Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
I. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương là: A. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Câu 2: Trung và Nam Mĩ trải dài từ 150B đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu: A. Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới. B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới. C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, cực đới. D. Xích đạo, cận nhiệt đới, ôn đới, cực đới. Câu 3: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống núi Cooc-đi-e và An-đét là: A. Tính chất trẻ của núi. B. Thứ tự sắp xếp địa hình. C. Chiều rộng và độ cao của núi. D. Hướng phân bố núi. Câu 4: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp: A. Rộng lớn. B. Ôn đới. C. Hàng hóa. D. Công nghiệp. Câu 5: Trong ba nước Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất? A. Ca-na-đa. B. Hoa Kì. C. Mê-hi-cô. D. Ba nước như nhau. Câu 6: Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập năm nào? A. Năm 1990. B. Năm 1991. C. Năm 1992. D. Năm 1993. Câu 7: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á- Âu, có diện tích khoảng: A. Trên 10 triệu km2. B. 11 triệu km2. C. 11,5 triệu km2. D. 12 triệu km2. Câu 8: Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào? A. Dãy Hi-ma-lay-a. B. Dãy núi U-ran. C. Dãy At-lat. D. Dãy An-đet Câu 9: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường: A. Nhiều phù sa. B. Hay đóng băng. C. Cửa sông rất giàu thủy sản. D. Gây ô nhiễm. Câu 10: Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng: A. Lá kim. B. Lá cứng. C. Hỗn giao D. Lá rộng Câu 11: Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là: A. – 88,3 0c. B. – 850c. C. – 94,50c. D. – 1000c Câu 12: Châu Nam Cực còn được gọi là: A. “Cực nóng” của thế giới. B. “Cực lạnh” của thế giới. C. Lục địa già của thế giới. D. Lục địa trẻ của thế giới. II. TỰ LUẬN. (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm địa hình châu Âu. b. Kể tên các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu. Giải thích tại sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông? Câu 2. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia ở châu Đại Dương, năm 2017 (đơn vị: USD) Quốc gia Ô-xtrây-li-a Niu Di-len Va-nu-a-tu Pa-pua Niu Ghi-nê Thu nhập bình quân đầu người ( USD) 53.800 42.941 2.976 2.640 a. Nhận xét về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ở châu Đại Dương năm 2017. b. Từ bảng số liệu trên, kết hợp kiến thức đã học hãy rút ra kết luận về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia ở châu Đại Dương. ===HẾT=== SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂMHỌC 2020 - 2021 Môn: Địa lí - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂMHỌC 2020 - 2021 Môn: Địa lí - Lớp 7 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm) Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A C C C B A B B D C B II. TỰ LUẬN. (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (4,0 điểm) a. Đặc điểm địa hình châu Âu: Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già, núi trẻ. - Đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục, kéo dài từ Tây sang Đông, lớn nhất là đồng bằng Đông Âu. - Núi già: phân bố ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. - Núi trẻ: phân bố ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu. 0,5 0,5 0,5 0,5 b. * Tên các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu: Môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao. (HS kể đúng mỗi kiểu môi trường cho 0,25đ) * Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông, vì: - Phía tây giáp biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió tây ôn đới (mang theo không khí ẩm thổi từ biển vào đất liền) đem đến mưa nhiều. - Ngoài ra dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ cũng góp phần làm tăng lượng mưa, điều hòa khí hậu vùng phía tây châu Âu. 1,0 0,5 0,5 Câu 2 (3,0 điểm) a. Nhận xét về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ở châu Đại Dương. Các quốc gia ở châu Đại Dương có thu nhập bình quân đầu người không đồng đều: - Sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia trên (d/c) - Chênh lệch rất lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa nước cao nhất (Ô-xtrây-li-a) và nước thấp nhất (Pa-pua Niu Ghi-nê): gấp khoảng 30 lần b. Kết luận: Các quốc gia ở châu Đại Dương có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều: - Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là 2 quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn cả (trong đó cao nhất là Ô-xtrây-li-a) - Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê là 2 quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn( trong đó thấp nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê). 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2020_202.pdf