Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
UBND HUYỆN TIÊN DU TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BÃO 1 BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Dạy lớp: 5 Tuổi số 1 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Liên Bão 1 Tiên Du, ngày 16 tháng 10 năm 2020 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc Ưu điểm Hạn chế 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Giáo dục âm nhạc tại lớp 5 Tuổi số 1 3. Thực nghiệm sư phạm Biện pháp 1: Tạo môi trường kích thích hứng thú học tập của trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Biện pháp 2: Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trẻ, ngày lễ, ngày hội và các trò chơi mọi lúc mọi nơi. Biện pháp 3: Sưu tầm, sáng tác, cải biên một số trò chơi phục vụ âm nhạc. 4. Kết luận 5. Kiến nghị, đề xuất PHẦN III: MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP PHẦN IV: CAM KẾT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Là một giáo viên mầm non tôi luôn tâm huyết với nghề, mong muốn truyền đạt cho các bé thật nhiều kiến thức, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có và điều quan trọng hơn cả là giáo viên phải biết nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc. Chính vì điều đó tôi luôn tìm tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình đạt hiệu quả cao. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc tổ chức Hoạt động Giáo dục Âm nhạc: a.Ưu điểm: Luôn nhận được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục & Đào tạo Tiên Du, đặc biệt Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ và mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,sự ủng hộ của các bậc cha mẹ trẻ. Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi, nhiệt tình tâm huyết với nghề, tích cực tham khảo tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm cho bản thân. Về trẻ: Hiện tại tôi đang chủ nhiệm lớp 5 Tuổi số 1 với số trẻ là 22 trẻ. Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. Về cơ sở vật chất: phòng học sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông, khuôn viên trường học rộng rãi, không khí trong lành . b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm đó, tôi còn gặp một số hạn chế như sau: Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát không dám thể hiện năng khiếu. Nhà trường chưa có phòng âm nhạc cho trẻ hoạt động. Khả năng chơi đàn piano của bản thân chưa thành thạo. Việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt, chưa mạnh dạn đổi mới trong xây dựng các chủ đề, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chung chưa mang tính chất mở. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Giáo dục âm nhạc tại lớp 5 Tuổi số 1 Biện pháp 1: Tạo môi trường kích thích hứng thú học tập của trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Biện pháp 2: Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trẻ, ngày lễ, ngày hội và các trò chơi mọi lúc mọi nơi. Biện pháp 3: Sưu tầm, sáng tác, cải biên một số trò chơi phục vụ âm nhạc. 3. Thực nghiệm sư phạm *Biện pháp 1: Tạo môi trường kích thích hứng thú học tập của trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Như chúng ta đã biết, trẻ 5- 6 tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học, trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước như nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác, điệu bộ. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, trẻ rất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận động bằng các nhạc cụ, trang phục. Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thân tôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức. Thường xuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ. Để có nhiều đồ dùng phong phú thì giáo viên phải tận dụng những nguyên vật liệu phế thải sẵn có dễ tìm để cô và trẻ có thể tự tạo ra các dụng cụ âm nhạc hay trang phục biểu diễn. Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc trong lớp ở góc nghệ thuật thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như góc thiên nhiên, sân vườn trường, trong giờ đón trả trẻ, giờ thể dục sáng Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải mái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càng phong phú.Vậy muốn cho trẻ được phát triển toàn diện thì khi tổ chức hoạt động âm nhạc giáo viên cần linh hoạt chuẩn bị các đạo cụ, trang phục cho trẻ biểu diễn. Cung cấp nhiều nguồn âm thanh để trẻ kết hợp sử dụng cùng với trang phục như phách tre, các loại lon, vỏ thạch, hộp sữa, các loại đá. Mặt khác giáo viên cần quan tâm sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, nhạc cổ điểnCác loại nhạc cụ dân tộc và một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, những con rối, con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng để kích thích tính tò mò ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc một cách hào hứng, thoải mái. * Biện pháp 2: Âm nhạc kết hợp với các môn học khác, trong giờ đón trẻ, ngày lễ, ngày hội và các trò chơi mọi lúc mọi nơi. Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác trở nên sinh động hơn. Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ nói ra những suy nghĩ của mình và thường xuyên động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong những giờ hoạt động khác. Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, thời điểm này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Vì thế tôi chọn và mở các ca khúc phù hợp lôi cuốn trẻ thích đến trường Ngoài ra tôi còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ hoạt động khác như: Tổ chức cho trẻ nghe nhạc trong các giờ hoạt động khác như: Hoạt động làm quen chữ cái, Hoạt động khám phá khoa học, Hoạt động tạo hình Ví dụ: Hoạt động làm quen với văn học, khi giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dungĐể truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt nam nối tiếp nhau. Thông qua việc dạy trẻ bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “ Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bình phổ nhạc. Nhờ giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, giờ học thêm sinh động phong phú và trẻ rất chú ý. Mặt khác thông qua các hoạt động tổ chức ngày lễ, ngày hội tôi có thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc.Ví dụ: Ngày khai giảng, lễ hội 20/11, tết trung thu, mừng ngày 8/3, hội thi “ Giai điệu tuổi hồng” và lễ tổng kết năm học. Âm nhạc kết hợp với trò chơi mọi lúc mọi nơi: Giờ ổn định tổ chức, hay chuyển hoạt động, tôi ổn định trẻ bằng những bài hát mà trẻ thích, thuộc chủ đề, khi chơi các trò lựa chọn bài hát phù hợp với trò chơi và chủ đề đang dạy.Ví dụ: Trò chơi “ Nghe âm thanh tìm dụng cụ” yêu cầu trẻ phải lắng tai nghe âm thanh phát ra để có thể đoán được dụng cụ phát ra âm thanh đó để trẻ tìm. * Biện pháp 3: Sưu tầm, sáng tác, cải biên một số trò chơi phục vụ âm nhạc Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân tôi đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Ví dụ: + Trò chơi “Nghe thấu hát tài”: giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng. Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân lớn lên cháu lái máy cày”( thuộc chủ đề nghề nghiệp). Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. + Trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”: tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ. + Trò chơi “Giai điệu thân quen” : giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. Cho trẻ nghe giai điệu “ Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi nhanh...” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Lá xanh”( thuộc chủ đề thế giới thực vật). b. Kết quả đạt được: Sau 1 thời gian áp dụng các biện pháp trên kết quả cho thấy các cháu có chuyển biến rõ rệt: 100% các cháu đã nắm chắc thành thạo kỹ năng cảm thụ âm nhạc, cách sử dụng nhạc cụ âm nhạc 90% các cháu đã hát đúng nhạc, có tính sáng tạo 90% trẻ biết vận động hợp lý. c. Điều chỉnh bổ sung: - Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức để phát huy tính tích cực, sáng tạo. - Luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động và động viên khích lệ trẻ kịp thời giúp trẻ cảm thấy mạnh dạn tự tin. - Kiên trì tập luyện để có giọng hát hay, truyền cảm cũng như khả năng sử dụng đàn piano thành thạo. 4. Kết luận Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ, nó gắn liền với con người từ khi chào đời đến khi từ giã cõi đời. Để nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, khuyến khích trẻ thực hiện không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai năng động, sáng tạo với một tâm hồn, lạc quan yêu đời, tự tin vào cuộc sống. 5. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với tổ chuyên môn Tăng cường họp tổ chuyên môn cùng nhau trao đổi giúp đỡ những đồng nghiệp mới nắm rõ các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDÂN b. Đối với Lãnh đạo nhà trường Tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên. Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp tại trường cũng như các trường điểm để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo Cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức chuyên đề nhiều hơn nữa để giáo viên nắm bắt được sự đổi mới của giáo dục mần non trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Mở thêm các lớp tập huấn để bồi dưỡng năng khiếu đánh đàn và múa hát cho giáo viên mầm non. Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi. Kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng của tổ chuyên môn, ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp giúp tôi nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc tại lớp của tôi cũng như trong trường Mầm non Liên Bão 1. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN III: MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP - Về phía giáo viên: Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện - Sử dụng phương pháp, biện pháp còn dập khuôn máy móc, chưa sáng tạo, linh hoạt. - Tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc không thường xuyên. - Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ tiếp xúc làm quen với âm nhạc chưa được thường xuyên. - Sử dụng phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt và sáng tạo. - Tạo môi trường cho trẻ được hoạt động âm nhạc thường xuyên. - Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ tiếp xúc làm quen với âm nhạc. -Về đồ dùng, đồ chơi: Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện - Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài chưa phong phú. - Đồ dùng, nhạc cụ, trang phục ít, chưa đẹp, chưa sáng tạo, chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ. - Chưa có các băng đĩa nhạc theo chủ đề, chủ điểm cho trẻ nghe. - Góc âm nhạc rất phong phú, rất sáng tạo với nhiều đồ dùng, nhạc cụ, trang phục bền đẹp do cô và trẻ tự làm từ những ăng đĩa nhạc nguyên vật liệu phế thải, rất lôi cuốn hấp dẫn trẻ yêu thích âm nhạc. - Có rất nhiều các băng đĩa nhạc thiếu nhi, mầm non, nhạc cổ điển cho trẻ nghe. - Về phía trẻ: Stt Phân loại khả năng Mức độ đánh giá Tốt Tỷ lệ % Tăng giảm (So đầu năm học) Khá Tỷ lệ % Tăng giảm (So với đầu năm học) TB Tỷ lệ % Tăng giảm( So với đầu năm học) T¨ng gi¶m 1 Trẻ mạnh dạn, tự tin hát rõ ràng, chính xác. 16 trẻ 73% Tăng 50% 6 trẻ 27% Giảm 27% 0 trẻ Giảm 23% 2 Trẻ hiểu nội dung các tác phẩm âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc. 14 trẻ 53,8% Tăng 38,4% 12 trẻ 46,1% Tăng 7,6% 0 trẻ Giảm 46,1% 3 Trẻ vận động đúng đẹp theo đội hình, diễn cảm các động tác, phối hợp nhịp nhàng toàn thân với động tác tay và chân. 15 trẻ 57,7% Tăng 46,2% 10 trẻ 35,4% Giảm 22,3% 1 trẻ 3,8% Giảm 27% 4 Khả năng nghe và phân biệt âm nhạc của trẻ. 15 trẻ 57,7% Tăng 38,5% 11 trẻ 42,3% Giảm 15,4% 0 trẻ Giảm 21,4% PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Liên Bão, ngày 16 tháng 10 năm 2020 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Hồng Nhung Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Nguyễn Thị Thương Đánh giá, nhận xét của đơn vị .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Điểm
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_cho_tr.docx