Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Làm quen nhóm chữ cái h, k - Năm học 2020-2021 - Trương Thị Vui
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Làm quen nhóm chữ cái h, k - Năm học 2020-2021 - Trương Thị Vui", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Làm quen nhóm chữ cái h, k - Năm học 2020-2021 - Trương Thị Vui
GIÁO ÁN Lĩnh Vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt độn : Làm quen chữ cái Đề tài: Làm quen nhóm chữ cái h,k Chủ đề: Thế giới động vật Lứa tuổi: Trẻ 5 – 6 tuổi Thời gian: 30 phút Ngày soạn: 23 / 11 / 2020 Ngày dạy: / 1 / 2020 Người dạy: Trương Thị Vui Đơn vị: Trường mầm non Liên Bão 1 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức + Trẻ nhận biết và phân biệt đúng chữ cái h,k + Nhận ra chữ cái h,k trong các từ chứa chữ cái 2. Kĩ năng + Trẻ có kỹ năng phát âm rõ ràng, chính xác chữ cái + Rèn kỹ năng quan sát, so sánh +kỹ năng chơi trò chơi phát triển khả năng thính giác khi nghe âm 3. Thái độ + Trẻ tích thức tham gia hoạt động, có tính tập trung, tính kỷ luật, phối hợp với bạn + Giáo dục nhũng thói quen, nề nếp học tập II.CHUẨN BỊ Đồ dùng của cô - Thẻ chữ cái h,k to. - Giáo án điện tử, máy tính. - Tranh có từ “co hổ”, - Tranh bài thơ có chữ cái h,k III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Gây hứng thú vào bài Cô Ngọc Vui xin chào các bạn đến với chương trình “Bé yêu chữ cái”,tham gia vào chương trình ngày hôm nay gồm có 3 đội chơi -Đội gà con -Đội mèo con -Đội cún con Nổ 1 tràng pháo tay thật lớn hơn nữa để chào đón BGK ,ban cố vấn của chương trình đó là các cô đến từ trường mầm non liên bão 1 Chương trình của chúng ta có 2 phần chơi : Phần 1: Bé cùng tìm hiểu Phần 2:Bé yêu trổ tài 2. Nội dung * Hoạt động 1: Làm quen chữ cái h,k + Làm quen chữ h Mời các bạn bước vào phần 1: Bé cùng tìm hiểu Trong phần 1 này của chương trình sẽ rất hấp dẫn và sôi nổi ,để chơi được phần chơi này thuận lợi ,mời các bạn cùng ngồi xuống nào Phần chơi này BTC đã chuẩn bị những ô cửa ,đằng sau những ô cửa đó là hình ảnh 1 con vật ,nhiệm vụ của chúng ta đó là lật những ô cửa đó và sâu chuỗi những gợi ý lại để đoán xem đó là hình ảnh của con vật gì ? Chúng mình đã sẵn sang chưa? -Đội gà con: đó là 1 câu hỏi:kể tên 1 con vật sống trong rừng -Đội mèo con : 1 câu đố Vậy sau 2 miếng ghép được mở ra thì chúng mình đã đoán được đó là hình ảnh con gì chưa ? À đúng rồi đó là hình ảnh con hổ đấy ,vậy cô sẽ mở nốt những ô cửa còn lại nhé À, ô cửa còn lại còn gì đây ? đúng rồi ,dưới hình ảnh con hổ còn có từ con hổ đấy - Cho lớp đọc từ dưới tranh 1-2 lần,mời tổ ,nhóm đọc - Cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học giơ lên cả lớp cùng đọc -vừa rồi các bạn đã tìm rất chính xác những chữ cái đã học ,hôm nay cô giới thiệu với các bạn chữ cái mới Có bạn nào đã biết chữ cái này chư a(mời 1-2 trẻ) sao con biết - Cô giới thiệu chữ cái mới chữ “h” - Cô phát âm chữ cái 3 lần, trẻ phát âm, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. Chúng mình cùng nhau tìm xem trong rổ của mình có chữ cái h không nào? - Cô cho trẻ tìm chữ cái “h” trong rổ giơ lên. - Bây giờ chúng mình cùng viết chữ i trên không nào? - Viết chữ h trên tay bạn - Viết chữ h xuống nền nhà. * Phân tích cấu tạo chữ “h”. - Các con có nhận xét gì về chữ “h”, chữ “h” có những nét gì? => cô chốt lại: chữ “h” gồm có 1 nét thẳng đứng và 1 nét móc xuôi, khi phát âm miệng mở đẩy hơi nhẹ và phát âm “h” - Cô cho cả lớp phát âm 2-3 lần. + Giới thiệu các kiểu chữ “h”: đây là chữ h in thường ngoài ra còn có chữ h in hoa và viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng 3 chữ đều phát âm là “h”. Trẻ phát âm 3 chữ. *liên hệ: Bây giờ chúng mình nhắm mắt vào và tưởng tưởng xem xung quanh lớp mình có đồ dùng gì giống chữ h nhỉ (cô cho 2-3 trẻ lên tìm). Bây giờ cô có câu hỏi khó hơn này:các bạn nghĩ xem các con vật nào có chữ hL con hà mã đọc là: Hà mã chúng mình cùng viết chữ h trên không xem bạn nào khéo tay nhé: một nét thẳng ,1 nét móc xuôi *làm quen chữ “k” BTC xin dành tặng cho các bạn 1 nét thẳng ,1 nét xiên trái ,1 nét xiên phải chúng mình nhanh tay ghép xem được chữ cái gì nhé ! CAon ghép được chữ cái gì đây( hoi1-2 trẻ) sao con biết đây là chữ k Chúng ình cùng xem cách ghép của cô nhe!tạo được chữ gì?cô bỏ nét móc xuôi kết hợp 1 nét xiên phải ,1 nét xiên trái được chữ gì? - Cô phát âm chữ cái 3 lần, trẻ phát âm, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Cô cho trẻ giơ chữ vừa ghép lên và đọc * Phân tích cấu tạo chữ “k”. - Các con có nhận xét gì về chữ “k”, chữ “k” có những nét gì? => cô chốt lại: chữ “k” gồm có 1 nét thẳng đứng và 1 nét xiên trái,1 nét xiên phải, khi phát âm mở miệng lưỡi áp vào vòm dưới của miệng đẩy hơi nhẹ và phát âm . - Cô cho cả lớp phát âm 2-3 lần. + Giới thiệu các kiểu chữ “k”: đây là chữ “k” in thường ngoài ra còn có chữ “k” in hoa và viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng 3 chữ đều phát âm là “k”. Trẻ phát âm 3 chữ. *liên hệ: xung quanh lớp mình có rất nhiều các chữ cái “k” trong từ bạn nào giỏi lên tìm và đọc giúp cô (cô cho 2-3 trẻ lên tìm). Các bạn xem con vật gì có tên chữ k không nhỉ ? (con chuồn chuồn kim) cô cho trẻ quan sát chữ , trong từ chuồn chuồn kim có cả chữ h và k Chúng mình nhắm mắt hình dung xem có đồ vật gì giống chữ k nhỉ( cái kính) * so sánh: - Các con thấy chữ “h” và chữ “k” có đặc điểm gì khác nhau? - Các con thấy chữ “h” và chữ “k” có đặc điểm gì giống nhau? => Cô chốt: chữ “h” và chữ “k” có đặc điểm: + Khác nhau: chữ “h” có 1 nét móc xuôi dấu , chữ “k” có 1 xiên trái ,1 nét xiên phải + Giống nhau: Đều có 1 nét thẳng đứng. * Hoạt động 2: Luyện tập và củng cố Phần 2: Bé yêu trổ tài * Trò chơi 1: Nghe thấu đoán tài - cách chơi: chọn chữ cái theo yêu cầu ,cô nói chữ trẻ nói cấu tạo chữ * Trò chơi 2: vòng xoay kì diệu - Để chơi được trò chơi này cô chia lớp thành 2 nhóm khi quay vòng xoay vào chữ cái nào chúng mình xếp thật nhanh các bạn trong nhóm mình thành chữ cái đấy nhé! * Trò chơi 3: Tài năng của bé - Cô cho trẻ về nhóm lấy đồ chơi các loại hột hạt và xếp thành các chữ cái “h,k” Cô nhận xét trẻ. 3. Kết thúc: Giờ học chữ cái của chúng mình đến đây là kết thúc rồi, cô chúc các con chăm ngoan học giỏi
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_lam_q.docx