Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7
1MỤC LỤC Trang Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 3 1. Mục đích của sáng kiến.....................................................................................3 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến .....................................................5 3. Đóng góp của sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn KHTN lớp 7 ở trường THCS.............................................................................................6 Phần 2. NỘI DUNG.............................................................................................7 Chương 1: Khái quát thực trạng việc giải bài tập chương III môn KHTN lớp 7 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến...............................................................................7 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến............................................................................9 Chương 2: Những giải pháp đã được áp dụng thử tại đơn vị...................11 1. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.............................................................11 2. Phân loại dạng bài tập......................................................................................15 3. Phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể.......................................................15 3.1. Loại bài tập trắc nghiệm khách quan............................................................15 3.1.1. Dạng: Câu hỏi nhiều lựa chọn...................................................................15 3.1.2. Dạng: Câu điền khuyết..............................................................................16 3.1.3. Dạng: Câu đúng sai...................................................................................17 3.1.4. Dạng: Câu ghép đôi...................................................................................18 3.2. Loại bài tập tự luận.......................................................................................18 3.2.1. Dạng: Bài tập định tính..............................................................................18 3.2.2. Dạng: Bài tập định lượng..........................................................................19 3.2.3. Dạng: Bài tập đồ thị...................................................................................24 3.2.4. Dạng: Bài tập thí nghiệm...........................................................................26 Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến..............27 Phần 3. KẾT LUẬN .........................................................................................28 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập đến của sáng kiến..............................28 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến khi được triển khai ...................................29 3. Kiến nghị với các cấp quản lý ........................................................................30 Phần 4. PHỤ LỤC ............................................................................................31 2QUIƯỚC VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung đầy đủ 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 THCS Trung học cơ sở 4 THPT Trung học phổ thông 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 SL Số lượng 7 NXBGDVN Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 8 NXBĐHSP Nhà xuất bản đại học sư phạm 9 KHTN Khoa học tự nhiên 10 ADCT Áp dụng công thức 11 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông 3Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN. Môn KHTN là môn học bắt buộc ở cấp THCS, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS, giúp HS phát triển và hoàn thiện các phẩm chất, năng lưc, tri thức đã hình thành cở cấp Tiểu học để tiếp tục học lên cấp THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Cùng với các môn học khác, môn KHTN hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Môn KHTN góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Môn KHTN hình thành và phát triển cho HS những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời. Bên cạnh đó, môn KHTN hình thành và phát triển cho HS các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của HS để hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành và kỹ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 4Các hoạt động học tập của HS chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của GV. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, thông qua một số phương pháp dạy học chủ yếu sau: tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học,... Tuỳ theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động học tập, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Ngoài sử dụng các phương pháp dạy học chung, dạy học môn KHTN ở THPT cần quan tâm và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù: - Dạy học dự án ứng dụng khoa học tự nhiên; Dự án tìm hiểu các vấn đề khoa học tự nhiên trong thực tiễn. - Dạy học bằng các bài tập tình huống trong thực tiễn đời sống. - Dạy học thông qua thực hành trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa. - Dạy học sử dụng các thí nghiệm ảo. - Dạy học thông qua quan sát mẫu vật thật. - Dạy học thông qua tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất. Như vậy trong chương trình GDPT 2018 dạy học bằng các bài tập vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong chương III của môn KHTN lớp 7 có rất nhiều bài tập gắn liền với thực tế đời sống nhưng thời lượng dành cho tiết bài tập lại rất ít. Qua thực tế giảng dạy bộ môn KHTN nói chung và phân môn Vật lý nói riêng ở trường THCS Phú Lâm, tôi nhận thấy trong các giờ học khi có bài tập đã nảy sinh nhiều mặt hạn chế về mặt tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giải các bài tập đặc biệt đối với các em HS lớp 6 và lớp 7 vì khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, cho nên chưa đáp ứng được theo phương pháp mới đã đề ra cũng như chưa đáp ứng được theo nhu cầu mong muốn của người dạy. Từ những lý do trên, để học sinh có thể nhận dạng và định hướng về phương pháp giải một bài toán của chương III môn KHTN lớp 7, tôi đã chọn đề tài “Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên lớp 7” để viết sáng kiến kinh nghiệm. 52. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. Việc giải bài tập giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, mà người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Dựa trên thực tiễn giảng dạy thấy được rằng HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng và giải bài tập môn KHTN nói chung và đối với phân môn Vật lý nói riêng. Cụ thể đối với khối lớp 7 của trường THCS Phú Lâm học sinh nắm được nội dung lý thuyết của bài học, thuộc lòng các đại lượng và công thức nhưng lại gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập, đặc biệt là các bài tập suy luận logic, bài tập mang tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống. Chương III là chương mở đầu của phân môn Vật lý cũng là nội dung kiến thức trọng tâm mà học sinh được học trong học kì I. Chính vì vậy để nâng cao được kết quả học tập của học sinh ở học kì I cần phải có “Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên lớp 7” và đây cũng là điểm mới của sáng kiến. Sáng kiến hệ thống hóa nội dung kiến thức đã học của chương III, đưa ra được các dạng bài tập và phương pháp giải của từng dạng, vận dụng vào giải các bài tập điển hình để học sinh dễ nhận biết và làm theo khi gặp dạng bài tương tự. Giúp HS lớp 7 có phương pháp giải bài tập chương III môn KHTN một cách đúng đắn, giúp HS nắm vững và khắc sâu kiến thức được học. Từ đó sẽ giúp học sinh cảm thấy học môn KHTN dễ dàng hơn. Học sinh sẽ càng yêu thích môn học, đó là một động lực để phát huy triệt để tính tích cực, chủ động và sáng tạo, niềm say mê học tập của học sinh. Hơn thế nữa giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Giúp học sinh phát triển và hoàn thiện các phẩm chất, năng lực. Sáng kiến đã được tôi áp dụng ngay từ đầu năm học 2022-2023 và đã đạt hiệu quả trong quá trình dạy học. Và đây sẽ là cơ sở để các thầy cô dạy môn KHTN lớp 7 có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 63. Đóng góp của sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn KHTN lớp 7 ở trường THCS. Việc đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học môn KHTN phải gắn liền với kĩ năng giải các bài tập, tuy nhiên đối với bộ môn KHTN lớp 7 bài tập của chương III rất đa dạng, phong phú, có những bài tập nâng cao khá phức tạp ở chương trình cũ cấp THCS còn chưa đề cập tới. Ở chương trình môn KHTN lớp 7, chương III: “Tốc Độ”: là một trong những chương quan trọng nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về: tốc độ chuyển động, đo tốc độ, đồ thị quãng đường – thời gian, thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. Sau mỗi nội dung kiến thức thì đều có các bài tập xong chưa có phân dạng và phương pháp giải cụ thể cho từng bài. Trong cách giải bài tập phân môn Vật lý THCS hiện nay đòi hỏi tính tự chủ và tính sáng tạo của học sinh cao, việc giải bài tập đòi hỏi HS phải tóm tắt được dữ liệu của đề bài (Cho những đại lượng nào? hỏi những đại lượng nào? cần thống nhất đơn vị như thế nào khi giải?). Trong đề bài ẩn chứa các đại lượng, nội dung, bản chất Vật lý nào? Kế hoạch giải ra sao? Chọn công thức, cách giải nào phù hợp? Trên cơ sở đó sẽ giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học, hiểu sâu sắc bản chất của từng loại bài từ đó giúp học sinh nhớ lâu các kiến thức và biết cách vận dụng công thức vào các bài tập cần giải. Không chỉ vậy còn giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân.. Nhằm phát huy của vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, là người định hướng việc học, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức chuyên môn giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực tự học của học sinh . Việc giúp học sinh có phương pháp giải bài tập một cách đúng đắn sẽ giúp các em cảm thấy việc học môn KHTN dễ dàng hơn. Các em sẽ càng yêu thích môn học, đó là một động lực để phát huy triệt để tính tích cực, chủ động và sáng tạo, niềm say mê học tập của học sinh. Từ đó giúp nâng cao chất lượng các tiết học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục phân môn vật lý 7 nói riêng và môn KHTN lớp 7 nói chung. 7Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG III MÔN KHTN LỚP 7. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến. Giáo dục là hình thức học tập hay một cách tiếp thu kiến thức theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn hoặc cũng có thể thông qua tự học. Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục). Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường THCS, hơn nữa môn KHTN mà tôi đang giảng dạy là môn học thực nghiệm, bên cạnh việc đòi hỏi kỹ năng thực hành rất cao, sức sáng tạo lớn còn đòi hỏi kĩ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết trên lớp để giải quyết các bài toán, các hiện tượng thực tế. Song trong quá trình dạy học tại trường, tôi nhận thấy học sinh còn chưa nhận thấy được sự quan trọng của việc vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống được cụ thể hóa trong các bài tập, mà đối với HS bài tập chỉ đơn giản là đáp án, là con số, giải bài tập còn rập khuôn, máy móc, chưa chủ động sáng tạo, chưa tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng toán học để giải bài tập môn KHTN. Bài tập môn KHTN rất đa dạng và phức tạp, nhiều bài tập có sự liên quan đến kiến thức chuyên môn của nhiều bộ môn khác. Chính vì vậy, mỗi giáo viên khi giảng dạy cần phải có sự đầu tư cho mỗi dạng bài tập, có sự kiên nhẫn giúp đỡ học sinh hiểu một cách cặn kẽ về mỗi dạng bài, nắm vững kiến thức và tự tin mỗi khi giải bài tập để từ đó các em yêu thích môn học hơn. 81.1. Bài tập là phương thức hữu hiệu để củng cố và mở rộng kiến thức. Môn KHTN là môn học với nhiều kiến thức là lý thuyết trừu tượng. Chính vì vậy việc nắm bắt được kiến thức chuyên môn cũng như hiểu rõ được bản chất của các khái niệm, các hiện tượng là điều quan trọng. Trong thực tế, mỗi khái niệm, mỗi định luật lại có những biểu hiện rất cụ thể, đơn giản thông qua các hiện tượng thường ngày và bài tập là sự ghi chép lại mỗi hiện tượng đó. Khi giải bài tập, mỗi học sinh phải vận dụng những kiến thức đó để giải, qua đó nắm được bản chất của kiến thức, của các hiện tượng đã được học, thấy được sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các hiện tượng đang diễn ra trong thực tế và rèn luyện cho mình kỹ năng quan sát, phân tích các hiện tượng thú vị đã và đang xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Bài tập sẽ là phương thức khắc họa kiến thức đơn giản và hữu hiệu nhất, từ đó giảm đi sự e dè, nhàm chán của mỗi học sinh khi học bộ môn KHTN nói chung hay phân môn Vật lý nói riêng. 1.2. Bài tập giúp rèn luyện kỹ năng tự vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề thực tế, tự đánh giá và kiểm tra kiến thức. Khi tiếp cận với mỗi bài tập, học sinh phải tự bản thân mình phân tích các dữ liệu của đề bài đưa ra, tự đào sâu lại những kiến thức đã học, xây dựng những lập luận để từ đó đưa ra phương án giải quyết tình huống tốt nhất. Chính vì vậy bài tập không chỉ là phương tiện tốt nhất để mỗi học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được học để phân tích và giải quyết các tình huống thực tế, mà còn là hình thức rèn luyện khả năng tự học, tự kiểm tra và đánh giá kiến thức của bản thân, xây dựng cho mình đức tính tự tìm tòi và học hỏi, qua đó hình thành cho mỗi học sinh kĩ xảo khi tiếp xúc với các bài tập. 1.3. Bài tập là phương tiện tốt nhất để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. Sự đa dạng của bài tập, từ trắc nghiệm đến tự luận, từ áp dụng công thức để tính đến suy luận logic, từ nhận biết đến vận dụng chính là công cụ để giáo viên kiểm tra, đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của từng học sinh, qua đó phân loại được các đối tượng học sinh và có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục. 92. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến. 2.1. Quan điểm chỉ đạo và thực hiện. Ngày 18/8/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 1112/CT- BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023. Theo đó, năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Thông qua các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT Tiên Du, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường THCS Phú Lâm, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học của các môn học là một trong những yêu cầu thiết yếu, trọng tâm của năm học. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc giúp HS nhận dạng và làm bài tập của chương III môn KHTN lớp 7 để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, tôi đã tìm ra được biện pháp và áp dụng thử tại đơn vị bước đầu có kết quả. 2.2. Thực trạng ban đầu. 2.2.1. Kết quả khảo sát ban đầu. Lớp Sĩ số Chưa Đạt Đạt Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 7A 39 2 5,13 15 38,46 16 41,03 6 15,38 7B 39 7 17,95 21 53,85 10 25,64 1 2,56 7C 39 10 25,64 24 61,54 5 12,82 0 0 7D 39 8 20,51 19 48,72 11 28,21 1 2,56 Tổng 156 27 17,31 79 50,64 42 26,92 8 5,13 10 Sau khi ở phân môn Vật lý các em được học về ý nghĩa của tốc độ, công thức tính và đơn vị. Vào nửa đầu tháng 9 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em bằng bài kiểm tra và từ kết quả ở bảng số liệu trên tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức của các em còn rất kém. Tỷ lệ các em chưa đạt (dưới 5 điểm) vẫn còn nhiều, điểm tốt (lớn hơn 8 là rất ít). 2.2.2. Nguyên nhân Do tư duy của HS còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, các hệ quả do đó khó mà giải được bài tập về tính tốc độ, quãng đường, thời gian. Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, chưa biến đổi được công thức. Có những em nắm vững lý thuyết nhưng không có khả năng đọc, tìm hiểu, phân tích đề bài không thể nào làm tốt được các bài tập suy luận, dẫn đến tình trạng áp dụng công thức một cách máy móc; hoặc trong nhiều trường hợp các em còn chưa biết cách trình bày một bài giải sao cho hợp lý mà chỉ quan tâm đến đáp án cuối cùng. Thời gian dành cho phân môn Vật lý ít, đặc biệt là thời gian dành cho tiết bài tập rất hạn chế. Đa số thời gian các tiết học là học lý thuyết, thời gian cho phần vận dụng, luyện tập chưa đủ để rèn kĩ năng giải bài tập cho các em. Chính vì vậy, các em chưa được rèn luyện hết với các dạng bài tập, chưa nắm vững và hệ thống được các phương pháp giải bài tập. Chính thực trạng đó dẫn đến việc hầu hết các em học sinh chỉ “học suông” các lý thuyết mà thiếu đi kỹ năng làm bài tập, không đáp ứng được yêu cầu của bộ môn. Kiến thức toán học còn hạn chế. 2.2.3. Một số nhược điểm của HS trong quá trình giải bài bài tập. Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế. Một số HS chưa nắm được kí hiệu các đại lượng. Một số khác không biết biến đổi công thức toán. Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước những bài toán về tính tốc độ, quãng đường, thời gian. 11 Chương 2: NHỮNG G
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_chuong_iii_mo.pdf