Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

pdf 2 trang Bình Lê 18/12/2024 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẮC NINH 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
NĂMHỌC: 2020 - 2021 
Môn: Lịch sử - Lớp 7 
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). 
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc bao nhiêu năm nhà Minh đô hộ nước ta? 
 A. 10 năm. B. 20 năm. C. 30 năm. D. 40 năm. 
Câu 2. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc vào năm nào? 
 A. Năm 1509. B. Năm 1527. C. Năm 1533. D. Năm 1592. 
Câu 3. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á dưới triều đại nào? 
 A. Triều Lý. B. Triều Trần. C. Triều Hồ. D. Triều Lê sơ. 
Câu 4. Bộ luật nào có nội dung tiến bộ nhất trong xã hội phong kiến nước ta? 
 A. Hình thư (thời Lý). B. Hình luật (thời Trần). 
 C. Hồng Đức (thời Lê sơ). D. Gia Long (thời Nguyễn). 
Câu 5. Dưới thời Lê sơ, giáo dục và khoa cử phát triển nhất dưới triều vua nào? 
 A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông. 
Câu 6. Hậu quả lớn nhất của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đối với nước ta là gì? 
 A. Đất nước bị chia cắt kéo dài. B. Mùa màng bị tàn phá nặng nề. 
 C. Nhân dân đói khổ, phiêu bạt. D. Hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính. 
Câu 7. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra trong khoảng thời gian nào? 
 A. Từ năm 1545 đến năm 1627. B. Từ năm 1558 đến năm 1627. 
 C. Từ năm 1627 đến năm 1672. D. Từ năm 1627 đến năm 1771. 
Câu 8. Thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ở thế kỉ XVII là 
 A. Vân Đồn. B. Hội An. C. Thanh Hà. D. Gia Định. 
Câu 9. Phong trào Tây Sơn diễn ra trong thời gian nào? 
 A. 1770 - 1788. B. 1771 - 1789. C. 1772 - 1790. D. 1773 - 1791. 
Câu 10. Lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn đã nêu khẩu hiệu gì được nhân dân tích cực hưởng ứng? 
A. “Lật đổ chính quyền Trịnh - Nguyễn”. B. “Xóa bỏ các thứ thuế ở Đàng Trong”. 
C. “Chia ruộng đất cho dân cày”. D. “Lấy của người giàu chia cho người 
nghèo”. 
Câu 11. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm 
 A. 1771. B. 1788. C. 1789. D. 1792. 
Câu 12. Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở 
 A. Thăng Long. B. Tây Đô. C. Phú Xuân. D. Gia Định. 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). 
Câu 1 (3,0 điểm). 
 a. Hoàn thành bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn theo mẫu sau: 
Năm Những thắng lợi tiêu biểu 
1777 
1785 
1786 
1789 
 b. Vì sao phong trào Tây Sơn giành được những thắng lợi to lớn đó? 
Câu 2 (4,0 điểm). 
 Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi kinh tế và xây dựng văn hóa dân tộc? Theo 
em, “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung? 
===== HẾT ===== 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẮC NINH 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂMHỌC: 2020 - 2021 
Môn: Lịch sử - Lớp 7 
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
Đáp
án 
B B D C D A C B B D B C 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). 
Câu Đáp án Điểm 
1 3,0 
 a. Hoàn thành bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu 
Năm Những thắng lợi tiêu biểu 
1777 Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng
Trong. 
1785 Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm 
- Xoài Mút. 
1786 Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng
Ngoài. 
1789 Nghĩa quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh. 
 b. Phong trào Tây Sơn giành được những thắng lợi to lớn vì: 
- Do ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm 
của nhân dân ta 
- Do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
Câu 2. 
4,0 
* Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi kinh tế: 
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và 
nạn lưu vong Chỉ sau vài ba năm, “mùa màng trở lại phong đăng” 
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, 
thông chợ búa” Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. 
* Về văn hóa, giáo dục: 
- Ban Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã. 
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước 
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm 
* Chiếu lập học nói lên hoài bão: mong muốn có một nền giáo dục phát 
triển, đào tạo - tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước 
1,0 
1,0 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
.Hết.. 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2020_20.pdf