Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Tiết 15: Ôn tập cuối học kì I - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Tiết 15: Ôn tập cuối học kì I - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Tiết 15: Ôn tập cuối học kì I - Năm học 2023-2024

Ngày soạn: 11/12/2023 Ngày dạy: 13/12/2023 Tiết 15: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức về : - Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội châu Âu. - Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, khoáng sản châu Á. - Rèn kĩ năng biểu đồ,nhận xét bảng số liệu, kĩ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. - Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..) - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào thực tế. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). - Hiểu rõ thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. - Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Hệ thống câu hỏi thảo luận. - Máy chiếu, máy tính ; phiếu học tập, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở ghi, TBĐ Địa lí 7 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động a. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao. - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b. Tổ chức thực hiện - GV cho học sinh chơi trò chơi “Vòng quay may mắn”. + GV cho vòng quay, vòng quay dừng ở số nào HS trả lời câu hỏi tương ứng với ô đó. + Mỗi câu trả lời đúng HS được 9 đ. Câu hỏi Đáp án 3. Ô may mắn Bạn được 1 phần quà 2. Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu thuộc đới khí hậu nào? Ôn đới 3. Diện tích châu Á là bao nhiêu? 44,4 triệu km2 4. Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu? Đồng bằng 5. Dân cư châu Âu có cơ cấu dân số ? Già - GV chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới Qua trò chơi vòng quay may mắn các em đã nhớ được các kiến thức trọng tâm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của 2 châu lục đã học đó là châu Âu và châu Á. Để giúp các em khắc sâu kiến thức, đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới cô và các em cùng nhau ôn tập lại trong tiết học hôm nay. 2. Ôn tập hệ thống kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về vị trí, địa hình của châu Âu và châu Á. a. Mục tiêu: - HS hệ thống lại những kiến thức trọng tâm về vị trí địa lí, địa hình, của châu Âu và châu Á. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV tổ chức cho HS thảo luận làm bài tập Bài tập: Dựa vào kiến thức đã học trong bài 1- Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Âu; bài 5 - Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Á, các em hãy trao đổi và sử dụng cụm từ cho sẵn điền vào ô số thích hợp. (a.Có hình khối rõ rệt, , b.Đứng thứ 1 thế giới, c.10 triệu km2, d. Bắc Băng Dương, e. 36°B đến 71°B , g. Châu Âu, h. Đồng bằng và miền núi, i. Đa dạng và chia cắt mạnh) Châu Âu Châu Á Vĩ độ (1) 1°16’B - 77°44’B Hình dạng Bờ biển cắt xẻ mạnh (2) Kích thước (3)- đứng thứ 4 thế giới 44,4triệu km2 (4) Tiếp giáp (5) Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Biển Đen , Châu Á (6) Bắc Băng Dương, Châu Phi,Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương Đặc điểm ĐH (7) 2 khu vực (8) núi- sơn nguyên đồ sộ, cao nguyên, đồng bằng xen kẽ - HS dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao ( thời gian 2 phút) - HS điền trên bảng: 1-e, 2-a, 3-c, 4-b, 5-d, 6-g, 7-h, 8-i. - HS (nhóm) khác bổ sung, nhận xét - GV chốt kiến thức : (Bảng chuẩn kiến thức ) GV: nói thêm về địa hình 2 châu lục: Phần địa hình và khoáng sản, yêu cầu các em về ôn tập theo nội dung đã ghi trong vở. 1. Hệ thống kiến thức về vị trí, địa hình châu Âu và châu Á. Châu Âu Châu Á Vĩ độ 36°B đến 71°B 1°16’B - 77°44’B Hình dạng Bờ biển bị cắt xẻ mạnh Có hình khối rõ rệt Kích thước 10 triệu km2 44,4 triệu km2- đứng thứ 1 thế giới Tiếp giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Biển Đen , Châu Á Châu Âu, Bắc Băng Dương, Châu Phi,Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương Đặc điểm địa hình 2 khu vực: đồng bằng và miền núi Đa dạng và cắt xẻ mạnh: núi- sơn nguyên đồ sộ, cao nguyên, đồng bằng xen kẽ GV chốt cách làm bài tập trắc nghiệm nối (ghép): Đối với dạng tập trắc nghiệp ghép nối như thế này, khi làm bài các em lưu ý là mình chỉ ghi kết quả ngắn gọn như các bạn trình bày trên bảng: ví dụ 1-a, 2-b, 3-c chứ không cần ghi lại đề bài hay ghi cụm từ đó ra để tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi khác. Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư- xã hội châu Âu Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội châu Âu. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm Nhiệm vụ: Hoàn thành sơ đồ tư duy +Nhóm 1: Đặc điểm khí hậu châu Âu +Nhóm 2: Các đới tự nhiên châu Âu +Nhóm 3: Cơ cấu dân cư châu Âu +Nhóm 4: Đặc điểm đô thị hóa châu Âu Thời gian hoạt động nhóm :3 phút GV: Quy định về tiêu chuẩn đánh giá sp đã chuản bị ở nhà: Hình thức đẹp, nội dung đầy đủ: 7 điểm Trình bày rõ ràng, bình tĩnh, trả lời được câu hỏi thêm: 3 điểm Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt kiến thức bằng bảng phụ Câu hỏi khắc sâu kiến thức cho hs Nhóm 1: Tai sao kv ôn đới hải dương lại có mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều? - Do tác động của dòng biển nóng Bắc đại tây dương và gió tây ôn đới. Nhóm 2: Nhận biết các cảnh quan theo ảnh Gv đưa lên: Ảnh 1: đài nguyên, ảnh 2: thảo nguyên Ảnh 3: rừng lá kim, ảnh 4: rừng cây bụi gai Nhóm 3: Dân số già tác động như thế nào đến KT-XH? + Thiếu hụt lao động. + Chi phí phúc lợi cho người già tăng. + Bất ổn xã hội cho người nhập cư. Nhóm 4: GV chiếu lược đồ, xác định các đô thị trên 5 triệu dân? - Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân đôn, Xanh Pê-tec-pua, Ma-đrit GV: Nhận xét, cho điểm 2. Hệ thống kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội châu Âu - Khí hậu châu Âu: phân hóa đa dạng + Khí hậu cực – cận cực: lạnh quanh năm +Khí hâu ôn đới: . Ôn đới hải dương: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều. . Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh- khô, mùa hạ nóng ẩm, mưa ít +Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mùa đông ấm mưa nhiều hơn. -Các đới tự nhiên: + Đới lạnh ở phía Bắc: TV có rêu, địa y, cây bụi, ĐV chịu lạnh. + Đới ôn hòa: Thiên nhiên thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa: HS: (Phía bắc: rừng lá kim Phía tây: rừng lá rộng Phía đông: rừng hỗn hợp Phía đông nam: thảo nguyên Phía nam: rừng cây bụi lá cứng.) - Cơ cấu dân cư: + Quy mô: số dân 747 triệu người- 2020 + Theo độ tuổi: Cơ cấu DS già + Theo giới tính: mất cân bằng giới tính + Theo trình độ học vấn: Trình độ học vấn cao - Đô thị hóa + Quá trình đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá. + Các đô thị kết nối thành dải đo thị, cụm đô thị xuyên quốc gia. + Đô thị hoá nông thôn phát triển nhanh, tạo nên các đô thị vệ tinh. + Châu Âu có mức độ thị hoá cao (75% dân cư sổng ở thành thị), có sự khác nhau giữa các khu vực. Hoạt động 3: Gặp gỡ các chuyên gia a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những biện pháp bảo vệ môi trường ở châu Âu b. Tổ chức thực hiện: Các học sinh sẽ là những chuyên gia trong vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. - Các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề môi trường ở châu lục này GV: Chúng ta cùng đi gặp gỡ các chuyên gia nào! Vậy ai sẽ là chuyên gia? Cô biết lớp mình không phải là lớp chọn của nhà trường nhưng có rất nhiều bạn ngoan ngoãn và đặc biệt rất chăm chỉ, thông minh. Các em lại đã được học rất kĩ vấn đề về vấn đề môi trường ở châu Âu. Và bây giờ cô có 1 số câu hỏi liên qua đến vấn đề đó. Ai sẽ xung phong làm chuyên gia để chia sẻ với lớp về vấn đề này nhỉ? Câu hỏi 1: Vì sao không khí châu Âu bị ô nhiễm? Châu Âu đã làm gì để giải quyết vấn đề này? Trả lời: *Nguyên nhân: do hoạt động sản xuất CN, tiêu thu năng lượng, khí thải từ các phương tiện giao thông, rác thải sinh hoạt *Biện pháp: - Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. - Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các bon cao góp phần giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển. - Đầu tư phát triển công nghệ xanh, năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hoá thạch. - Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. Câu hỏi 2: Hiện nay châu Âu đã phát triển các nguồn năng lượng nào để góp phần giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu? Trả lời: Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, sóng; biển, thuỷ triều. Chuyên gia mở rộng: Bên cạnh đó, để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã đưa ra mục tiêu là giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính năm 2030. Theo đó, họ giám sát và bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng nguyên sinh vì chúng có vai trò như lá chắn tự nhiên chống lại biến đổi khí hậu Câu hỏi 3: Các hệ sinh thái trên cạn – dưới nước của châu Âu được bảo tồn tương đối tốt .Vì sao châu Âu đã làm được việc đó? Trả lời: - Ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: những khu vực tiếp giáp biển sẽ được đưa vào diện bảo vệ nghiêm ngặt. GV chốt cách làm bài tự luận: Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không viết tắt. Nội dung đầy đủ như trên bảng của cô (hoặc trong vở ghi). Hoạt động 4: Liên minh châu Âu Mục tiêu: Củng cố cho học sinh những kiến thức nổi bật về Liên minh châu Âu Tổ chức thực hiện: Học sinh làm việc theo cặp/bàn hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) ĐÚNG SAI SỬA LỖI SAI Thời gian thành lập 1/11/1993 Trụ sở: Bruc-xen (Bỉ) Số lượng quốc gia năm 2020 : 25 Tiền tệ chung: USD Là 1 trong 4 trung tâm kinh tế lớn của thế giới EU chiếm 31% giá trị xuất khẩu hàng hóa- dịch vụ thế giới năm 2020 EU không là đối tác thương mại của Việt Nam 3. Luyện tập – Vận dụng a. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ tròn, nhận xét biểu đồ. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Dựa vào bảng 1- SGK trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 năm 2020. Nêu nhận xét - HS thực hiện nhiệm vụ ( Phần chuẩn bị bài tập ở nhà của tiết 14) - GV chiếu bài làm của HS - Nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. Nhiệm vụ 2: Theo em cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu? - HS dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ. - HS báo cáo kết quả. - GV chốt kiến thức : Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu + Thiếu lao động trong tương lai. + Gây sức ép cho vấn đề y tế, giáo dục + Gây sức ép đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già (quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...) Nhiệm vụ 3: Gv giới thiệu cấu trúc của bài kiểm tra: có 2 phần: lịch sử và địa lí. Phần địa lí thường chiếm từ 3-4/10 điểm. Trong đó, có từ 1-4 câu hỏi trắc nghiệm, 1-2 câu tự luận. Các em cần học kĩ phần cô vửa ôn tập. Bình tĩnh, tự tin và chú ý thời gian, không viết tắt, ko tẩy xóa, chú ý mang thước kẻ, chút chì, compa, máy tính . Về phần bài làm trắc nghiệm, các em chú ý đọc thật kĩ đề bài, chú ý các từ khóa: chọn đáp án đúng (đúng nhất- thì chọn 1), nối, điền khuyết. Tuyệt đối các em ko cần chép lại đề bài, chỉ cần ghi đán án đúng là a, b, c hoặc 1, 2, 3. Chứ ko cần chép cả câu dẫn phía sau ra. Về phần tự luận cũng đọc kĩ đề, có thể dùng các gạch đầu dòng. Chúc các em có kết quả cao nhất 4. Hướng dẫn về nhà + Hệ thống các kiến thức đã học theo sơ đồ tư duy + Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ. + Ôn tập tốt, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì
File đính kèm:
giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_7_tiet_15_on_tap_cuoi_hoc_ki_i.docx