Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động

pdf 31 trang Bình Lê 11/01/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
1 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU Trang 
I. Mục đích của sáng kiến......................................................................................2 
II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến .....................................................4 
III. Đóng góp của sáng kiến nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng ............................5 
Phần 2: NỘI DUNG 
Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO.7 
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến ...............................................................................7 
II. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến .........................................................................8 
III. Mục tiêu, định hướng về việc nâng cao hứng thú ..............9 
1. Về phía giáo viên...9 
2. Về phía học sinh9 
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI...10 
1. Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động.............................................10 
1.1. Xác định mục tiêu khởi động...10 
1.2. Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động..10 
1.3. Hoạt động Khởi động để tạo tâm thế cho HS trước mỗi giờ học.11 
2. Các bước thực hiện giải pháp..14 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên.15 
2.2. Hoạt động khởi động trước khi vào bài học mới .....15 
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ........................................23 
Phần 3: KẾT LUẬN .........................................................................................28 
1. Những vấn đề quan trọng được sáng kiến đề cập ...........................................28 
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến khi được triển khai ...................................28 
3. Kiến nghị với các cấp quản lý ........................................................................28 
Phần 4: PHỤ LỤC ............................................................................................31 
2 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
Phần 1: MỞĐẦU
I. Mục đích của sáng kiến. 
Triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây các nhà trường phổ
thông đã tổ chức nhiều hoạt động đổi mới. Trong đó, trọng tâm là đổi mới về
dạy học và các hoạt động giáo dục. Đổi mới căn bản từ dạy học trang bị kiến
thức sang dạy học phát triển năng lực để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế
hội nhập. Song song với việc dạy là quá trình kiểm tra đánh giá cũng thay đổi từ
lối kiểm tra nặng về nhớ, thuộc sang lối kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng
kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với
kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng của dạy học và giáo dục. Vì thế, việc dạy học tho định hướng phát 
triển năng lực người học là hết sức cần thiết, trong đó có bộ môn Tin học THCS. 
Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là
không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở
tất cả các cấp học mà trong đó cấp Trung học cơ sở là không thể thiếu. Để làm
được điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên nhà trường ở tất cả các bộ môn cần thể
hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt sứ
mệnh của ngành đã đề ra. 
Trong các môn học, Tin học là môn học không thể thiếu trong nhà trường
phổ thông. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tin học trong
nhà trường đặt lên vai đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy Tin học là nghĩa vụ cao cả
để hoàn thành các chỉ tiêu và hiệu quả đào tạo của nhà trường đặc biệt là bậc học
Trung học cơ sở. 
Việc giảng dạy Tin học trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam nhiều
năm nay đã xm môn Tin học là môn học không thể thiếu, bậc học Trung học cơ
sở lại rất cần thiết đối với lứa tuổi phát triển về tư duy, về tâm sinh lý. Trong đó,
môn Tin học được triển khai thực hiện ở tất cả các khối 6, 7, 8, 9. 
Học sinh được tiếp cận nhiều trên các phương tiện hiện đại, hệ thống 
phòng máy với các thiết bị máy tính có cấu hình tương đối cao, hệ thống mạng 
3 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
cáp quang tương đối mạnh để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu học tập và tra cứu bộ 
môn Tin học của học sinh trong nhà trường. 
Trong các khối lớp học thì Tin học lớp 6 là năm đầu tiên học chương trình 
giáo dục phổ thông 2018, môn học được vào là học chính thức. 
Như Khổng Tử đã từng nói “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích 
mà học không bằng vui mà học”. Và định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi 
giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy, đó là: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo 
của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến 
tình cảm, đm lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24, Luật giáo 
dục). Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham 
thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong
học tập. 
Thật vậy, tâm lý của học sinh là hào hứng với cái mới, thích sự sáng tạo 
và thi đua lẫn nhau. Để kích thích sự sáng tạo, trí tò mò của học sinh và giúp cho 
học sinh tham gia nhiệt tình vào lớp học thì hoạt động khởi động là một hoạt 
động cần thiết và mang lại hiệu quả dạy học. Như là mỗi bài văn đều kết cấu từ 
ba phần, nếu phần mở bài suôn sẻ, cuốn hút thì mức độ thành công đã đạt 40%. 
Khâu dẫn nhập chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy, nhưng lại ở 
vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó xuyên suốt với các hoạt 
động còn lại. 
Hoạt động khởi động chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút trước khi vào bài 
mới nhưng nó có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức nội dung 
bài học mới một cách hứng thú, say mê. Đồng thời cũng là quá trình thn chốt 
thúc đẩy tính tích cực ở học sinh. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua hoạt 
động này. 
Nhưng trong thực tế khởi động vào bài học chưa được coi trọng, còn 
nhàm chán, qua loa, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức trong mỗi tiết dạy, 
chưa đảm bảo được tiến trình dạy học “đầu xuôi đuôi lọt”. Học sinh chưa có tâm
4 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
thế tốt, chưa sẵn sàng cho một bài học mới. 
Một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò 
chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên 
bài học mà ai cũng biết. Chưa coi hoạt động khởi động là một hoạt động học tập, 
chưa cho các m suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình. Có giáo viên còn cố gắng 
giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này. 
Xuất phát từ những lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một 
sáng kiến tôi xin đề cập đến “Nâng cao hứng thú học môn tin học 6 cho học 
sinh thông qua hoạt động khởi động” mà tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp 
dụng vào thực tế dạy học. 
Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao hứng thú học môn tin học cho học sinh 
trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6, năm học 2021 – 2022. 
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 6A, 6B của trường THCS Phú 
Lâm, huyện Tiên Du. 
II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. 
Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích là kích thích tính tò 
mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức mới thì 
người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây 
dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan 
sát, Tuy nhiên thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút nên giáo viên 
chỉ giành khoảng 5 phút để dẫn vào bài mới. Vậy nên, yêu cầu của hoạt động 
khởi động là cần ngắn gọn, khái quát cao, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, 
vòng vo. Từ đó tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú, hứa hẹn một tiết 
dạy hấp dẫn, hiệu quả. Dù có dưới bất kì hình thức nào thì giáo viên vẫn phải 
dùng câu hỏi để kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học. 
Bằng các câu hỏi liên quan đến bài học, giáo viên giúp học sinh tự thể 
hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị 
được học hay muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa
thấu đáo nào đó Giáo viên cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh 
sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì?. Việc này đòi hỏi 
5 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng phần khởi động cụ thể, không được máy 
móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý 
tưởng sáng tạo. 
III. Đóng góp của sáng kiến nhằm hỗ trợ nâng cao hứng thú học môn
tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động . 
 Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi 
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy 
của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng 
tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động 
tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải 
suy nghĩ, trăn trởVì thế để có giờ dạy Tin học tốt theo tinh thần đổi mới 
phương pháp dạy học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ 
chức giờ dạy. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà 
ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một 
sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể 
khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi 
bài học được lựa chọn đưa vào chương trình học đều thể hiện mục tiêu chung 
của bộ môn, thể hiện được ý đồ người biên soạn. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ 
thể tiếp nhận cá biệt, nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là 
chưa đúng với bản chất dạy và học theo tinh thần phát triển năng lực và phẩm 
chất người học mà phải hướng đến sự phát triển toàn diện của HS. Hoạt động 
dạy-học T không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động; phát triển 3 năng lực chung và 2 năng
lực đặc thù của bộ môn. Những năng lực này được hình thành và phát triển 
không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học mới tho 5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện 
tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò 
quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm 
xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ 
tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi ko học sinh vào giờ học. Hơn nữa, 
6 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế 
người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi
giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học 
tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định 
hướng thái độ hát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học 
cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất 
nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh 
động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức 
nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức. 
Tổ chức tốt hoạt động Khởi động theo 5 hoạt động chính của mỗi bài học 
sẽ giúp GV-HS giải quyết được một số vấn đề. 
Giáo viên: Tránh được lối mòn trong tư duy truyền giảng một chiều; giúp 
HS định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học. 
 Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức dạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội 
dung bài học 
Học sinh: Chủ động, hào hứng tiếp nhận, tạo hứng thú học tập từ đó có ý
thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau. 
7 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNGCỦA VIỆC NÂNG CAO 
HỨNG THÚHỌCMÔN TIN HỌC CHOHỌC SINH THÔNGQUAHOẠT
ĐỘNGKHỞI ĐỘNG 
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến. 
Trong Báo cáo chính trị Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định :
“Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học tho hướng hiện đại;
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội” Nghị quyết 29 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 8( Khóa XI) cũng đã nêu yêu cầu “ Đổi mới căn bản ,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông
được xm là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chất
lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước”. Thứ trưởng Bộ
giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển từng khẳng định “Dạy học phát triển năng
lực là đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay”. Hay Tiến sĩ
Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) cho rằng: “Đổi mới giáo
dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chú
trong mục tiêu hình thành năng lực cho người học”; PGS, TS Hà Thế Truyền
cũng khẳng định việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết là chìa
khóa đổi mới giáo dục hiện nay. 
Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát 
huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng 
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, ren luyện kĩ năng vận dụng 
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đm lại niềm vui, hứng thú học tập cho 
học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là 
yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Tin học trong nhà trường trung
học cơ sở. Dạy học Tin học tho định hướng phát triển năng lực nghĩa là thông
qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến
8 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
thức, kĩ năng với thái độ tình cảm, động cơ cá nhânnhằm đáp ứng hiệu quả
một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Đây
được xm là cơ sở pháp lí để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc
đổi mới phương pháp dạy học Tin học nói riêng. 
II. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến. 
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, 
sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động
thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích
thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi,
giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho
hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo
viên. 
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học Tin học đã rất chú ý đến khâu 
tạo tâm thế học Tin học cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ Tin là 
làm sao gây được hứng thú học tập cho học. Nhưng việc tiếp thu kiến thức, đặc 
biệt là kiến thức Tin học, lại không thể mang tính p buộc. Nó chỉ thực sự hiệu 
quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú. Thiết nghĩ, trong 
cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm 
thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và 
ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó 
khăn. 
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm 
kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng
phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến 
toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm 
lớn. Hơn nữa xt từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của 
học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư
duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. 
9 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
III. Mục tiu, định hướng việc nâng cao hứng thú học môn tin học cho học
sinh thông qua hoạt động khởi động. 
1. Vê phía giáo viên 
Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt 
động khởi động vì nhiều lí do: Lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài 
dạy, không biết tổ chức như thế nào, sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học 
khác...Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không 
thể lôi ko sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. 
2. Vê phía học sinh 
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau 
cho nên hứng thú của mỗi m trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh hào 
hứng đón nhận giờ Tin học. Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, 
những bài học cuộc sống giúp các m trưởng thành, hoặc các em cảm thấy nhẹ 
nhõm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó vẫn còn
rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em không thích học, 
không đọc sách, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là 
ghi chp và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra. Nhiều học sinh còn 
có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói qun lười vận động, lười tư
duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học 
tập. 
Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các m mà phần lớn
do GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động khởi động tạo tâm thế, đặt ra
những tình huống có vấn đề để đưa học sinh vào thế chủ động tiếp nhận bài học,
hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
Khi tiến hành khảo sát sự say mê, hứng thú của học sinh trong giờ Tin học
ở lớp 6A, 6B đã cho ra kết quả sau: 
Lớp Số học sinh 
Say mê, hứng thú học tập
trong giờ Tin học 
Chưa say mê, hứng thú học
tập trong giờ Tin học 
Số lượng % Số lượng % 
6A 39 15 38,5 24 61,5 
6B 39 13 33,3 26 66,7 
10 
Phạm Thị Thu Ba – Giáo viên – Trường trung học cơ sở Phú Lâm 
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN VIỆC NÂNG CAOHỨNG THÚ HỌCMÔN TIN HỌC CHOHỌC
SINH THÔNGQUAHOẠT ĐỘNGKHỞI ĐỘNG 
1. Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động 
1.1. Xác định mục tiu khởi động 
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt
vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được
tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động. Hoạt động khởi động phải xác
định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần
dùng, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi
chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức
của học sinh (xm học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo
hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình
thành kiến thức mới. 
1.2. Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động 
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu
dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với phương pháp dạy học tho hướng
phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để
học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vậy khi xây 
dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những
nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất
minh họa mà cần cụ thể: Sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong 
khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học
sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những
nội dung học sinh chưa biết (

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_hoc_mon_tin_hoc_6_ch.pdf