Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

pdf 3 trang Bình Lê 18/12/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
1 
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: 
Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất? 
A. Hái lượm. B. Đốt rừng. 
C. Săn bắt động vật hoang dã. D. Trồng cây. 
Câu 2: Sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường? 
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió. B. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.
C. Năng lượng hạt nhân nguyên tử. D. Năng lượng hóa học. 
Câu 3: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ  chuột  rắn hổ mang  diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu
thụ là 
A. cỏ, chuột, rắn hổ mang, diều hâu. B. chuột, rắn hổ mang, diều hâu. 
C. cỏ, đại bàng. D. cỏ. 
Câu 4: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? 
A. Số lượng các loài trong quần xã. 
B. Thành phần loài trong quần xã. 
C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. 
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã. 
Câu 5: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? 
A. Xây dựng công viên cây xanh. B. Sử dụng nguồn năng lượng gió. 
C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt. D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Câu 6: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật? 
A. Tập hợp các cây sống trong một khu rừng. 
B. Cá rô phi sống trong một cái ao. 
C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau. 
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. 
Câu 7: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là 
A. tài nguyên tái sinh. B. tài nguyên không tái sinh. 
C. tài nguyên sinh vật. D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. 
Câu 8: Ô nhiễmmôi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường? 
 A. Vật lí, hóa học, sinh học. B. Vật lí, sinh học, toán học. 
C. Vật lí, hóa học, toán học. D. Vật lí, địa lí. 
Câu 9: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất? 
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Gió. D. Khí đốt. 
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng? 
A. Đốt rừng gây mất cân bằng sinh thái. 
B. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. 
C. Trồng rừng tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật. 
D. Rừng là tài nguyên tái sinh nên có thể khai thác bừa bãi. 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH 
(Đề có 02 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂMHỌC 2020 - 2021 
Môn: Sinh học - Lớp 9 
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
2Câu 11: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?
A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt. 
B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.
C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước. 
D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước. 
Câu 12: Cho các phát biểu sau: 
1. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra nhiều bệnh cho con
người và sinh vật. 
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do núi lửa phun nham thạch. 
3. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất
phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân. 
4. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên gây ô nhiễm và
làm suy thoái môi trường. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,5 điểm) 
a. Cho biết quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong một hệ sinh thái như sau: cỏ
là nguồn thức ăn của bọ rùa, châu chấu và gà; ếch sử dụng bọ rùa và châu chấu làm thức ăn; 
châu chấu là thức ăn của gà và rắn; ếch là thức ăn của rắn và cáo sử dụng gà làm thức ăn. 
Hãy vẽ một lưới thức ăn từ mối quan hệ dinh dưỡng của các loài. 
b. Hãy sắp xếp các sinh vật trong hệ sinh thái trên theo từng thành phần chủ yếu của hệ
sinh thái. 
Câu 2. (2,5 điểm) 
 Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 
Câu 3. (2,0 điểm) 
 Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên
nhiên? 
===== Hết ===== 
3 
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
B A B D C A B A C D B C 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
Câu Nội dung Điểm 
1 
(2,5đ) 
a/ Lưới thức ăn từ mối quan hệ dinh dưỡng của các loài: 
 Bọ rùa 
 Ếch 
 Cỏ Châu chấu 
 Rắn 
 Gà Cáo 
b/ 
- Sinh vật sản xuất: cỏ 
- Sinh vật tiêu thụ: Bọ rùa, châu chấu, gà, ếch, rắn, cáo. 
1,5 đ
0,5đ 
0,5đ 
2 
(2,5đ) 
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: 
- Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, xử lí nước thải... 
- Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm 
- Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió,
năng lượng mặt trời... 
- Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí
hậu... 
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và
ý thức của mọi người về phòng chông ô nhiễm... 
Mỗi ý
đúng
0,5đ 
3 
(2đ) 
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại
trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống 
- Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài 
nguyên không phải là vô tận. Chúng ta cần phải sử dụng hợp lí để vừa đáp
ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu 
dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau. 
1đ 
1đ 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
NĂMHỌC 2020 - 2021 
Môn: Sinh học - Lớp 9 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2.pdf