Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân Cụm 9 (Có đáp án)

docx 10 trang Bình Lê 17/07/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân Cụm 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân Cụm 9 (Có đáp án)

Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân Cụm 9 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THỌ XUÂN
 CỤM 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 03 trang)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:24 tháng 12 năm 2023
PHẦN I: ĐỌC - KHÁM PHÁ VĂN BẢN (10,0 điểm)
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp. Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố. Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác - tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
 ( Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh 
Câu 2. Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” con tằm phải trải qua những thử thách gì?
A. Con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén.
B. Con tằm phải cuộn tròn trong kén của mình.
C. Con tằm phải nhờ người lôi ra.
D. Con tằm phải xuyên thủng cái kén.
Câu 3. Theo tác giả, để trở thành “trở thành cây cứng cáp”, hạt giống phải trải qua những thử thách gì?
A. Hạt giống chờ con người moi lớp đất ra.
B. Hạt giống phải ngủ im trong lòng đất
C. Hạt giống phải cựa mình chui ra khỏi vỏ.
D. Hạt giống phảitự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày.
Câu 4. Câu “Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố”sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ B. Điệp ngữ	 C. Ẩn dụ	 D. Câu hỏi tu từ.
Câu 5.Theo văn bản “ Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể
tự chọn cho mình điều gì?
A. Một cái nhìn đúng đắn. C. Một cách sống
B. Một kết thúc tốt đẹp D. Một lối sống
Câu 6. Câu “Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay” là kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán
B. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến
Câu 7. Cụm từ “Một hạt giống” là loại cụm từ nào?
A. Cụm tính từ C. Cụm danh từ
B. Cụm động từ D. Không phải cụm từ
Câu 8. Nhận định “ Thất bại có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể may mắn với người khác - tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã”? gửi đến chúng ta bài học gì?
A. Cách ứng xử của mỗi người trước những điều may mắn.
B. Cách ứng xử của mỗi người trước khó khăn, thử thách.
C. Cách ứng xử của mỗi người trước hào quang của thành công.
D. Cách ứng xử của mỗi người trước những cơ hội lớn của cuộc đời.
Câu 9. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu văn: “Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố”?
Câu 10: Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng: “Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống”.
Câu 11: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
Câu 12. Từ nội dung trích phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công?
PHẦN II: VIẾT (10,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm văn học giúp người đọc hiểu đời, hiểu người và hiểu chỉnh mình”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.
 DẶN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
 (Cửa Lục Thuỷ, 13–11–1991)
(HẾT)
BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 I. Đọc- khám phá văn bản
Nội dung
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
Điểm
I. Đọc- khám phá văn bản

Câu 1
C. Nghị luận
0,25
Câu 2
A. Con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén.
0,25
Câu 3
D. Hạt giống phảitự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày.
0,25
Câu 4
C. Ẩn dụ
0,25
Câu 5
C. Một cách sống
0,25
Câu 6
C. Một cách sống
0,25
Câu 7
C. Cụm danh từ
0,25
Câu 8
B.Cách ứng xử của mỗi người trước khó khăn, thử thách
0,25
Câu 9
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ
+ Hạt giống trên mặt đất: Con người với điều kiện thuận lợi sẵn có
+ Bật gốc khi gặp giông tố: Gục ngã trước khó khăn thử thách.
-Tác dụng:
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm nhấn mạnh con người nếu gặp hoàn cảnh quá thuận lợi, dễ dàng, bằng phẳng thường gục ngã trước khó khăn thử thách; nếu không chịu trải qua những gian khổ, luyện rèn thì khó có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống. Bởi thế cần luôn chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng đương đầu với khó khăn thách thức. 
+ Đồng thời, biện pháp ẩn dụ giúp cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
2,0
Câu 10
-Không ai có thể lựa chọn cho mình một số phận tốt đẹp, ta chỉ có thể lựa chọn cách sống để tạo ra những may mắn cho chính cuộc đời chúng ta. Nơi ta sinh ra không có nghĩa là nơi bạn kết thúc cuộc đời.
- Khi ta sinh ra, ta đã được đặt trong một hoàn cảnh nhất định nhưng quá trình trưởng thành của chúng ta chính là quá trình ta sẽ tạo dựng cho mình một hoàn cảnh mới mà cuộc đời ta muốn. Ta chọn mình sẽ là người như thế nào thì sẽ nỗ lực cho việc trở thành một người như vậy chứ không phải là tuân theo hoàn cảnh, trở thành con người mà môi trường mong muốn.
- Cái mà xã hội đánh giá và nhìn vào là cách bạn sống thế nào, nỗ lực ra sao và vươn lên giữa bùn lầy bằng cách nào. Có lẽ cách sống là thứ quy định con người bạn, làm thay đổi điểm xuất phát vốn không được tốt đẹp.
2,0
Câu 11
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng làm nổi bật được giá trị của thử thách đối với sự thành công của mỗi con người.
- Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách, thất bại, bất hạnh.
- Khó khăn thử thách tôi luyện thêm tinh thần, ý chí, quyết tâm, lòng dũng cảm.
- Khó khăn thử thách giúp con người rút ra những bài học, những kinh nghiệm quí báu cho mình.
- Ý chí, quyết tâm, dũng cảm và những bài học, những kinh nghiệm là những yếu tố quyết định đến sự thành công.
2,0
Câu 12
a.Đảm bảo thể thức là đoạn văn dung lượng 200 chữ. Văn phong trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, có sự sáng tạo
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách ứng xử của con người trước thử thách để thành công.
c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Sau đây là một số gợi ý:
-Giải thích:
+ Thử thách” là những tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ, đòi hỏi con người có nghị lực, ý chí, khả năng mới có thể vượt qua. Những thử thách ấy có khi là từ khách quan mang lại, có khi là từ chính bản thân của mỗi người như nỗi sợ hãi, sự lo lắng, hay là những thói xấu, những suy nghĩ tiêu cực tồn tại ngay trong chính chúng ta.
+ Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn. Thử thách có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển bản thân của mỗi người. Quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân và mang đến các cơ hội mới. Khó khăn, thử thách chính là môi trường rèn luyện ý chí con người.
- Bàn luận
-> Cuộc sống của bất cứ ai cũng đều gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định. Chúng ta không được lựa chọn mình sẽ gặp phải những khó khăn gì nhưng đối mặt và giải quyết những khó khăn, thử thách như thế nào lại phụ thuộc vào ý chí, nghị lực, quan điểm của mỗi người.
-> Để thành công , cần phải đối diện với thử thách:
 +Can đảm, luôn suy nghĩ tích cưc, bình tỉnh đối mặt với khó khăn để tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất
+ Cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng chịu đựng gian khổ
-> Chỉ khi ta vượt qua khó khăn, thử thách ta mới có được những bài học bổ ích và những điều tốt đẹp cho bản thân mình. Nếu buông xuôi, bỏ cuộc giữa chừng ta sẽ không thể có được thành công và những điều tốt đẹp sẽ không bao giờ đến.
+Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người nỗ lực, kiên trì, bản lĩnh đã vượt qua khó khăn, thử thách để minh họa cho bài làm văn của mình.
-Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có thói sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Lại có những người không chịu nỗ lực, phấn đấu vươn lên, Những người này khó có được thành công và những giá trị tốt đẹp.
- Bài học nhận thức, hành động
-Liên hện bản thân
Là một người trẻ tuổi, những khó khăn, thử thách đến với tôi không nhiều, tôi đã vượt qua nó bằng cách giữ cho bản thân mình những nỗ lực, sự kiên trì. Bên cạnh đó, tạo dựng cho bản thân những thói quen tốt và tinh thần lạc quan, vui vẻ để ứng biến với những điều có thể xảy đến. Sống có mục tiêu, ước mơ cũng rất quan trọng, nó sẽ là động lực để ta phấn đấu, vượt qua mọi rào cản và có kế hoạch phát triển bản thân cụ thể hơn.
-Khái quát lại vấn đề nghị luận: cách vượt qua khó khăn thử thách của em.
0,25
0,25
3,5
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích ý kiến
và phân tích bài thơ “ Dặn con” để làm sáng tỏ ý kiến.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu bài thơ cần chứng minh
b. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- Tác phẩm văn học: Là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, phản ánh hiện thực đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
- Hiểu đời: Hiểu cuộc sống xã hội, hiểu mọi lẽ nhân sinh trong cuộc đời.
- Hiểu người: Hiểu những góc khuất trong đời sống con người để lắng nghe, cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người xung quanh bằng tình yêu thương và sự chân thành.
- Hiểu mình: Hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm sự. Văn học con người tự soi chiếu mình, sửa đổi và tự hoàn thiện mình cho phù hợp với hiện thực cuộc sống.
=> Như vậy, ý kiến trên đã đề cập đến nhiệm vụ cao cả, xứ mệnh vinh quang nhất cảu nhà văn đó là hướng con người đến những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng nhận thức, giáo dục của văn học đối với cuộc đời, con người.
2.Chứng minh nhận định qua bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.
* Giới thiệu khái quát: Bài thơ “ Dặn con” của Trần Nhuận Minh in trong tập “Nhà thơ và hoa cỏ” – một tập thơ có nhiều bài thơ hay và ấn tượng viết về cuộc sống đời thường. Bài thơ viết năm 1991.
Luận điểm 1. Bài thơ giúp người đọc hiểu đời, hiểu cuộc sống xã hội còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, éo le, bất hạnh thông qua chân dung người hành khất.
- Bài thơ mở đầu bằng lời tâm sự với con về thân phận những người hành khất, những người chịu muôn nỗi khó khăn về vật chất, tổn thương về tinh thần “ hôi hám úa tàn”, rách rưới, nghèo khổ, mệt mỏi, bất hạnh, không có quê hương. Quy luật của tạo hoá “ Tội trời đày ở nhân gian” họ lâm vào hoàn cảnh này là do số phận, do không may mắn, không phải họ không nổ lực, không ai muốn mình rơi vào hoàn cảnh ấy.
+ Người cha dặn con “ Không được cười giễu họ” -> điệp ngữ “ con không” thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha, đó còn là mệnh lệnh, cha dạy con phải có tình yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người bất hạnh để không gây ra những tổn thương cho họ.
+ Để nhận chút bố thí của thiên hạ, họ phải nhận những lời miệt thị, chế giễu, xua đuổi.
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Tình thế của người hành khất là tình thế yếu đuối, cô độc, mất tự tin, sự cản trở dù nhở cũng gây tổn thương, đau đớn.
+ Người bố hiểu thấu lẽ đời, hiểu thấu đc những bất trắc trong cuộc sỗng xoay vần của “ cơ trời” và giàu tình người.
=>Lời thơ giản dị, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, tác giả hướng ngòi bút về những phận người lam lũ, cơ cực quanh mình để an ủi, sẻ chia với những người bất hạnh trong xã hội; từ đó khơi dậy sự đồng cảm, lòng vị tha, bao dung nơi lòng người đọc.
Luận điểm 2. Bài thơ giúp người đọc hiểu người: Kiếp ăn mày vì hoàn cảnh, vì bị giời đày nhưng họ rất giàu lòng tự trọng.
* Trước hết là hiểu được tâm tư tình cảm của những người ăn mày nghèo khổ họ không muốn hỏi quâ hương.
-Hiểu nỗi đau lớn nhất của họ khi bị hỏi quê hương bản quán là điều cần tránh và sẽ tạo cảm giác chạnh lòng, xót xa.
- Đi xin ăn có thể làm mất lòng tự trọng nhưng không làm ảnh hưởng đến quê hương.
=>Vẻ đẹp nhân văn và sâu sắc trong tâm hồn những con người nghèo khổ được tác giả tinh tế phát hiện ra.
* Hiểu tấm lòng của mọi người trong xã hội đó là sự đồng cảm, thái độ trân trọng với cuộc đời và số phận những người hành khất nâng lên thành giá trị đạo đức, lẽ sống của dân tộc.
- Tác giả không gọi họ là “ ăn mày” mà là “ hành khất” cách dùng từ Hán Việt thể hiện sự trân trọng đối với những người bất hạnh và cái nhìn vị tha, nhân ái, yêu thương.
=> Từ đó nhà thơ mong muốn con biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia và tôn trọng những người khó khăn hơn mình, sống khoan dung, nhân ái.
+ Quan tâm, đồng cảm, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn một cách chân thành với những người xung quanh mình mà không cần sự đáp lại.
+ Hiểu người sẻ được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng rút ngắn khoảng cách giữa con người, giúp con người xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ trong xã hội.
- Đọc bài thơ, người đọc thức tỉnh, tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh từ đó rút ra được bài học: cần biết điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để không chỉ thể hiện được tình thương mà còn thể hiện được sự tế nhị - đó mới là cách sống, cách ứng xử của người có văn hoá.
Luận điểm 3. Bài thơ giúp người đọc hiểu mình: suy nghĩ về lẽ sống, soi lại vào mình xây dựng cách nghĩ, cách nhìn với mọi người xung quanh.
- Trong cuộc sống, chúng ta vẫn gặp những con người bất hạnh. Họ phải chịu những khó khăn, khổ cực trong cuộc đời. Vì vậy, cần yêu thương, cảm thông, chia sẻ để góp phần xoa dịu đi những đau thương họ đang phải gánh chịu giúp họ có động lực vươn lên trong cuộc sống.
- Người cha dặn con cuộc sống không thay đổi, thương người hôm nay cũng là thương mình ngày mai thật hay, bất ngờ, thể hiện những suy nghĩ thấu đoa, từng trải. (HS phân tích khổ thơ cuối). “Ai biết cơ trời vần xoay” – ai rồi cũng có thể trở thành người hành khất. Lời dặn con giản dị nhưng lại chứa những ẩn ý sâu xa, đánh thức lòng trắc ấn, sự yêu thương, sẻ chia, khơi dậy lòng tốt làm bừng sáng, làm thức tinh những điều tốt đẹp trong mỗi người.
- Trong cuộc sống không sao tránh khỏi những sai lầm, vấp ngã, ta phải biết cảm thông, sẻ chia đúng lúc, tránh những thái độ khinh thường, miệt thị, ích kỉ gây tổn thương đừng cười diễu họ, dù họ hôi hám úa tàn bởi họ cũng là con người, do hoàn cảnh tạo ra, không nên giễu cợt họ mà mang tội.
- Tuy nhiên, tình yêu thương phải đúng người, trong xã hội bây giờ hành khuất có nhiều góc khuất cần phải tỉnh táo, biết cho đi đúng cách, không để lòng tốt bị lợi dụng.
=> Cách giáo dục con nhẹ nhàng nhưng thật ý nghĩa. Người cha mong con được hiểu được nguyên nhân tình cảnh mà họ phải chịu đựng, đặt mình vào tỉnh cảnh của họ để cảm thông, đồng cảm với họ.
* Đánh giá ý kiến, mở rộng: 
- Đây là một ý kiến hay sâu sắc, là một định hướng hoàn toàn đúng đắn với người tiếp nhận.
- Bài thơ Dặn con giúp người đọc nhìn nhận cách đối nhân xử thế đúng đắn để góp phần hoàn thiện nhân cách, vun đắp tình người, biết trao đi yêu thương để nhận những điều tốt đẹp.
- Bên cạnh giá trị nhận thức, giá trị giáo dục với người đọc bài thơ còn thành công ở nghệ thuật sử dụng thể thơ 6 chữ phù hợp với lối tâm tình, thủ thỉ, dặn con mà như tự độc thoại với chính mình về một kinh nghiệm sống, một bài học đạo lí làm người trong xã hội.
- Bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim người cầm bút và những nhận thức từ thực tế cuộc sống, Trần Nhuận Minh đã làm nên một bài thơ hay có sức lay động trái tim bạn đọc và có giá trị nhân văn sâu sắc.
c. Kết bài:
- Khẳng định ý kiến, khái khoát vấn đề nghị luận và tỏ suy nghĩ của bản thân.
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
0,25
1,0
2,0
4,0
1,0
1,5
1,5
1,0
1,0
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docxde_thi_hsg_cap_truong_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2023_2024_phong.docx