Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33

pdf 5 trang Bình Lê 07/12/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33
MÔN: Ngữ văn 
LỚP: 6A, 6B, 6C, 6E 
TUẦN 33 
NỘI DUNG 
BÀI: VIẾT ĐƠN, LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI 
A. LÝ THUYẾT 
I) Khi nào cần viết đơn: 
Khi cần viết đơn khi muốn đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức
có quyền hạn quyết nguyện vọng đó. 
 Ví dụ sgk: 
a)Viết đơn trình báo cơ quan CA 
b) Viết đơn xin nhập học – BGH 
c) Không phải viét đơn mà phải viết bản kiểm điểm 
d) Viết đơn xin chuyển trường – PGD 
* Đọc ghi nhớ trong SGK 
II) Các loại đơn và nội dung không thể thiếu trong đơn: 
 1. Các loại đơn 
- Đơn theo mẫu (Thường in sẵn) 
- Đơn không theo mẫu 
2. Những nội dung không thể thiếu trong đơn. 
- Quốc hiệu, tiêu ngữ. 
- Địa điểm viết đơn. 
- Đơn gửi ai? (cơ quan, tổ chức, cá nhân) 
- Ai gửi đơn?(cá nhân hay tập thể) 
- Gửi đơn để làm gì?(mục đích gửi hay nguyện vọng đề đạt được giải quyết) 
* Đọc ghi nhớ trong SGK 
III) Cách thức viết đơn: 
1- Đơn theo mẫu
 Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. 
2- Đơn không theo mẫu: 
Phải trình bày theo thứ tự nhất định. 
- Quốc hiệu, tiêu ngữ 
- Địa điểm, ngày, tháng, năm. 
- Tên đơn 
- Đơn gửi ai 
- Ai gửi đơn 
- Mục đích gửi đơn 
- Cam đoan và cảm ơn 
- Kí tên 
-> Trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa. 
* Đọc ghi nhớ trong SGK 
Ghi nhớ: Sgk/134 
IV. Các lỗi thường mắc khi viết đơn 
1. Ví dụ 1 : sgk/142- 143 
+) Các đơn mắc các lỗi: 
- Thiếu quốc hiệu 
- Thiếu ngày, tháng, năm, nơi viết đơn 
- Người nhận, nơi nhận đơn ko rõ 
- Thiếu họ, tên người viết đơn 
- Thiếu chữ kí của người viết 
+) Cách chữa: Bỏ phần thừa, thêm phần thiếu 
2. Ví dụ 2: Sgk/143 
* Các lỗi: 
- Thừa phần viết về bố, mẹ. 
- Lí do trình bày chưa rõ ràng. 
- Thiếu ngày, tháng năm, nơi viết đơn, lời cam đoan. 
- Thiếu chữ kí của người viết đơn. 
* Cách chữa: 
Bỏ phần thừa, thêm phần thiếu.
3. Ví dụ 3: 
- Lí do viết đơn chưa rõ ràng 
- Hoàn cảnh viết đơn chưa có sức thuyết phục 
- Đơn này phải do phụ huynh viết 
- Không viết: Tên em là... 
 -> Viết: Em là.... 
B. BÀI TẬP 
Viết đơn xin nghỉ học 
************************************************************************** 
BÀI: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, DẤU CHẤMHỎI, DẤU CHẤM THAN) 
A. LÝ THUYẾT 
Công dụng của các loại dấu câu: 
-Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu
nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. 
- Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu
chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để
biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biến đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. 
B. BÀI TẬP 
1. Làm các bài tập trong sách giáo khoa. 
2. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây. 
a) 
- "Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể hang động thuộc khối
núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng
bằng hai con đường [...] 
(Trần Hoàng) 
- "Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể hang động thuộc khối
núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng
bằng hai con đường. 
b) 
- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. 
- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm ; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 (Trần Hoàng) 
3. Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao
không đúng ? Hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng. 
a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì ? Và không hiểu vì sao tôi không
thể thân với Mèo như trước kia được nữa ? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt
um lên. 
b) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không
thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um
lên! 
(Tạ Duy Anh) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_33.pdf