- Có thói quen ăn trầu cau. 
* Điểm khác nhau 
Về kinh tế: 
- Người Chăm làm ruộng bậc thang 
- Người Chăm sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng. 
Về văn hóa: 
- Người Chăm sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng. 
- Người Chăm theo đạo Bà La Môn, Phật 
- Người Chăm có chữ viết riêng – chữ phạn 
- Nhân dân Chăm- pa, sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo,
mang đậm tính cách và tâm hồn của người Chăm, tiêu biểu là tháp Chăm. 
Câu 6. Vì sao ngƣời Việt vẫn giữ đƣợc phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ
tiên? 
Trường

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6.pdf