Giáo án Ngữ văn Lớp 6 KNTT - Tiết 93, Văn bản 3: Vua chích chòe
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 KNTT - Tiết 93, Văn bản 3: Vua chích chòe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 KNTT - Tiết 93, Văn bản 3: Vua chích chòe

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 93: VĂN BẢN 03: VUA CHÍCH CHÒE I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được chủ đề của truyện. - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ tích. Hiểu được những bài học mà vua chích chòe đã dạy cho công chúa. 2. Năng lực: - Năng lực thu thập thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm nhận,phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện “Vua chích chòe” với các truyện có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Có ý thức rèn luyện bản thân: Tôn trọng, sống hòa nhã, thân thiện với mọi người. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án, bảng thông minh, bảng nhóm, phiếu học tập. - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp. - SGK, SBT Ngữ văn 6,soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài,vở ghi. - Vẽ một bức tranh về một lâu đài, cung điện trong truyện cổ tích mà các em tưởng tưởng ra. Tập thuyết minh về các không gian của lâu đài, cung điện ấy. III. Tiến trình dạy học: *Khởi động GV nhắc lại yêu cầu: Trong tiết trước, cô giáo đã yêu cầu các nhóm vẽ một bức tranh về lâu đài hoặc cung điện trong truyện cổ tích mà em tưởng tượng ra - GV chọn 1,2 nhóm HS lên trình bày ý tưởng, thuyết minh về bức tranh. - HS thực hiện nhiệm vụ - HS lên thuyết minh - GV gọi nhóm khác nhận xét - HS nhóm khác nhận xét - GV nhận xét phần chuẩn bị của HS. - GV chiếu 1 vài hình ảnh về các câu chuyện cổ tích kết hợp dẫn dắt: Trong thế giới cổ tích, những cung điện với đồ trang trí lấp lánh, nhiều phòng ốc cầu kì, những bữa tiệc cung đình hoành tráng hay những nàng công chúa xinh đẹp, chàng hoàng tử tài ba luôn hấp dẫn và thu hút các em. Tiết học ngày hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng sống trong những câu chuyện cổ tích như thế. - HS chú ý nghe 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Hoạt động 1.Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc phân vai ? Em hãy kể tên các nhân vật có trong truyện - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân + Nhân vật: Nhà vua, công chúa, Vua chích chòe, linh mục.. ? Theo em với các nhân vật như vậy thì chúng ta sẽ đọc như thế nào - HS theo dõi thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc + Vua: đọc giọng nghiêm trang, quyền uy + Công chúa: đoạn đầu đọc giọng tinh nghịch, lém lỉnh.. đoạn cuối giọng đọc trùng xuống. + Vua chích chòe đọc giọng từ tốn. - GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - HS đọc phân vai - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó:, ẩm ương, hiệp sĩ, thượng vàng hạ cám? - HS theo dõi SGK để giải nghĩa từ khó + ẩm ương: dở, không bình thường. + hiệp sĩ: người đàn ông có tài võ nghệ, có vị trí nhất định trong xã hội xưa. Hiệp sĩ cũng chỉ người hành động vì nghĩa, bênh vực kẻ yếu thế. + thượng bàng hạ cám: đủ các thứ, từ cái quý giá đến cái tầm thường ? Nêu hiểu biết của em về tác giả và truyện cổ Grim - HS trình bày hiểu biết về tác giả - GV mở rộng: Anh em nhà Grim là hai anh em người Đức tên Jacob và Wilhelm. Hai anh em nhà Grimm là những nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học dân gian, họ được biết tới nhiều nhất với việc xuất bản các bộ sưu tập truyện dân gian và truyện cổ tích trong đó có nhiều truyện nổi tiếng thế giới. Họ là hai trong số 9 người con của ông Philipp Wilhelm Grimm. Năm Jacob lên 11 tuổi thì ông Philipp qua đời, cả gia đình phải chuyển từ vùng làng quê yên bình lên một căn hộ chật hẹp ở thành phố. Hai năm sau gia đình Grimm lại càng lâm vào cảnh khốn khó sau cái chết của cha mình. Theo một số nhà tâm lý học hiện đại, hoàn cảnh sống này đã ảnh hưởng tới những câu truyện cổ tích của anh em Grimm, trong đó người cha thường được lý tưởng hóa và bỏ qua mọi lỗi lầm, người có quyền lực cao hơn cả lại là các bà mẹ kế độc ác, tiêu biểu là bà hoàng hậu, mẹ kế của Nàng Bạch Tuyết hay bà mẹ kế của Cô bé lọ lem. ? Nêu xuất xứ của văn bản “Vua chích chòe”? - Xuất xứ: nằm trong tuyển tập truyện cổ Grim ? Em hãy kể tên một số truyện thuộc truyện cổ Grim mà em biết - HS: Công chúa ngủ trong rừng, Cô bé lọ lem, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, ông lão đánh cá và con cá vàng, cô bé quàng khăn đỏ.. GV mở rộng: Truyện cổ Grim là tập hợp các truyện kể gia đình cho trẻ em lần đầu tiên được xuất bản năm 1812. Đây là bộ truyện có rất hay, có ảnh hưởng sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây. ? Truyện được viết theo thể loại nào? Kể theo ngôi thứ mấy - Cổ tích - Ngôi kể: ngôi thứ ba ? Em có thể chia truyện này ra làm mấy phần và nêu nội dung từng phần? - HS: 3 phần - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - HS nhận xét - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => chiếu bố cục - HS ghi vào vở - GV chiếu bảng các sự kiện, yêu cầu học sinh sắp xếp lại theo trình tự hợp lý 1. Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng. 2. Vua cha mở yến tiệc, mời các chàng trai đến dự tiệc để tìm phò mã 3. Công chúa dần dần làm qua nhiều việc: dọn nhà, làm bếp, đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, làm phụ bếp 4. Nhà vua gả công chúa cho gã hát rong, công chúa theo gã về nhà. 5. Công chúa tiếc nuối vì không cưới Vua chích chòe khi thấy rừng, thảo nguyên, thành phố của vua. 6. Vua chích chòe giải thích mọi việc cho công chúa khi cô làm phụ bếp cho đám cưới của vua 7. Công chúa khóc hối lỗi và hai người làm đám cưới với nhau. 8. Công chúa chê hết người này đến người khác, khiến nhà vua tức giận và ban sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đến điện - GV gọi HS trình bày thứ tự đúng của các sự kiện. - HS sắp xếp: thứ tự đúng: (1- 2- 8-4- 5- 3- 6- 7) - GV yêu cầu HS nhận xét - GV chiếu bảng trình tự các sự kiện đúng và giao nhiệm vụ cho HS về tóm tắt lại văn bản - HS ghi nhiệm vụ vào vở về nhà tóm tắt lại văn bản. GV chuyển ý: Như vậy chúng ta vừa đi tìm hiểu những nét chính về văn bản. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Chuyển sang phần II Hoạt động 2.: Khám phá văn bản ? Em hãy theo dõi vào phần 1 của văn bản và cho biết công chúa được giới thiệu là người có thân phận, ngoại hình và tính cách như nào - HS thực hiện nhiệm vụ các nhân và trả lời từng câu hỏi + Thân phận: công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua ->cao quý, được cưng chiều. + Công chúa: xinh đẹp tuyệt trần, có tính cách kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. ? Khi vua quyết định tìm phò mã cho con, công chúa đã thể hiện thái độ gì - Nàng giễu cợt mọi người đến để kén rể ? Công chúa đã đặt tên cho mọi người bằng những cái tên như thế nào - HS nhận xét - Đặt cho họ những cái tên đầy chế giễu + Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô” + Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”. + Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”. + Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”. + Người mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ. + Người đứng dáng hơi cong, nàng chê "cây non sấy lò cong cớn". + Người có cái cằm hơi cong chẳng khác gì chim chích chòe, nàng khiến người đó bị gọi là Vua chích chòe. ? Thùng tô nô là thùng như thế nào? - HS: Thùng tô nô: thùng lớn hình ống, có đai đóng quanh, phình ở giữa, dùng để chứa chất lỏng. ? Qua thái độ của cô công chúa thể hiện đặc điểm gì ở nhân vật? - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - HS nhận xét - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng - GV chuyển ý sang phần 2: Với tính cách kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác điều gì tiếp theo xảy đến với công chúa. Để tìm hiểu điều đó chúng ta sang phần 2 - GV yêu cầu HS theo dõi phần 2 và trả lời câu hỏi: ? Trước cách cư xử của công chúa, vua cha có thái độ như thế nào? - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân - Nhà vua nổi cơn thịnh nộ ? Em cho cô biết ‘thịnh nộ” nghĩa là gì - Thịnh nộ: nổi giận, giận dữ cao độ ? Vua cha đã có hình phạt gì? Hình phạt này đã dẫn đến những thay đổi gì trong cuộc đời công chúa? - HS: Ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. ? Em có nhận xét gì về hình phạt này - HS trả lời cá nhân: Đây là một hình phạt rất nặng nề bởi vì ngay sau khi được gả đi, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung - GV bổ sung: Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đẩu tiên đi qua hoàng cung. Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa, bởi ngay sau đó, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung. Điểu đó cũng có nghĩa là từ giây phút ấy công chúa chính thức bị tước vương vị, trở thành thường dân, chấm dứt quãng đời được sống trong nhung lụa và bắt đẩu cuộc sống khổ cực của một người vợ anh chàng hát rong. ? Sau khi cả hai đi ra khỏi cung vua, công chúa đã đi qua những đâu và thấy những gì - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân +Khu rừng đẹp, thảo nguyên xanh, thành phố mĩ lệ, túp lều nhỏ.. ? Công chúa có thái độ như thế nào khi biết những cảnh và thành phố đẹp đó là của vua chích chòe - HS: Công chúa cảm thấy tiếc nuối khi biết nó là của vua chích chòe. ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn này - HS: Điệp cấu trúc: “củavua chích chòe/Nàng lấy ? Theo em ai đã đóng giả thành “người hát rong” - Người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc gì? - HS: Người hát rong chính là vua chích choè và đã yêu cầu công chúa làm nhiều việc: + Nhóm bếp nấu ăn + Chẻ lạt đan sọt + Tập quay sợi dệt vải + Đi buôn nồi và bát đĩa + Chị phụ bếp - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. ? Theo em nguyên nhân vì sao công chúa không biết làm bất cứ công việc gì - HS: Được cưng chiều từ nhỏ đã quen, thiếu kĩ năng sống - GV yêu cầu HS trả lời, GV tích hợp với kĩ năng sống: Như chúng ta biết, XH hiện đại mỗi gia đình đều sinh ít con, chính vì vậy các em đều được bố mẹ cưng chiều, tạo điều kiện dành nhiều thời gian cho học tập. Tuy nhiên không phải vì thế mà các em không làm giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà. Chúng ta lớn rồi, cần thương yêu và chia sẻ, giúp đỡ và tập làm những công việc phù hợp với lứa tuổi.để sau này có những kĩ năng sống cần thiết trong gia đình cũng như XH. ? Mục đích của những yêu cầu người hát rong đặt ra là gì - HS: Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa. - GV mở rộng: Người hát rong chính là vua chích choè. Người đóng vai, người giả mạo,... là một mô - típ nhân vật hấp dẫn, thú vị trong thế giới cổ tích. Đây là một kiểu nhân vật thường có chức năng chính là thử thách nhân vật chính, sau đó là ban thưởng hoặc trừng phạt. Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích choè đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hoá trang và trở lại với thân phận thật của mình. - HS chú ý lắng nghe - GV chốt kiến thức và ghi bảng GV chuyển ý: Cuối cùng nàng công chúa xinh đẹp có những thay đổi tích cực gì về thái độ? Chúng ta chuyển sang phần 3.. - GV yêu cầu HS theo dõi đoạn 3 từ “Nàng vào thay quần áo. Lễ cưới”. - HS theo dõi đoạn cuối ? Phân tích diễn biến tâm trạng của công chúa khi nhận ra Vua chích chòe - HS thực hiện nhiệm vụ theo đôi - Khi nhận ra nhà vua chích chòe:+ Từ chối, cố sức gạt ra. + Cảm thấy xấu hổ khi bị mọi người chế nhạo. → Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng. - Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.". → Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng. ? Trải qua bao gian nan, khổ cực, công chúa đã có kết cục như thế nào - HS: Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng hạnh phúc: Kết hôn cùng Vua chích chòe ? Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em điều này có hợp lý không? Vì sao? - HS trình bày suy nghĩ cá nhân - Hợp lý vì tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cường sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe. GV mở rộng: “Tôi” tức là người kể chuyện và “bạn” tức người đọc, người nghe. Khi người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới” thì người đọc, người nghe hiểu rằng đây là một câu thoại có ý hài hước, bông đùa vì đó là là một giả định không có thật. Lời kể này cho thấy câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của người kể. Thậm chí một số truyện cổ tích nước ngoài, người kể chuyện còn nhấn mạnh hàm ý “công thức” này: “Thế là hết chuyện, đến đây thì tôi không còn bịa đặt cho anh nghe nữa đâu”. - GV khái quát chung nội dung bài và chuyển sang phần tổng kết - GV chuyển ý: Như vậy, chúng ta vừa đi tìm hiểu những nội dung chính của văn bản, từ một cô công chúa xinh đẹp nhưng tính tình kiêu căng, hay coi thường người khác, trải qua những thử thách khó khăn, nàng công chúa đã nhận ra những điều sai trái của mình, nàng đã thay đổi và kết hôn với Vua chích chòe có cuộc sống hạnh phúc. - GV hướng dẫn HS tổng kết, khát quát nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản. ? Theo em, truyện có nội dung, ý nghĩa gì ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của bài - HS chú ý lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. ? Trong nhiều truyện kể, chủ đề của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em, chủ đề của truyện này là gì - HS: Thói kiêu căng ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng. Vì vậy cần phải biết tôn trọng và sống hòa nhã với mọi người. ? Em rút ra được bài học gì sau khi học xong câu chuyện này - HS thảo luận, rút ra bài học cho bản thân - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức =>Chiếu máy *GV chuẩn kiến thức: Mỗi người đểu có một giá trị nhất định và tất cả đểu bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hoà nhã cùng mọi người. *GV tổng kết: - Ba truyện Thạch Sanh, Cây khế, Vua chích choè có 3 nhân vật với 3 tính xấu khác nhau: Lý Thông (Thạch Sanh) lừa bịp, cướp công người khác; người anh (Cây khê) thì tham lam, gian xảo; nàng công chúa (Vua chích choè) thì kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. - Kết cục cả 3 nhân vật đều phải nhận lấy những hình phạt thích đáng. Riêng nàng công chúa thì đã được Vua chích choè giúp đỡ để nhận ra lỗi lầm và biết sống một cuộc sống có ích hơn nên cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc. GV cho HS thảo luận theo đôi ? Nhận xét của em về lời kể trong 3 văn bản cổ tích “Thạch Sanh”, “Cây khế”, “Vua chích chòe”. - HS thảo luận - GV hướng dẫn HS thảo luận và rút ra bảng so sánh GV chuẩn kiến thức và chiếu bảng so sánh lời kể Hoạt động 3: Viết kết nối với đọc - GV chiếu yêu cầu BT ? Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật công chúa trong văn bản Vua chích choè. - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân - HS viết đoạn văn - GV gọi HS đọc đoạn văn - HS đọc đoạn văn của mình - GV chiếu đoạn văn lên máy chiếu vật thể - GV yêu cầu HS nhận xét về nội dung và hình thức của đoạn văn - HS nhận xét - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Đọc văn bản 1. Hướng dẫn đọc 2. Tìm hiểu chú thích/từ ngữ khó 3. Tác giả, tác phẩm a.Tác giả - Anh em nhà Grim: Jacob và Wilhelm người Đức b.Tác phẩm - Xuất xứ: nằm trong tuyển tập truyện cổ Grimm - Thể loại: cổ tích - Ngôi kể: ngôi thứ ba - Bố cục: 3 phần +P1: Từ đầu -> đi qua hoàng cung: Công chúa trước khi kết hôn. +P2: Tiếp theo ->làm đám cưới: Công chúa sau khi kết hôn. +P3: Còn lại: Kết thúc truyện: Nàng công chúa được hạnh phúc. II. Khám phá văn bản. 1. Công chúa trước khi kết hôn - Thân phận: cao quý, được cưng chiều. - Ngoại hình: xinh đẹp - Tính cách: kiêu ngạo, tinh nghịch, láu lỉnh 2. Cuộc sống của công chúa sau khi kết hôn - Nàng công chúa lấy một người hát rong và phải ra khỏi cung à trở thành thường dân, cuộc sống khổ cực. - Nàng lao động và làm đủ mọi công việc vất vả -> Người chồng muốn dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo, trừng phạt tính thích nhạo báng người khác của nàng. 3. Kết thúc truyện - Nàng nhận ra mình đã làm những điều sai trái và kết hôn với Vua chích chòe * Tổng kết a. Nội dung – Ý nghĩa: - Nội dung: Kể về cô công chúa xinh đẹp nhưng tính cách kiêu ngạo ngông cuồng. Vua chích choè đã tìm cách để dạy cho nàng một bài học và bỏ tính cách xấu. - Ý nghĩa: cần phải biết tôn trọng và sống hoà nhã cùng mọi người. b. Nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động. - Chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc. Văn bản Đặc điểm lời kể Thạch Sanh Có mục đích lí giải nguồn gốc con vật, phong tục Cây khế Xen vào những câu có dáng dấp tục ngữ, ca dao, vần vè, dễ thuộc, dễ nhớ Vua chích chòe Hàm chứa việc câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của tác giả dân gian... III. Viết kết nối với đọc Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật công chúa trong văn bản “Vua chích choè”. 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà: *Củng cố: GV hướng dẫn HS khái quát: 3 văn bản trong bài 7 Thế giới cổ tích đều có một câu hỏi sau đọc dành cho lời kể, trong truyện Thạch Sanh lời kể đôi khi có mục đích lí giải nguồn gốc con vật, phong tục còn lời kể trong truyện cây khế thường xen vào những câu có dáng dấp tục ngữ, ca dao, vần vè, dễ thuộc, dễ nhớ Vua chích chòe hàm chứa việc câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của tác giả dân gian thể hiện rõ qua kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. *Hướng dẫn về nhà - Bài vừa học: + Kể tóm tắt lại văn bản + Học thuộc nội dung bài + Hoàn thiện viết đoạn văn vào trong vở - Bài của tiết sau + Chuẩn bị viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích +Đọc lại các văn bản truyện cổ tích mà em đã học. +Đọc bài phân tích bài viết tham khảo “ Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh SGK tr 42. *******************************************
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_6_kntt_tiet_93_van_ban_3_vua_chich_choe.docx