Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

docx 10 trang Bình Lê 23/07/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÁC ÁI
TRƯỜNG PTDTBT THCS
NGUYỄN HUỆ

MA TRẬN ĐỂ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG.
Năm học: 2023-2024
Môn: Ngữ Văn - Khối 8.
Thời gian: 120 phút
 MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 8.
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1

Đọc hiểu
Thơ (Ngoài SGK)
 4
0
4
0
0
1
0
0
60
2
Viết

-Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh, gạch chân để chỉ rõ từ ngữ ấy. 






 1


 40
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
 0
1*
 0
1*
 0
1*
 0
 1*
100
Tổng
20
20
20
20
0
80
0
40
200
Tỉ lệ %
40%
40%
80%
40%
Tỉ lệ chung
80%
120%

 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT.
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao
1

Đọc hiểu
Thơ (Văn bản ngoài SGK)
Nhận biết:
- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Nhận biết được phương thức biểu đạt, từ tượng hình.
- Nhận biệt được những hình ảnh tiểu biểu được sử dụng trong bài thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Hiểu được nội dung chính của văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ
Vận dụng:
- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc của bản thân.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
4TN
4TN
1TL
2
Viết
-Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh, gạch chân để chỉ rõ từ ngữ ấy. 
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
*Nhận biết:
- Xác định được cấu trúc, cách trình bày đoạn văn nghị luận.
– Xác định được cấu trúc, kiểu bài bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
*Thông hiểu:
- Hiểu và nêu được suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ. Trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Nêu được khái niệm của hiện tượng tự nhiên.
– Lí giải được nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.                   
*Vận dụng:
- Vận dụng tốt các kĩ năng trình bày đoạn văn, bài văn.
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, phương thức biểu đạt, các cách trình bày thông tin.
*Vận dụng cao:
- So sánh với các hiện tượng tự nhiên khác để làm nổi bật hiện tượng đang thuyết minh.
- Có sáng tạo trong cách trình bày thông tin, sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.                                 

1TL*
1TL*
1TL
1TL*
1TL*
Tổng


4TN
4TN
2TL
1 TL
Tỉ lệ %


40%
40%
80%
40%
Tỉ lệ chung


80
120

PHÒNG GD&ĐT BÁC ÁI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG PTDTBT THCS	 Năm học: 2023 – 2024.
 NGUYỄN HUỆ. Môn: Ngữ văn – khối 8
 Thời gian làm bài: 120 phút.
 ( Không kể thời gian phát đề).
 ( Đề chính thức)	 
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm).
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CỬA SÔNG
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi.
Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vũng nước lợ nông sâu.
Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non
 (Quang Huy)
Câu 1.Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì?
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 2. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Sáu chữ
C. Năm chữ
D. Bảy chữ
Câu 3. Chỉ ra từ tượng hình có trong khổ thơ sau
Là cửa nhưng không then khóa
 Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
 Mở ra bao nỗi đợi chờ.
A. Khép lại
B. Mênh mông
C. Sóng nước
D. Mở ra
Câu 4. Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
 Cửa sông tiễn người ra biển
 Mây trắng lành như phong thư.
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Điệp từ
Câu 5. Đâu không phải là chi tiết được đề cập đến trong đặc điểm của cửa sông?
A. Nơi biển cả tìm về với đất liền
B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng
C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.
D. Nơi tác giả sinh ra và lớn lên 
Câu 6. Khổ thơ sau nói lên điều gì về tấm lòng của sông?
 Dù giáp mặt cùng biển rộng
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng nhớ một vùng núi non
A. Sông không giờ quên cội nguồn
B. Sông không bao giờ quên biển
C. Sông không bao giờ xa biển
D. Sông luôn gắn bó với núi non
Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.
C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.
D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.
Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Giải thích trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.
B. Cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị, đẹp đẽ và gắn liền với đời sống của con người.
C. Nói về tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn của sông.
D. Cho thấy mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.
Câu 9. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì? (2.0 điểm).
II. VIẾT . (14.0 điểm).
 Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh, gạch chân để chỉ rõ từ ngữ ấy. ( 4. 0 điểm). 
Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà em ấn tượng nhất. (10.0 điểm). 
------------------------- Hết -------------------------
PHÒNG GD&ĐT BÁC ÁI ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM- HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG PTDTBT THCS	 Kì thi: Học sinh giỏi. 
 NGUYỄN HUỆ Năm học: 2023 -2024 
 Môn: Ngữ văn – khối 8
 Thời gian : 120 phút.
 ( Bản chính).
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
6.0

1
C
0.5
2
B
0.5
3
B
0.5
4
A
0.5
5
D
0.5
6
A
0.5
7
A
0.5
8
C
0.5

9
- HS nêu được cụ thể qua đoạn trích tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì.
Gợi ý: Tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người dành cho quê hương.
2.0
 II

VIẾT
14.0

1
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh, gạch chân để chỉ rõ từ ngữ ấy.
4.0

a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận: Bố cục rõ ràng
0.25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh, gạch chân để chỉ rõ từ ngữ ấy.
0.25

c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lí.
Học sinh viết đoạn văn với chủ đề cho sẵn, bài viết phải sử dụng tốt dữ liệu cho sẵn, làm nổi bật chủ đề đã cho, đảm bảo tính thẩm mỹ, sáng tạo, hấp dẫn . Đặc biệt đoạn văn phải truyền tải cảm xúc thật đến với người đọc. Tư tưởng, thái độ gửi gắm đoạn văn phải đúng đắn, sâu sắc, không vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
* Dưới đây là gợi ý về nội dung:
- Trình bày được ý nghĩa, vai trò của tình yêu quê hương đất nước
+ Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người...
+ Giúp cho mỗi người sống tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng
- Liên hệ bản thân: 
+ Cố gắng học tập để cống hiến xây dựng quê hương...
+ Nâng cao ý thức, vai trò trong việc giữ gìn lịch sử, văn hoá, truyền thống dân tộc
+ Trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.
( HS có những cảm nhận khác nhau, miễn là thuyết phục, nội dung không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật)
3.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ của bản thân, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.

0.25

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25

2
Hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà em ấn tượng nhất. 
10.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: thuyết minh
0.5

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà em ấn tượng nhất.
0.5

c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí.
8.0
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.
1.5
II. Thân bài: 
- Khái niệm về hiện tượng tự nhiên.
- Lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng...
- Thảm họa của hiện tượng tự nhiên (nếu có)...
- Giải pháp ngăn chặn hiện tượng đó xảy ra hoặc một số điều cần làm khi gặp hiện tượng tự nhiên (nếu có)...
5.0
III. Kết bài: Có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích...
1.5

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0.5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, sáng tạo.
0.5

File đính kèm:

  • docxde_thi_hsg_cap_truong_mon_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2023_2024_t.docx