Đơn công nhận Sáng kiến Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại Trường Mầm non Liên Bão 1
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại Trường Mầm non Liên Bão 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận Sáng kiến Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại Trường Mầm non Liên Bão 1
UBND HUYỆN TIÊN DU TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BÃO 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP: HUYỆN TÊN SÁNG KIẾN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong Trường Mầm non Liên Bão 1 Tác giả Sáng kiến: Trần Thị Thúy Hà Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Liên Bão 1 Chuyên ngành: Giáo dục mầm non TIÊN DU, THÁNG 01 NĂM 2024 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở đơn vị: Trường Mầm non Liên Bão 1 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành GD&ĐT huyện Tiên Du 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại Trường Mầm non Liên Bão 1”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Trần Thị Thúy Hà - Cơ quan, đơn vị: Trường Mầm non Liên Bão 1 - Địa chỉ: Xã Liên Bão- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0912103622 - Fax:..................................................Email:................................................... 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): - Họ tên:............................................................... - Cơ quan, đơn vị: - Địa chỉ:.............................................................. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Tên chủ đầu tư:.................................................. - Cơ quan, đơn vị: - Địa chỉ:.............................................................. 6. Các tài liệu kèm theo: Tiên Du, ngày 12 tháng 01 năm 2024 Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên) Trần Thị Thúy Hà CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại Trường Mầm non Liên Bão 1”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm học 2022 - 2023 và năm học 2023-2024. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ cần làm: Trong nhiều năm qua công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã được nhà trường quan tâm, áp dụng một số biện pháp để duy trì chất lượng như: Xây dựng kế hoạch giáo dục; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tăng cường kiểm tra các hoạt động giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên các giải pháp đó chưa thực hiện đồng bộ, chưa đi vào chiều sâu nên hiệu quả chưa cao. Trong xây dựng kế hoạch còn xác định mục tiêu phát triển chất lượng chăm sóc trẻ còn chung chung, có sự nhầm lẫn giữa nội dung giáo dục và tổ chức hoạt động, kế hoạch chưa chú ý đến lấy trẻ làm trung tâm. Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ mới chỉ mang tính chất thông tin các vấn đề mới cho giáo viên sau khi Ban giám hiệu đi tập huấn ở tỉnh, ở huyện về, chưa chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức cho giáo viên theo hướng nghiên cứu bài học. Công tác kiểm tra hoạt động giáo dục mang tính định kì, chưa chú ý đến hạn chế cần khắc phục và biện pháp cải tiến để nâng cao năng lực cho đội ngũ. Các hoạt động giáo dục đã được tổ chức cho trẻ tham gia nhưng mới chỉ dừng lại ở tính phô diễn, chưa thực sự phát huy được khả năng, tính tích cực cho trẻ, trẻ được trải nghiệm hạn chế. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Trước những giải pháp đã thực hiện hằng năm, tôi thấy thực sự chưa có hiệu quả. Do đó tôi đã chú trọng sử dụng đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của giải pháp cũ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 6. Mục đích của các giải pháp sáng kiến Sáng kiến nhằm mục đích đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Tạo ra động lực mới, giúp giáo viên hăng say với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày và giúp trẻ em hứng thú tham gia vào hoạt động mà giáo viên tổ chức. Từ đó, giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, tạo ra những sản phẩm lao động sư phạm có giá trị. Góp phần tích cực vào công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Đồng thời giúp cho trẻ tham gia vào hoạt động chăm sóc và giáo dục của giáo viên một các tự nhiên và có hiệu quả. Sao cho các buổi tổ chức hoạt động của cô giáo thực sự được xem là “Học bằng chơi, chơi mà học” cô giáo thực sự “Cô giáo như mẹ hiền”. 7. Nội dung 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau - Xây dựng kế hoạch chuyên môn, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường. - Xây dựng kế hoạch bán trú, thực đơn dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. - Chỉ đạo tích cực việc thực hiên: "Dạy thật - Học thật - Kết quả thật" - Chỉ đạo chất lượng thông qua các hình thức - Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá. - Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ * Kết quả của sáng kiến: Bảng: Khảo sát chất lượng giáo dục trên trẻ MG năm học 2023-2024 Tổng số trẻ Kết quả Các lĩnh vực Đầu năm Cuối học kỳ I Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ đạt Tỷ lệ % Mẫu giáo: 320 trẻ PTTC 288/320 90% 310/320 97% PTNT 293/320 91,5% 310/320 97% PTNN 302/320 94,4% 314/320 98% PTTM 303/320 94,7% 310/320 97% PTTCXH 305/320 95,3% 314/320 98% Bảng: So sánhchất lượng giáo dục trên trẻ MG năm trước so với năm sau Lĩnh vực Kết quả năm học 2022-2023 Kết quả học kỳ I năm học 2023-2024 Tăng , giảm so với năm học trước (+;-) so năm 2022-2023 PTTC 97% 97% 0 PTNT 96.5% 97% +0,5% PTNN 97,7% 98% +0,3% PTTC-XH 96,9% 97% +0,1% PTTM 97,6% 98% +0,4% Bảng: Kết quả chất lượng chăm sóc trẻ năm học 2023-2024 Tổng số trẻ Đánh giá Đầu năm Cuối học kỳ I Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ đạt Tỷ lệ % Mẫu giáo: 320 trẻ PT BT cân nặng 318/320 99,4% 320/320 100% PT BT chiều cao 317/320 99,1% 320/320 100% SDD nhẹ cân 1/320 0,3% 0/320 0% SDD thấp còi 02/320 0,6% 0/320 0% Thừa cân 4/320 1,3% 3/320 0,9% Bảng: So sánh chất lượng chăm sóc trên trẻ MG năm trước so với năm sau Lĩnh vực Kết quả năm học 2022-2023 Kết quả học kỳ I năm học 2023-2024 Tăng , giảm so với năm học trước (+;-) so năm 2022-2023 PTBT cân nặng 100% 100% 0 PTBT chiều cao 99,7% 100% + 0,3% SDD nhẹ cân 0% 0% 0 SDD thấp còi 0,3 0% - 0,3% Thừa cân 0,9% 0,9% 0 - Kết quả chất lượng giảng dạy của giáo viên: Số giờ dạy giỏi dạy khá tăng cao, không có giờ dạy đạt yêu cầu: Bảng: Khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên Thời gian Tổng số hoạt động khảo sát Xếp loại Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % ĐYC Tỷ lệ % CĐYC Tỷ lệ % NH 2022- 2023 35 28 80% 7 20% 0 0 0 0 HKI- NH 2023-2024 18 16 88.9% 2 11,1% 0 0 0 0 Nhìn bảng kết quả khảo sát trên ta thấy nhờ có các giải pháp chỉ đạo của bộ phận chuyên môn chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực. Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong mọi hoạt động, hứng thú, phát huy được tính tích cực, mở rộng được sự hiểu biết trong các hoạt động chung, giờ hoạt động góc, trẻ biết thể hiện ý kiến, ý định của mình trong từng hành động, lời nói, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, trí tưởng tượng trong từng sản phẩm - Kết quả đạt được đối với giáo viên: Biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, biết lồng ghép đan xen giữa các hoạt động, say mê sưu tầm và sử dụng sáng tạo các vật liệu sẵn có vào từng tiết dạy và các hoạt động, biết lựa chọn phương pháp linh hoạt đáp ứng theo yêu cầu của hoạt động theo từng chủ điểm. - Kết quả đạt được đối với cha mẹ trẻ: Tin tưởng gửi con vào nhà trường, quan tâm đến chương trình học của trẻ và có nhu cầu học tập. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ nhà trường đồ dùng, đồ chơi sẵn có ở địa phương, tạo môi trường học tập thuận lợi cho nhà trường. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Với các giải pháp mà tôi đưa ra đã được thực hiện tại trường Mầm non Liên Bão 1 có hiệu quả. Các giải pháp trên có khả năng áp dụng được rộng rãi trên địa bàn toàn huyện. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng, đòi hỏi nguồn kinh phí cũng khá lớn, điều kiện kinh phí nhà trường không thể đáp ứng được hết để trang bị đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ vào các hoạt động vui chơi, các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn và thực hiện chuyên đề các hội thi và các hoạt động học của trẻ.. Do đó việc tổ chức phối hợp cùng cha mẹ trẻ là một yếu tố hết sức quan trọng cần thiết. Các bậc cha mẹ trẻ luôn tin tưởng và phối kết hợp tốt với giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tích cực hỗ trợ giáo viên trên mọi phương diện, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể, cha mẹ trẻ đã hỗ trợ cho giáo viên các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi để thực hiện việc dạy các hoạt động mẫu, các hoạt động trải nghiệm vui chơi, hoạt động học mà không đòi hỏi giáo viên hay nhà trường phải chi phí về kinh phí. Trẻ luôn vui vẻ, hạnh phúc, mong muốn được đến trường, đến lớp gặp cô giáo và các bạn. Trẻ mạnh dạn tự tin, chủ động hơn, hứng thú say mê tham gia vào các hoạt động. * Cam kết Tôi xin cam đoan những điều trình bày trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến Trần Thị Thúy Hà
File đính kèm:
- don_cong_nhan_sang_kien_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nan.doc