Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 45+46 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 45+46 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 45+46 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ
Thứ 3, 02/03/2021 | 21:36 Tài liệu học tập môn sử 7- tuần 23 Thầy Tiến TIẾT 45: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ (PHẦN LỊCH SỬ CHƯƠNG IV) 1/ Đường lối của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh có gì khác nhau ? - Nhà Trần trong k/c chống quân xâm lược Mông – Nguyên là: Dựa vào nhân dân, đoàn kết toàn dân đánh giặc; vừa đánh để cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chủ động phát huy chỗ mạnh của quân ta, khai thác chỗ yếu của kẻ thù buộc giặc phải đánh theo cách của ta. Cuộc k/c chống quân Minh của nhà Hồ, không dựa vào dân, không đoàn kết được toàn dân, nhà Hồ k/c đơn độc 2/ Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của cuộc khỡi nghĩa chống quân Minh ? Tài liệu học tập môn sử 7-tuần 23 Thầy Tiến 1 of 5 8/24/2024, 10:02 AM - Nguyên nhân bùng nổ: Chế độ thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh - Đặc điểm: Nổ ra sớm, liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp - Nguyên nhân thất bại: thiếu sự liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn 3/ Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận tạm hoà với Lê Lợi ? - Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là do tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất của nghĩa quân, đồng thời quân Minh thực hiện âm mưu mua chuộc Lê Lợi 4/ Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối 1424-cuối 1426) ? - Ở Nghệ An, được nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân đã giải phóng Nghệ An. Trên đường tiến quân ra Bắc đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt. Bà Lượng Thị Minh Nguyệt, cô gái người làng Đào Đặng... 5/ Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? - Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất của toàn dân, toàn quân. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân 6/ Trình bày và vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê sơ ? (Dựa vào SGK) 7/ Trình bày những nét chính về kinh tế, xã hội thời Lê sơ ? XH có những tầng lớp và giai cấp nào? - Có 2 g/c: Địa chủ phong kiến (vua, quan lại, địa chủ) và nông dân. Nhiều tầng lớp: thợ thủ công, thương nhân, nô tì.. CHƯƠNG V : ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI –XVIII. BÀI 22 -TIẾT 46 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC Tài liệu học tập môn sử 7-tuần 23 Thầy Tiến 2 of 5 8/24/2024, 10:02 AM PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỶ XVI-XVIII) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI. Tìm hiểu bài: đọc sgk và trả lời câu hỏi. Hoạt động 1: Tìm hiểu triều đình nhà Lê. -GV: Lê Thái Tổ: Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định. Lê Thánh Tông: chế độ PK đạt đến thời kỳ cực thịnh. Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi, nhà Lê suy yếu dần ? Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lê bị suy thoái - hs đọc phần in nghiêng sgk * Lê Uy Mục được gọi là vua quỷ: “ An Nam tứ bách vận vưu trường. Thiên ý như hà giáng quỷ vương” * Uy Mục bị giết, Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn chỉ mải ăn chơi trụy lạc; “Tướng hiếu dâm như tướng lợn” gọi là vua lợn. ? Sự thoái hoá của các tầng lớp thống trị khiến triều đình pk phân hoá như thế nào ? Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỷ XVI Hoạt động 2: Tìm hiểu các cuộc k/n nông dân ? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì? ? Tại sao đời sống nhân dân cực khổ hs đọc sgk ? Thái độ của tầng lớp nhân dân đối với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào ? Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI -Xác định địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ * Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo 1516 ở Đông Tài liệu học tập môn sử 7-tuần 23 Thầy Tiến 3 of 5 8/24/2024, 10:02 AM Triều (Quảng Ninh) (Quân ba chỏm) - giới thiệu thêm về tiểu sử và quá trình dựng cờ khởi nghĩa của Trần Cảo ? Tại sao nay là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất ? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI thất bại ? ? Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì ? - Đại việt TK XVI-XVIII, cho chúng ta thấy sự suy yếu cực độ của chế độ PKTQ cuối thời Lê sơ � đời sống nd cơ cực, đói khổ� nổi dậy k/n�ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước� giúp hs thây được và lên án sự thối nát cuối thời Lê sơ� có động lực học tập đúng đắn để phục vụ đất nước sau này. Nội dung chính bài học( phần ghi vở): 1/ Triều đình nhà Lê. - Từ đầu thế kỉ XVI, Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém - Nội bộ triều Lê “ chia bè kéo cánh” , tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê. - Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm. 2.Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI. a/ Nguyên nhân: - Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “ cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “ dùng của như bùn đất ..., coi dân như cỏ rác”. - Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng . Tài liệu học tập môn sử 7-tuần 23 Thầy Tiến 4 of 5 8/24/2024, 10:02 AM b/ Diễn biến: - Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi trong nước. - Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Trần Cảo ở Đông Triều – Quảng Ninh (1516). + Nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để 3 chỏm tóc (quân ba chỏm) + Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được thành, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa . c/ Kết quả - Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. Bài tập: (2’)- Học bài, trả lởi câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài 23. Tìm hiểu tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII Tài liệu học tập môn sử 7-tuần 23 Thầy Tiến 5 of 5 8/24/2024, 10:02 AM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_7_tiet_4546_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_la.pdf