Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 5 Tuần 1 I – Bài tập về đọc hiểu Quần đảo Trường Sa Cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước Biển Đông xanh mênh mông. Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi. Người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. Một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gồm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay. (sHà Đình Cẩn – trích Quần đảo san hô ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Quần đảo Trường Sa nằm ở đâu ? a-Cách bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông nam b- Cách bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng ba trăm cây số về phía đông nam c- Cách bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng năm trăm cây số về phía đông bắc 2. Quần đảo được miêu tả qua hình ảnh đẹp như thế nào? a- Gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung b- Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước Biển Đông xanh mênh mông c- Những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của cây cối trên đảo ? a- Giống dừa đá trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút, tán lá như những cái nón khổng lồ che bóng mát cho những hòn đảo nhỏ b- Những cây bàng cao vút, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam c- Nhiều cây dừa đá lực lưỡng, cao vút ; nhiều gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng ; được trồng từ rất xa xưa 4. Chi tiết “mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng” giúp anh chiến sĩ biết điều gì ? a- Những nét hoa văn của mảnh đồ gốm trên đảo rất đẹp b- Người Việt Nam đã sống và gắn bó với đảo từ lâu đời c- Đảo có rất nhiều đồ gốm với những nét hoa văn tinh xảo II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống: a) c hoặc k -ánh đồng/. -.ể chuyện/ -.ì diệu/.. -..âu cá/.. b) g hoặc gh -ọn gàng/.. -..é thăm/ -i nhớ/. -..ửi quà / c) ng hoặc ngh -e ngóng/.. -i ngờ/.. - .ẫm nghĩ/. -ần ngại/. 2. Xếp những từ sau thành 4 nhóm đồng nghĩa (a, b, c, d ) : Nam, nữ, xinh xắn, to lớn, gái, trai, đẹp đẽ, vĩ đại a). b) .. c). d) .. 3. Gạch dưới từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau : a) Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ (nhô, mọc, ngoi) lên sau lũy tre làng b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối ) c) Mưa tạnh hẳn, một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu ( chiếu, soi, rọi ) xuống rừng cây d) Mẹ và tôi say sưa (nhìn, xem, ngắm) cảnh bình minh trên mặt biển 4. Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trên nương rẫy, cánh đồng, đường phố, công viên ) Gợi ý : a) Mở bài (giới thiệu bao quá). VD: Đó là cảnh gì, ở đâu, vào buổi nào? Ấn tượng chung của em về cảnh lúc đó ra sao ? b) Thân bài (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian ) VD: - Cảnh được tả bao gồm những phần nào ? Phần nổi bật nhất làm em chú ý có màu sắc, đặc điểm cụ thể ra sao ? - Mỗi phần còn lại của cảnh có những sự vật gì nổi bật ( về màu sắc, âm thanh, đặc điểm) ? (Kết hợp tả và nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về từng phần của cảnh ) c) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh được tả (vào thời điểm đã xác định) Tuần 2 I – Bài tập về đọc hiểu Đất nước mến yêu ơi Người đã cho con lũy tre để có cây đàn bầu dân tộc Với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc; Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru, Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu À ơià ơiLời ru không bao giờ là huyền thoại Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiếng hát ru. Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung! Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ. (Theo Hồ Tĩnh Tâm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào? a- Tiếng trống đồng b- Tiếng khóc c- Tiếng hát ru 2. Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ? a- Tấm Cám, Thạch Sanh b- Thạch Sanh, Lí Thông c- Tấm Cám, Lí Thông 3. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ? a- Trường Sơn, Lạc Hồng b- Trường Sơn, Biển Đông c- Lạc Hồng, Biển Đông 4. Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì? a- Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc b- Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ c- Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực 5. Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả với đất nước mến yêu? a- Tình yêu thiết tha với cảnh đẹp và dáng hình của quê hương đất nước b- Lòng biết ơn và tự hào về đất nước thân yêu với truyền thống tốt đẹp c- Niềm tự hào về nền văn hóa và truyền thống đánh giặc của cha ông ta II – Bài tập về Chính tả,Luyện từ và câu, tập làn văn 1. a) Chép vần của những tiếng được in đậm vào mô hình cấu tạo vần dưới đây Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng Có Trường Sơn sau lưng,có Biển Đông trước mặt Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Đất nước anh Trường b) Gạch dưới các tiếng (1) Có âm chính là u: vũ, thúy, qua, tàu, cuốn, queo (2) Có âm chính là o: hòa, hào, thọ, ngoằn, ngoèo 2. Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ ngữ thích hợp ở cột A A B (1) Quốc ca a) Cờ tượng trưng cho một đất nước (2) Quốc kì b) Lễ chính thức lớn nhất của một nước ( thường kỉ niệm ngày có sự kiện được coi là trọng đại nhất trong lịch sử ) (3) Quốc huy c) Bài hát chính thức của một nước, dùng khi có lễ nghi trọng thể (4) Quốc khánh d) Huy hiệu tượng trưng cho một nước Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống Ở cái đầm rộng đầu làng có một (tụi, đám, bọn ) người đang kéo lưới. Cái lưới uốn thành một hình vòng cung, ..( bồng bềnh, dập dềnh, gập ghềnh ) trên mặt nước. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới.. ( kề, áp, chạm ) vào bờ, một bên bốn người đàn ông vừa .. ( thủng thẳng, thong thả, từ tốn ) kéo lưới, vừa tiến vừa lùi. ( sát, gần, kề ) nhau. Khoảng mặt nước bị. ( quây vòng, bao vây, bủa vây ) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá . ( trắng muốt, trắng xóa, trắng nõn ) nhảy . ( tót, vọt, chồm ) lên cao tới hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh.( bùng, tõm, tùm ) 4. Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 (Tuần 1) viết một đoạn văn tả cảnh theo nội dung đã chọn (cảnh buổi sáng hoặc trưa, chiều trong vườn cây hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) Gợi ý - Đoạn văn cần có câu mở đầu giới thiệu nội dung miêu tả của toàn đoạn (nói về một bộ phận của cảnh trong một khoảng thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc trưa / chiều), VD: cảnh nương rẫy vào buổi trưa, hoặc cảnh khu vườn vào lúc bình minh đang lên, - Tiếp theo câu mở đầu là những câu văn tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định, thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi) ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. Tuần 3 I – Bài tập về đọc hiểu Tiếng gà trưa Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ : “Cục, cục táccục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái tơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng. Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới, Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì? a- Tiếng gà nhảy ổ kêu “Cục, cục táccục ta” b- Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm c- Tiếng bước chân hành quân rầm rập 2. Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì? a- Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan tỏa rất xa giữa trưa hè b- Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh chiến sĩ c- Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng ban trưa 3. Tác giả nhớ đến hình ảnh người bà giàu lòng nhân ái như thế nào? a- Lo lắng mỗi khi mùa đông về, sương muối lạnh giá, đàn gà bị chết b- Lo chăm đàn gà để cuối năm bán đi mua cho cháu bộ quần áo mới c- Lo chăm đàn gà để đẻ nhiều trứng, bán đi mua quần áo mới cho cháu 4. Anh chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích gì? a- Bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, giữ gìn hạnh phúc của mọi người b- Bảo vệ làng xóm thân yêu, vì cuộc sống của người bà ở quê c- Bảo vệ làng xóm, để tiếng gà cục tác ngân vang giữa trưa hè 5. Em hiểu hai dòng thơ cuối (“Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ”) ý nói anh bộ đội chiến đấu vì điều gì? a- Vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của gia đình và người thân b- Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ c- Vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương đất nước II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Trẻ em búp cành Biết ngoan b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ ngữ sau, điền dấu thanh và chép lại cho đúng yêu quy, tận tuy, luồn cui, thuy triều, họa hoăn .................................................................................................................. 2. Xếp các từ ngữ sau vào từng ô trống trong bảng cho phù hợp Chăm chỉ, nhà máy, tiết kiệm, chữa bệnh, nông trường, kiên trì, may mặc, sáng tạo, phòng thí nghiệm, xây dựng, bệnh viện, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu đường, có kỉ luật, văn phòng Chỉ các nghề nghiệp trong xã hội Chỉ nơi làm việc Chỉ những phẩm chất tốt đẹp của người lao động ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... ....................................... 3. a) Điền các từ vắng lặng, im lặng, lặng lẽ vào chỗ trống cho thích hợp : (1) Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi..................... Mái chèo khua bóng nước rung rinh. (Theo Hoàng Trung Thông) Mênh mang trang giấy trắng phau Dạy em kiến thức xa sâu bộn bề Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ rọi về chia vui Tủ sách......................... thế thôi Kể bao chuyện lạ trên đời cho em. (Theo Phan Thị Thanh Nhàn) Trên thung sâu................. Những đài hoa thanh xuân Uống dạt dào mạch đất Kết đọng một màu xuân. (Theo Trần Lê Văn) b) Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.... (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã........ (thương xót,đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét,mà Người đã ra đi,.... (học hỏi, học hành, học tập ) kinh nghiệm cách mạng để “ về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự.............. (say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó suốt đời................. (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch. 4. Lập dàn ý cho bài văn tả một cơn mưa. Gợi ý a) Mở bài: Giới thiệu : Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối ? Vào mùa nào ( xuân, hạ, thu, đông / mừa mưa, mùa khô )? Diễn ra ở đau ?.... b) Thân bài - Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em ( bầu trời, nắng, gió, chim, chóc...) có những dấu hiệu gì khác thường ? - Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao? Không khí lúc đó thế nào ?... - Trong lúc mưa, cảnh vật ( cây cối, đường sá, nhà cửa ...) âm thanh ( tiếng mưa rơi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật ? - Cơn mưa kết thúc thế nào ? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa ? c) Kết bài Cảm nghĩ : Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào ( hoặc gợi cho em những điều gì về cuộc sống xung quanh ) ? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Dựa vào dàn ý ( phần thân bài ) đã lập ở trên, hãy viết một đoạn văn tả cơn mưa Gợi ý - Có thể chọn viết đoạn văn tả cảnh trước cơn mưa ( sắp mưa ) hoặc lúc bắt đầu mưa / trong lúc mưa / khi mưa kết thúc ( sau cơn mưa ) - Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cụ thể cảnh vật ; chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động ( thể hiện sự quan sát tinh tế , bằng nhiều giác quan ) ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................ Tuần 4 I – Bài tập về đọc hiểu Bâng khuâng vào thu Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh non rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm. Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hòa in dấu bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu vào dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước mắt tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vẫy vùng hả hê trong dòng mương cùng đám bạn Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng tám hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn nao tiếng bài giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực rỡ sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu! (Theo Nguyễn Thị Duyên) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Nội dung chính của bài văn trên là gì? a- Tả cảnh đồng quê mùa thu b- Kể về kỉ niệm những ngày thu khai trường c- Cảm xúc của tác giả trước cảnh làng quê khi mùa thu đến 2. Dòng nào nêu đúng những cảnh vật được tác giả miêu tả qua từng đoạn văn trong bài? a- Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo b- Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, cái đập thượng nguồn, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo c- Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, giọt nước mắt nhớ thương, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo 3. Tác giả đã quan sát các sự vật bằng những giác quan nào để miêu tả? a- Thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác b- Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác c- Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác 4. Điệp từ chớm thu được nhắc nhiều lần trong bài nhằm nhấn mạnh điều gì ? a- Mùa thu đến sớm hơn lệ thường hằng năm b- Mùa thu có nhiều vẻ đẹp và gợi nhiều cảm xúc c- Mùa thu làm cho cảnh vật trở nên đẹp đẽ hẳn lên II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần: Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một sắc trời riêng đất này Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Việt miền mùa riêng b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ sau và viết lại cho đúng: via than, kiến thiêt, tiên bộ, cốc nước mia ........................................................................................................................... 2. Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau : a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. (Hồ Chí Minh) b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. (Tố Hữu) c) Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít, chắc dồn lâu hóa nhiều. (Nguyễn Duy) 3. a) Viết 3 từ trái nghĩa với từ nhạt . b) Đặt 1 câu có từ nhạt và 1 câu có từ trái nghĩa với nhạt : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 4. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường của em Gợi ý a) Mở bài (Giới thiệu): Trường em nằm ở vị trí nào? Đặc điểm gì nổi bật giúp mọi người dễ nhận ra ngôi trường đó ?... (Hoặc : Lí do em muốn tả cảnh ngôi trường đang học) b) Thân bài - Cảnh bên ngoài của trường: Lối đi vào có gì nổi bật? Cổng trường thế nào? Biển trường ra sao ? Hoạt động trước cửa trường vào thời điểm miêu tả có điểm gì đáng nói ?... - Cảnh bên trong khu trường: + Sân trường rộ
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc