Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Mầm non Liên Bão 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Mầm non Liên Bão 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Mầm non Liên Bão 1
Phần I MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Xác định "Giáo dục Đào tạo là Quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển", làm thế nào để phát triển Giáo dục Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà luôn là nhiệm vụ chính trị được Đảng ta đặc biệt quan tâm, là một trong những nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục Đào tạo không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo ra các nguồn nhân lực tạo ra vật chất, mà hiện nay kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế và chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước trong tương lai. Đồng thời là cơ sở để hình thành nhân cách của trẻ, làm nền tảng cho việc hình thành lối sống nhân cách cho trẻ sau này. Như vậy giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng có tác dụng to lớn đối với toàn bộ đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội. Để có chất lượng giáo dục như mục tiêu yêu cầu của ngành học đã đặt ra, đòi hỏi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trong các trường mầm non phải đầy đủ và hiện đại. Thực tế đã chứng minh: Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị quyết định lớn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Mặt khác trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay trẻ em không những được học ăn, học nói, chăm sóc chu đáo mà còn được tiếp cận vơi các phương tiện nghe nhìn được khai thác các trò chơi trí tuệ trên máy vi tính, chính vì vậy nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất thiết bị trong trường mầm non là vô cùng quan trọng. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quyết định cơ bản sự tồn tại và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non. Từ thực tế đơn vị trường mầm non Liên Bão 1 đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 từ năm 2019, song để củng cố vững chắc các tiêu chí của trường chuẩn mức độ 2 vào những năm tiếp theo và chuẩn bị cho công nhận lại vào năm học 2024-2025 tới đây nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong đó có khó khăn về cơ sở vật chất, các trang thiết bị còn thiếu đồng bộ cần phải khắc phục, chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường mầm non Liên Bão 1” Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm điều tra, đánh giá một cách chính xác, đúng đắn, khách quan tình hình thực trạng, thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường hiện nay. Tìm ra tồn tại, khó khăn, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường hiện nay. Tìm ra và áp dụng các giải pháp tối ưu để khắc phục những tồn tại trong vấn đề đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường mầm non hiện nay, nhằm xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường các trang thiết bị nhà trường ngày một khang trang hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non, đưa giáo dục mầm non bước kịp theo yêu cầu Giáo dục Đào tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường mầm non nói chung, trường Mầm non Liên Bão 1 nói riêng và cho các cán bộ quản lý giáo dục. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của SK. - So với các đề tài trước đây, đề tài “Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Mầm non Liên Bão 1”, thể hiện tầm nhìn tổng thể của người cán bộ quản lý, sự năng động nhiệt tình, sự say mê sáng tạo trong công việc của người cán bộ quản lý. - Các giải pháp nghiên cứu đều xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và mang tính đồng bộ, chiến lược phù hợp với tình hình phát triển giáo dục hiện nay, có hiệu quả thiết thực, tính ứng dụng rộng rãi, lâu dài. - Các giải pháp đã được ứng dụng tại trường Mầm non Liên Bão 1 từ năm học 2022-2023 cho đến nay. Ưu điểm của sáng kiến là dễ áp dụng, tính hiệu quả cao. 3. Đóng góp của sáng kiến để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. - Đóng góp của Sáng kiến “Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường Mầm non Liên Bão 1” để góp phần nâng cao chất lượng quản lý chỉ đạo của cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống giáo dục mầm non nói chung và chất lượng ở trường Mầm non Liên Bão 1 nói riêng, cụ thể về lĩnh vực cơ sở vật chất, trang thiết bị và chăm sóc, giáo dục trẻ. - Đề tài góp phần phổ biến cho đội ngũ cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong công tác xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường, công tác tham mưu... - Giúp cho cán bộ quản lý nắm vững các chức năng quản lý và tìm ra biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường mầm non, biết huy động mọi tiềm năng nguồn lực của tập thể giáo viên và các thành phần trong xã hội. - Giải quyết tốt các thực trạng làm tốt công tác quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, đặc biệt là xây dựng nhà trường theo hướng kiên cố hoá, đồng bộ hoá, và hiện đại hoá mang tầm chiến lược. Phần II NỘI DUNG Chương I KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BÃO 1 1. Vài nét về tình hình đặc điểm của nhà trường. Trường Mầm non Liên Bão 1 được tách ra từ trường Mầm non Liên Bão theo Quyết định số 732/QD-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2014. Trường nằm trên địa phận 3 thôn (Chè, Dọc, Hoài Thượng) xã Liên Bão. Trường thuộc địa bàn có nền kinh tế đang trên đà phát triển. - Trường gồm 2 điểm trường; Chè; Hoài Thượng, với tổng diện tích mặt bằng 13242,5 m2. Điểm trường chính đặt tại điểm trường Chè. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3 tháng 7 năm 2019. - Trường có 21 nhóm /lớp với tổng số trẻ là 393 cháu. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 52 người. (Biên chế: 38) Trong đó: + Cán bộ quản lý: 03 đ/c + Giáo viên: 35 đ/c + Nhân viên: 14 đ/c - Đảng viên: 18 đ/c - Trình độ giáo viên: 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn 25/35 đạt 71%. a. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp các ngành, trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3, hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên đều nắm bắt thông tin hai chiều một cách nhanh nhẹn. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp. Sự đồng tình ủng hộ, tin yêu, giúp đỡ của các đồng nghiệp. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết và trách nhiệm và thân thiện. b. Khó khăn: Trường có 02 điểm cách xa nhau, đội ngũ giáo viên, nhân viên biên chế thiếu, Không có giáo viên hợp đồng. Nhận thức, năng lực của một số giáo viên còn hạn chế về công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục. - Đồ dùng đồ chơi ngoài trời, đồ dùng thiết bị nhà bếp, đồ dùng phục vụ cho các môn học và các hoạt động thực hiện theo chủ đề còn hạn chế. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học một số khu còn chật hẹp, còn thiếu thốn khó khăn. 2. Điều tra thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường Mầm non Liên Bão 1. Tôi đã tiến hành phương pháp điều tra nắm bắt tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị kết quả cụ thể như sau: - Về phòng học: Toàn trường có tổng số 21 phòng học trong đó có một số phòng được xây dựng từ những năm 2005 trở về trước (khu Hoài Thượng – Dọc), diện tích chật hẹp, bí, cửa sổ các phòng học bố trí không hợp lí, nhỏ về kích thước, thiếu ánh sáng, vệ sinh xuống cấp, tường bong tróc... . - Về bàn ghế: Nhìn chung các lớp đều có đủ bàn ghế cho trẻ ngồi học nhưng vẫn còn một số lớp sử dụng những bàn ghế đã cũ, ọp ẹp, chắp vá, không đồng bộ, không đúng kích cỡ theo quy định, bàn ghế làm việc, tiếp khách phòng Hiệu trưởng, phòng họp chưa có. - Về đồ dùng, đồ chơi: chủ yếu là một số đồ dùng đồ chơi được trang cấp bổ sung nhỏ lẻ hằng năm, còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự hiện đại. Nhiều trang thiết bị, nhất là trang thiết bị đồ điện tử được cấp từ nguồn kinh phí của cấp trên lâu ngày đã cũ và hỏng phải sửa chữa nhiều lần. - Về bếp ăn: Nhà trường đã tổ chức 2 bếp ăn trên 2 khu, tuy nhiên về cơ sở vật chất thì còn nghèo nàn, chỉ là tạm bợ chưa có nhà ăn, bếp chưa kiên cố thiếu một số thiết bị như; bếp ga, tủ bát, tủ cơm ga... Nhìn chung tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị trường Mầm non Liên Bão 1, qua điều tra cho thấy, còn khiêm tốn và thiếu tính đồng bộ và hiện đại. * Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo. - Đời sống kinh tế của nhân dân tuy đã được nâng cao, song do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong hai năm vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ửng hộ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường còn bị hạn chế. - Trường đang trong thời kỳ hoạt động những năm đầu cơ sở vật chất, trang thiết bị còn khó khăn hạn chế. Sự đầu tư cho giáo dục mầm non của các cấp các ngành còn đang ở bước đầu triển khai thực hiện. - Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động xã hội hoá giáo dục. - Do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 dẫn đến kinh phí đầu tư vô cùng khó khăn, hạn hẹp trong việc mua sắm trang thiết bị cho việc chăm sóc, giáo dục còn ở mức hạn chế. Từ những nguyên nhân cơ bản trên tôi đã tham mưu cùng Ban giám hiệu, xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. Chương II NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI Với quan điểm “Giáo dục sự nghiệp cách mạng quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”. Với quan điểm đó Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát triển. Thực tế cho thấy những điểm mới cơ bản trong quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng ta thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Từ đó, Đại hội XIII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Để thực hiện chủ trương đó, thời gian tới cần tập trung đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo; coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngành, bậc học mầm non là tập trung vào một số vấn đề rất cơ bản và quan trọng như: Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục. Một trong những mục tiêu đổi mới phát triển giáo dục của huyện Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung trong thời gian tới về xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp trang thiết bị cho mạng lưới trường lớp là. Rà soát, bổ sung quy hoạch, đảm bảo diện tích đất các trường học theo tiêu chí chuẩn quốc gia; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Đảng về đổi mới phát triển giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay, trường Mầm non Liên Bão 1 đã xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030, trong đó có việc thực hiện các nhiệm vụ củng cố xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo, đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới, tiến tới xây dựng trường Mầm non Liên Bão 1 là trường có cơ sở vật chất hiện đại, chuẩn quốc gia mức độ 2 một cách vững chắc vào năm 2022. Để hoàn thành tốt các mục tiêu đó, cần thực hiện tốt những giải pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cụ thể sau: 1. Thực hiện tốt công tác tham mưu. Để làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị qua công tác xã hội hoá giáo dục thì việc phải làm trước tiên đó là cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành học, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong đó Giáo dục mầm non là bậc học đầu tỉên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò nền tảng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với giáo dục mầm non. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách đó ở địa phương còn chưa đầy đủ, chưa tương xứng với tầm quan trọng của ngành học. Điều quan trọng đối với người cán bộ quản lý trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học là công tác tham mưu đề xuất. Chúng ta đều biết rằng, do sự phân công quản lý nhà nước nên việc xây dựng cơ sở vật chất trường học với bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, là do Uỷ ban nhân dân xã đảm nhiệm. Chính vì vậy, công tác tham mưu lại càng quan trọng. Thực tế ở nhiều trường cho thấy, nếu hiệu trưởng năng động làm tốt công tác tham mưu với cán bộ địa phương thì cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường sẽ được đầu tư xây dựng tốt, ngược lại, nếu không năng động làm tốt công tác tham mưu, thì trường ít được đầu tư hoặc không được đầu tư. Tuy nhiên, công tác tham mưu là một việc rất khó. Nó đòi hỏi người hiệu trưởng phải có nhiều tố chất quan trọng như: lòng kiên trì, tính nhẫn lại, sự tế nhị, khéo léo, sự quan sát nhận định, chọn thời cơ, chọn hành lang pháp lý để biến nội dung tham mưu, vấn đề tham mưu đề xuất thành hiện thực. Qua công tác tham mưu cho thấy, vấn đề dù đúng, dù quan trọng song nếu không chọn đúng lúc để tham mưu đề xuất thì cũng không được ủng hộ. Cần làm cho cán bộ chủ chốt của địa phương thấy rằng việc của trương cũng chính là việc của họ. Đồng thời cũng lưu ý rằng, khi đặt vấn đề cần chú ý đến tính khả thi, mà yếu tố rất quan trọng mang tính quyết định là nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng. Một điều cần lưu ý nữa là vấn đề tham mưu cần được gắn với chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục và rất cần sự tác động của cấp trên. Ví dụ khi cần đặt vấn đề đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nếu qua các cuộc họp giao ban, qua các tờ trình Uỷ ban nhân dân, qua các hội nghị thì chưa đủ. Chính vì vậy sau khi bàn bạc trong Ban giám hiệu, Công đoàn, hiệu trưởng cần phải biết tận dụng cơ hội ở mọi lúc mọi nơi để tham mưu. Chính vì vậy tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và viết tờ trình lên các cấp chính quyền địa phương đề đạt các nguyện vọng, nhu cầu cần thiết cho việc dạy và học của nhà trường. Sau nhiều lần đệ trình nhà trường đã nhận được sự quan tâm về tinh thần và vật chất. Uỷ ban nhân dân xã đã đang tiến hành đẩy nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng mới khu Hoài Thượng, với dự kiến 16 phòng học cùng hệ thống các phòng hiệu bộ, chức năng, tổng diện tích 10.000 m2, vốn đầu tư gần 55 tỷ đồng. UBND huyện cấp kinh phí mua sắm đồ dùng, trang thiết bị dạy và học, sửa chữa cơ sở vật chất các công trình vệ sinh tính đến thời điểm tháng 12 năm 2023, tổng số tiền 1.168.846.000đ, dự kiến năm 2024 tiếp tục đầu tư: 1.410.000.000đ. Đây là nguồn động viên và tạo điều kiện để nhà trường chúng tôi chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ. Hằng năm chúng tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung tuyên truyền, số lượt tuyên truyền, hình thức tuyên truyền với toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Yêu cầu các nhóm lớp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền với 100% các bậc cha mẹ. Ngoài ra tôi còn tranh thủ các buổi họp cha mẹ trẻ toàn trường hoặc các buổi họp ban đại diện cha mẹ trẻ để tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, những điều kiện và nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Từ đó, tôi kết hợp với ban đại diện cha mẹ trẻ vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Trong năm học nhà trường đã huy động cha mẹ trẻ mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ. Cha mẹ trẻ các khu ủng hộ vật liệu trang trí lớp, cây xanh, cây cảnh, trị giá trên dưới 25.000.000đ 3. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục mầm non. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục là một việc làm vô cùng cần thiết trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường. Nếu chỉ dựa vào sự đóng góp của nhân dân thì không thể xây dựng được cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng được các nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy đòi hỏi phải có sự ủng hộ, chung tay gánh vác của toàn thể xã hội. Chính vì vậy, với cương vị là người đứng đầu nhà trường tôi đã kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của các các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tập thể cá nhân các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn. Trong năm học đã huy động được sức người sức của để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và cảnh quan môi trường trong nhà trường luôn xanh- sạch - đẹp. Các đơn vị đã tạo điều kiện để nhà trường có được những công trình xây dựng cho nhà trường và ủng hộ nhà trường tổ chức các lễ hội thi đua của cô và trẻ. Cụ thể: Nhà trường đã tổ chức một số đêm văn nghệ và đã nhận được sự hưởng ứng của các cấp, các ngành và các bậc cha mẹ trẻ ủng hộ dụng cụ, trang điểm biểu diễn cho các đội văn nghệ ở các lớp. 4. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc. - Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt vì kế hoạch, như kim chỉ nam, dẫn đường chỉ lối cho người cán bộ thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng nhất. Xây dựng được kế hoạch tức là đã tiến đến thành công được một nửa, bởi kế hoạch sẽ giúp ta làm việc khoa học, không chồng chéo, không bỏ sót việc. - Xây dựng kế hoạch bằng cách xác định đâu là điểm yếu nhất để tập trung thành mũi nhọn làm trong từng tháng, từng giai đoạn. - Đối với bản thân tôi với nhiệm vụ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong công tác tham mưu, vì vậy tôi đã nhiệt tình, trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ, đồng thời phối hợp cùng các đồng chí trong ban giám hiệu cùng nhau làm việc nhịp nhàng, chu đáo, hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học đã đề ra. 5. Nâng cao vai trò và sự quyết tâm của người đứng đầu đơn vị. Muốn có sự đồng thuận cao, trong công tác xây dựng cơ sở vật chất từ lãnh đạo địa phương, nhân dân trong toàn xã và cha mẹ trẻ trong toàn trường, thì vai trò của người cán bộ quản lý đặc biệt quan trọng. Cán bộ quản lý phải là người gương mẫu, năng động, sáng tạo có tầm nhìn chiến lược, có năng lực về mọi mặt, có uy tín cao, được lãnh đạo Đảng - Chính quyền - Các đoàn thể - Nhân dân trong toàn xã cùng đồng nghiệp và cha mẹ trẻ trong toàn trường tin yêu, kính trọng. Là tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực hoạt động để cho mọi người học tập và làm theo. Phải biết hy sinh lợi ích cá nhân, không tư lợi thì để tập hợp được quần chúng cùng tham gia ủng hộ các phong trào của nhà trường, để làm tốt được điều đó, bản thân tôi luôn cố gắng; - Có ý thức trách nhiệm cao với ngành, với phong trào, với nhân dân và cha mẹ trẻ. - Luôn yêu nghề nhiệt tình, kiên trì nhẫn nại trong mọi công việc. - Tích cực tham mưu xây dựng kế hoạch kịp thời, dựa trên tình hình địa phương, thực lực của nhà trường rõ về số lượng, có tính thuyết phục, khả thi cao. - Cùng với ban giám hiệu làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương các cấp, ban ngành đoàn thể và cha mẹ trẻ. - Linh hoạt, sáng tạo, tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, có kế hoạch phối hợp chặt
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tang_cuong_co_so_vat.doc