Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 45+46
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 45+46", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 45+46
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 45: METAN CTPT: CH4 PTK: 16 A. Mục tiêu: !. Kiến thức: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với KK - Tính chất hóa học: Tác dụng với clo ( phản ứng thế), với oxi( phản ứng cháy) - Metan được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và SX. 2. Kĩ năng: - Quan sát TN, hiện tượng thực tế, hình ảnh TN, rút ra nhận xét - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn - Phân biệt khí metan với 1 vài khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp. 3. Thái độ: GD ý thức học tập B. Đồ dùng – phương tiện – Mô hình phân tử metan. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’): – Học sinh 1: Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử chất hữu cơ. Viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với công thức C5H10. – Học sinh 2: Chữa bài tập 2 trang 112 SGK. 3. Bài mới: ² Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên – Tính chất vật lý. Giáo viên Học sinh Nội dung bài ghi -GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và cho biết trong tự nhiên CH4 tồn tại ở đâu ? -GV cho HS quan sát lọ đựng khí mêtan(nếu có) , xem tranh vẽ bộ dụng cụ điều chế và thu khí -GV kết luận -HS trả lời như sgk -HS nhận xét trạng thái màu sắc, mùi, tính tan. -Trong tự nhiên mêtan có trong mỏ khí thiên nhiên, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao. -Mêtan là chất khí,không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí rất ít tan trong nước. ² Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử. Giáo viên Học sinh Nội dung bài ghi -GV yêu cầu HS lắp mô hình ptử mêtan, viết CTCT, nhận xét -GV hướng dẫn cho HS xem mô hình ptử CH4(H4.4) -HS lắp ráp, viết CTCT và nhận xét -HS quan sát CTCT của mêtan -Giữa ntử C và ntử H chỉ có 1 liên kết những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn -Ta thấy trong ptử mêtan có 4 liên kết đơn ² Hoạt động 3: Tính chất hóa học của mêtan. Giáo viên Học sinh Nội dung bài ghi -GV biểu diễn TN đốt cháy khí mêtan như trong sgk yêu cầu HS quan sát nêu hiện tượng giải thích (nếu có) -GV bổ sung phản ứng toả nhiệt , hỗn hợp 1V CH4 và 2V O2 là hỗn hợp nổ mạnh -GV biểu diễn TN như trong sgk (nếu có) -GV hướng dẫn cách đọc tên sản phẩm và thông báo cho HS biết phản ứng thế là gì?yêu cầu HS so sánh phản ứng thế của kim loại với axit -HS quan sát và trả lời câu hỏi -HS chú ý lắng nghe -HS nhận xét hiện tượng , giải thích và viết PTHH -HS đọc tên sản phẩm và so sánh các loại phản ứng thế Zn+ 2HClà ZnCl2 + H2(đc) CH4 +Cl2àCH3Cl +HCl(hc) 1/Tác dụng với oxi: Mêtan cháy tạo thành khí cacbonđioxit và hơi nước 2/Tác dụng với clo: -Mêtan đã tác dụng với clo khi có ánh sáng (chú ý PTHH viết theo dạng cấu tạo xem sgk) Viết gọn: -CH3Cl metylclorua -trong phản ứng trên, ntử H của mêtan được thay thế 4 ntử clo, vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế ² Hoạt động 4: Ứng dụng . Giáo viên Học sinh Nội dung bài ghi – Giới thiệu các ứng dụng của mêtan. – Đưa ra bài tập 2: a. Tính thể tích oxi (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,2g khí mêtan. b. Toàn bộ sản phảm cháy ở trên được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng m1 gam và có m2 gam kết tủa. Tính m1 và m2? - HS lắng nghe - HS làm BT – Làm bài tâp: Khối lượng bình tăng lên chính là khối lượng của CO2 và H2O. 4. Củng cố, luyện tập: (4’) Làm bài tập SGK trang 166 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’): - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 166 SGK. - Xem trước bài “Êtylen”. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 46: ETILEN CTPT: C2H4 PTK: 28 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của etilen. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với KK - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dd, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy - Ứng dụng: Làm nhiên liệu, nguyên liệu đc nhựa PE, ancol etylic, axit axetic. 2. Kĩ năng: - Quan sát TN, hình ảnh, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất etilen. - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn - Phân biệt khí etilen với khí metan bằng pphh. - Tính phần trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. 3. Thái độ: GD ý thức học tập B. Đồ dùng – phương tiện - Mô hình phân tử etylen C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’): – Học sinh 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của Mêtan và tính chất hóa học của nó. – Gọi hai học sinh chữa bài tập 1, 3 trang 116 SGK. 3. Bài mới: ² Hoạt động 1: Tính chất vật lý và cấu tạo phân tử của Êtylen. Giáo viên Học sinh Nội dung bài ghi -GV cho HS xem tranh ve bộ dụng cụ điều chế khí etilen từ đó HS rút ra được một số tính chất vật lí của etilen -GV yêu cầu HS so sánh etilen với không khí -GV bổ sung và kết luận GV yêu cầu HS lắp mô hình CTCT phân tử của etilen và nhận xét -GV bổ sung và kết luận về liên kết (C = C ) -GV cho HS quan sát tranh, mô hình và yêu cầu HS viết CTCT -Gv nhận xét, bổ sung. -HS quan sát và trả lời câu hỏi -HS dựa vào vào d = MC2H4/M kk -HS lắp mô hình và quan sát nhận xét(giữa 2 ntử C có 2 liên kết đơn) -HS quan sát tranh, mô hình và viết CTCT -Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d= ) CTCT của etilen viết gọn CH2=CH2 Giữa 2 ntử C có 2 liên kết, những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi. -Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền , liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học ² Hoạt động 2: Tính chất hóa học - Ứng dụng. Giáo viên Học sinh Nội dung bài ghi -GV đặt vấn đề C2H4 tương tự như CH4 em hãy dự đoán C2H4 có cháy không và sản phẩm là gì? -GV yêu cầu HS viết PTHH -GV làm TN biểu diễn yêu cầu HS quan sát dd nước Br2 trước và sau khi làm TN(nếu có) -GV thông báo sản phẩm taọ thành là 1 chất duy nhất và yêu cầu HS viết PTHH -GV hỏi nguyên nhân nào làm cho etilen có pứ cộng -GV yêu cầu HS viết PTPỨ cộng CH3-CH2 = CH2 với brôm -GV yêu cầu HS nhận xét TCHH giống và khác nhau giữa C2H4 và CH4 -GV thông báo C2H4 còn có pứ nào khác và xem giữa ptử C2H4 có kết hợp với nhau không , GV giới thiệu người ta tiến hành TN ...PE -GV giải thích pứ trùng hợp và kết luận -GV thông báo tính chất của PE -GV yêu cầu HS đọc sgk cho biết ứng dụng của etilen trong đời sống (cho HS xem sơ đồ như sgk ) -GV bổ sung và kết luận -HS suy nghĩ trả lời -HS viết PTHH -HS nhận xét (brôm đã pứ với C2H4 ) -HS viết PTHH -HS trả lời(do liên kết =) -HS viết PTPỨ và nhận xét (các chất có liên kết đôi dễ tham gia pứ cộng ) -HS nhận xét(giống là pứ cháy, khác là pứ thế , pứ cộng) -HS chú ý lắng nghe - HS xem sơ đồ và nêu ứng dụng 1. Tính chất hóa học a.Etilen có cháy không? -Khi đốt etilen cháy tạo thành CO2, hơi nước và toả nhiều nhiệt b.Etilen có làm mất màu dd brôm không (chú ý dạng ptpứ dạng triển khai xem sgk) Viết gọn: -Ngoài ra etilen còn có pứ công với 1 số chất khác như H2, Cl2. -Nhìn chung các chất có liên kết đôi (tương tự như etilen) dễ tham gia pứ cộng c.Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không? ...+ CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +... - CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - ... -Các ptử etilen kết hợp với nhau tạo thành ptử có kích thước và khối lượng rất lớn gọi là polietilen (PE) -Pứ trên gọi là pứ trùng hợp 2. Ứng dụng -Etilen dùng để điều chế PE, PVC, C2H5OH, CH3COOH, kích thích quả mau chín, đi cloetan 4. Củng cố, luyện tập: (4’) – Bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất khí đựng trong 3 lọ riêng biệt không dán nhãn: CH4, C2H4, CO2. – Bài tập 2: Dẫn 3,36 lit hổn hợp khí đktc gồm CH4 và C2H4 vào dung dịch Brom dư. Sau phản ứng, thấy có 8 gam Brom đã phản ứng. Tính thể tích mỗi khí có trong hổn hợp trên (giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn). 5. Giao nhiệm vụ về nhà: (1’) – Làm bài tâp 1, 2, 3, 4 trang 119 SGK. – Xem bài “Axêtylen”.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_4546.doc