Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tiết 23 đến 26 - Nguyễn Thị Quỳnh Dư
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tiết 23 đến 26 - Nguyễn Thị Quỳnh Dư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tiết 23 đến 26 - Nguyễn Thị Quỳnh Dư
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN SỬ KHỐI 9 TUẦN 21 VÀ 22: Hướng dẫn học tập: Kết hợp SGK và phần câu hỏi của GV để đọc hiểu nội dung, sau đó ghi nội dung cơ bản vào vở ghi theo trình tự số tiết, tên bài Tuần 21- TIẾT 23: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng (1931- 1935). Các khái niệm “Khủng hoảng kinh tế ”, “Xô Viết –Nghệ Tĩnh”. 2 Về kỹ năng: Sử dụng “Lược đồ phong trào Xô Viết- Nghệ tĩnh (1930-1931)” để trình bày lại diễn biến của phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh. 3// Về tư tưởng: giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng Công - Nông và các chiến sĩ cộng sản. *Trọng tâm: mục II B/ KIẾN THỨC CƠ BẢN: II.1/Bài cũ: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930 ? Tại sao nói sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam ? II.2/Bài mới: Mục I/ Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) (HS nắm ý chính sau): - Việt Nam chịu tác động nặng nề khủng hoảng kinh tế thế giới. + Về kinh tế: công nông nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hoá khan hiếm. + Về xhội: đời sống mọi tầng lớp, giai cấp đều ảnh hưởng. + Ngoài ra tác động điều kiện tự nhiên: hạn hán, lũ lụt - Thực dân Pháp ra sức tăng cường sưu thuế, đẩy mạnh khủng bố đàn áp. -> Hậu quả: DTVN > phong trào cách mạng bùng nổ. Mục II/ Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết - Nghệ tĩnh. Câu hỏi: Những nguyên nhân cơ bản nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân nông dân 1930- 1931 ? Gợi ý: - Tác động khủng hoảng kinh tế, sự bóc lột của thực dân Pháp -> Mâu thuẫn Dân tộc ngày càng sâu sắc. - Đảng ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào -> Phong trào cách mạng 1930 - 1931 bùng nổ. Diễn biến (HS tự làm việc với SGK) Lập bảng niên biểu theo mẫu sau: Phong trào Thời gian Lực lượng Hình thức đấu tranh Kết quả, ý nghĩa Phong trào công nhân 1930-1931 2/1930 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng Bãi công. Phong trào nông dân. Phong trào kỷ niệm 1/5/1930. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng 1930- 1931 ? Gợi ý: Nhận xét về phạm vi, hình thức đấu tranh... *Bài tập vận dụng nâng cao: (HSG) Tại sao nói Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới? Gợi ý: - Chính trị: +Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng +Thực hiện quyền tự do dân chủ - Kinh tế: + Xoá bỏ các loại thuế + Chia lại ruộng đất công cho ndân giảm tô, xoá nợ. - Văn hoá - xã hội: + Khuyến khích học chữ quốc ngữ. + Bài trừ các thủ tục phong kiến + Các tổ chức quần chúng ra đời. + Sách báo tiến bộ -> nhân dân. - Quân sự: mỗi làng có một đội vũ trang để chống trộm cướp, giữ trật tự an ninh =>Đem lại quyền lợi cho nhân dân, từ đó khẳng định Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới. C/ Giao nhiệm vụ về nhà: *Bài cũ: Nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931? Tại sao Xô Viết - Nghệ Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của phong trào? Sưu tầm “Bài ca cách mạng” *Bài mới: Nêu tình hình thế giới, trong nước 1936 – 1939. Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh 1936 - 1939 ............................................................................................................................................................................... Tuần 21-TIẾT 24: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 - 1939 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: Những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939. Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh những năm 1936- 1939, ý nghĩa phong trào. 2/ Về kỹ năng: Tập dượt cho học sinh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1930- 1931 với 1936-1939 để thấy dược sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh. Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử. Biết đánh giá các sự kiện lịch sử. 3/Về tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. *Trọng tâm: mục II B/KIẾN THỨC CƠ BẢN: I/ Tình hình TG, trong nước: (HS cần nắm ý sau) 1/ Thế giới: -KHKT 1929-1933=>sự ra đời của CNPX, đe doạ an ninh TG - Đại hội VII QTCS 7/ 1935 tại Matxcơva, chủ trương thành lập MTDTTN ở các nước ĐQ - 1936, Chính phủ MTND Pháp cầm quyền, thực hiện một số cải cách dân chủ ở thuộc địa như thả một số tù chính trị ở Việt Nam. 2/ Trong nước: - Cuộc KH KTTG 1929-1933 tác động đến nền KT-XH VN - TDP ra sức khủng bố đàn áp PTCM. II/ Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ. 1/ Chủ trương của Đảng là gì? Gợi ý: - Căn cứ vào tình hình cụ thể và chỉ thị của QTCS, Đảng ta nhận định: + Kẻ thù của CM: bọn phản động thuộc địa không thi hành chính sách của MTND Pháp ở Đông Dương. + Khẩu hiệu chiến tranh (mục tiêu): tạm gác “Đánh đổ đế quốc Pháp, đòi Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “chia lại ruộng đất cho dân cày” thay vào đó là khẩu hiệu “chống phong kiến và chiến tranh”, đòi “tự do dân chủ cơm áo hoà bình”. -Thành lập MTND phản đế Đông Dương năm 1936 sau đó đổi thành MTDCĐD. - Phương pháp đấu tranh: Đấu tranh công khai, bán công khai kết hợp bí mật để đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục quần chúng. 2/ Phong trào đấu tranh: (kể được tên các phong trào) a/ Phong trào Đông dương đại hội : b/ Phong trào đấu tranh dân chủ công khai của quần chúng: c/ Phong trào báo chí công khai: III/ Ý nghĩa của phong trào. - Quần chúng được tập dượt đấu tranh, CNMLN được truyền bá sâu rộng trong quần chúng- một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành. - Rèn luyện, đào tạo được đội ngũ cán bộ trung kiên. - Là cuộc tập dượt lần hai chuẩn bị cho CM T.Tám sau này. C. Giao nhiệm vụ về nhà: *Bài cũ: Vì sao năm 1936-1939 Đảng ta lại thay đổi một số hình thức đấu tranh? (Gợi ý căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới) Hãy lập bảng so sánh phong trào CM 1930-1931, 1936-1939 theo mẫu sau: NỘI DUNG 1930-1931 1936-1939 Kẻ thù Nhiệm vụ Mặt trận Hình thức đấu tranh *Bài mới: Hướng dẫn HS học: CHƯƠNG 3: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Việt Nam trong những năm 1939-1945 ................................................................................................................................................................................................................................................ CHƯƠNG 3: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Tuần 22-Tiết 25: Việt Nam trong những năm 1939-1945 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần nắm được: Về kiến thức: Sự thoả hiệp giữa thực dân Pháp với phát xít Nhật và sự câu kết giữa Pháp và Nhật để áp bức bóc lột nhân dân ta, dẫn đến đời sống nhân đân khổ cực. -Những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trên. -Tranh ảnh chân dung một số nhân vật lịch sử: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập. B.KIẾN THỨC CƠ BẢN: I/ Tình hình Thế giới và Đông Dương. (7’) - CTTG2 bùng nổ, phát xít Đức tấn công Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức. -Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật tiến sát Biên Giới Việt Trung -> tiến vào Đông Dương (9/1940) - Nhật và Pháp cấu kết với nhau => áp bức bóc lột nhân dân ta với những thủ đoạn thâm độc như bắt nhổ lúa trồng đay, vơ vét của cải. */ Hậu quả: Nạn đói nghiêm trọng xảy ra, hơn 2 triệu người chết đói. Nhân dân ta “một cổ hai tròng”.=> Mâu thuẫn ND Đông Dương với Nhật - Pháp càng sâu sắc => phong trào đấu tranh.. II/ Những cuộc nổi dậy đầu tiên. (28’) 1/ Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/9/1940 ) a, Nguyên nhân: 9/1940 Nhật-> Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua Bắc Sơn Đảng bộ lãnh đạo nd nổi dậy. b, Diễn biến : - Nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. tổ chức đấu tranh chống khủng bố, duy trì lực lượng. c, Nguyên nhân thất bại :- Điều kiện khách quan diễn ra ở địa phương chứ chưa phải cả nước kẻ địch có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp . d,Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời và trở thành LL vũ trang sau này 2/ Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940). a, Nguyên nhân :- Pháp bắt lính Việt Nam làm bia đỡ đạn chống lại quân Phiệt Xiêm, nhân dân, binh lính bất bình liên lạc với Đảng. Đảng bộ Nam Kỳ qđịnh khởi nghĩa. b, Diễn biến :- Đêm 22 rạng 23/11/1940. ở hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, nghĩa quân triệt hạ nhiều đồn giặc, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng - Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. c, Nguyên nhân thất bại :- Nổ ra chưa đúng thời cơ, kế hoạch bị bại lộ. 3/ Binh biến Đô Lương (13/1/1941) .(giảm tải) a, Nguyên nhân :- Binh lính người Việt bất bình bị sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp, họ nổi dậy. b, Diễn biến : - 13/1/1941 Binh lính đồn chợ Rạng nổi dậy, chiếm đồn Đô Lương, kéo về Vinh=>bị thất bại. */ Ý nghĩa : - Thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang C. Giao nhiệm vụ về nhà: *Bài cũ: lập bảng niên biểu về những cuộc khởi nghĩa đầu tiên theo mẫu sau: Tên cuộc KN Thời gian Địa điểm Nguyên nhân Kết quả-ý nghĩa *Bài mới: Đọc bài 22: + Hoàn cảnh dẫn đến việc Đảng ta chủ trương thành lập Mặt Trận Việt Minh + Chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật, cứu nước, tiến tới Tổng khởi nghĩa. ............................................................................................................................................................................................................................................................. Chương 3: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Tuần 22-TIẾT 26: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 (Tiết 1) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và sự phát triển lực lượng cách mạng sau khi Việt Minh thành lập. Những chủ trương của Đảng sau Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật, cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 2/ Về tư tưởng: Giáo cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh. 3/ Về kỹ năng Rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử. Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. *Trọng tâm: mục I B/KIẾN THỨC CƠ BẢN: Bài mới: Trước tình hình thế giới có nhiều sự biến đổi mau lẹ, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã triệu tập Hội nghị lần 8 và có nhiều chủ trương mới. Vậy tại sao Đảng ta lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh? Sự phát triển lực lượng cách mạng sau khi Đảng ta ra đời như thế nào? Đảng làm gì để thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển? I/ Mặt Trân Việt Minh ra đời (19/5/1941 ) 1/ Hoàn cảnh a/ Tình hình Thế Giới: - Có nhiều chuyển biến : Đức tấn công Liên Xô, Thế Giới hình thành hai trận tuyến: phe Đồng Minh và phe Phát Xít. b/ Tình hình ở Việt Nam : - 1940 Nhật vào VN, cấu kết với Pháp... - Ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, triệu tập Hội Nghị Trung Ương lần 8 ( 5/1941 ). 2/Chủ trương mới của Đảng + Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật- Pháp. + Tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày ”. + Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành lập vào 19/5/1941 3/ Hoạt động của Mặt trận Việt Minh: 23’ */Xây dựng lực lượng chính trị: - MT Việt Minh được thành lập 19/5/1941 bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc -UB Việt Minh Cao, Bắc, Lạng được thành lập. - Báo chí của Đảng được lưu hành rộng rãi để tuyên truyền vận động q/chúng đấu tranh. */Xây dựng lực lượng vũ trang: - Duy trì đội du kích Bắc Sơn, thành lập VNTTGPQ (22/12/1944 ). -5/ 1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”, không khí CM sôi sục khắp căn cứ. - Cuối 12/1944 (24/12) Đội Việt Nam TTGPQ đánh thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần */Xây dựng căn cứ kháng chiến - Căn cứ Cao-Bắc-Lạng được củng cố và mở rộng:Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. C/ Giao nhiệm vụ về nhà *Bài cũ: 1/ Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh. 2/ Hoạt động chủ yếu của Mặt trận Việt Minh (chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cho Cách mạng tháng Tám năm 1945). 3/ Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với phong trào cách mạng VN. *Bài mới: Tìm hiểu cao trào kháng Nhật, cứu nước về hoàn cảnh, diễn biến tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. HẾT Chúc các em ôn tập tốt
File đính kèm:
- giao_an_gdcd_khoi_9_tiet_23_den_26_nguyen_thi_quynh_du.docx