SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS
MỤC LỤC QUI ƯỚC VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung được hiểu là 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 KHKT Khoa học kỹ thuật 3 THCS Trung học cơ sở 4 UBND Ủy ban nhân dân Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Bước vào thế kỷ thứ 21, Việt Nam trên con đường hội nhập, phát triển và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Do đó, việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, thực hiện khát vọng phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng kế thừa chủ trương nhất quán của Đảng qua các giai đoạn lịch sử, thể hiện nhiều điểm mới so với Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng. Trong đó xác định phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nhất là chú trọng phương thức giáo dục, đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục... Khoa học là một nội dung học không thể thiếu trong bất cứ nền giáo dục của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hiện nay, giáo dục khoa học được xem là một trong những chìa khóa đề phát triển đất nước. Nghiên cứu khoa học là một bậc cao hơn của giáo dục STEM mà Bộ GD&ĐT đang đặt ra trong lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Và vì thế, mục tiêu lớn hơn của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, là góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi quốc gia luôn phải tính tới những cách thức và phương pháp tiếp cận đưa khoa học vào trường học sao cho thật hiệu quả. Vì vậy từ năm học 2012-2013 Bộ GD&ĐT chính thức triển khai và tổ chức Cuộc thi Khoa học- kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng học tập trong các trường học. Qua đó, tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình tới cộng đồng, tới nhưng người nghiên cứu khoa học, những cơ quan, đơn vị chuyên môn để các em được giúp đỡ, đào tạo, rèn luyện, phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Những sáng tạo có chất lượng trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học- kỹ thuật cấp Quốc gia được đưa đi tham gia các cuộc thi cấp khu vực, cấp quốc tế. Đây là cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh học sinh Việt Nam, giáo dục Việt Nam tới bạn bè quốc tế nhằm tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục. Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại nhà trường chưa đạt hiệu quả cao, sáng kiến nhằm hệ thống một cơ sở khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại nhà trường, vạch ra những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh THCS. Từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường; khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng, của nghiên cứu khoa học kỹ thuật mang lại, đó là tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình, tăng cường trao đổi giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến Trước đây, biện pháp cũ mà nhà trường vẫn áp dụng đó là triển khai kế hoạch của cấp trên (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) về thời gian, địa điểm, điều kiện dự thi tổ chức cuộc thi đến giáo viên và học sinh. Sau đó, chỉ đạo cho giáo viên cho học sinh đăng ký làm sản phẩm: Giáo viên phụ trách khoa học kỹ thuật, giáo viên chủ nhiệm thông báo cuộc thi cho học sinh nắm được theo kế hoạch, đôn đốc, nhắc nhở học sinh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm. Phân công giáo viên hướng dẫn: Giao cho giáo viên cùng học sinh nghiên cứu ý tưởng cho đến khi hoàn thiện sản phẩm và nộp sản phẩm về cuộc thi. Với biện pháp cũ này, học sinh bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi, chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi, học sinh hoàn toàn phụ thuộc và thầy cô. Học sinh nắm chưa chắc những lĩnh vực có thể tham gia được trong cuộc thi. Giáo viên hướng dẫn chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh, phụ huynh chưa thực sự đồng thuận phối hợp chưa tích cực động viên khuyến khích con em mình tham gia. Cán bộ giáo viên không hiểu hết được tầm quan trọng, ý nghĩa của cuộc thi, cho rằng cuộc thi tổ chức tốn kém nhưng hiệu quả không nhiều. Sáng kiến tôi đưa ra là sáng kiến rất mới, áp dụng lần đầu thực tiễn tại trường THCS Phú Lâm và rất thiết thực cho hầu hết các trường THCS hiện nay, được thể hiện ở những điểm sau: + Chưa có sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo in ấn xuất bản. + Đề tài thể hiện sự gắn kết giữa hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật với dạy học các môn học khác, là xu hướng mới trong của giáo dục gắn với chương trình sách giáo khoa 2018 đang được áp dụng, triển khai. - Ưu điểm nổi bật của sáng kiến: + Nêu rõ được thực trạng, những ưu điểm và khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trong các trường THCS. + Chỉ rõ được nguyên nhân của những khó khăn tồn tại. + Đề ra giải pháp có tính logic và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh, có thể áp dụng cho nhiều loại hình trường THCS. 3. Đóng góp của sáng kiến Sáng kiến giúp cho học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, ứng xử, có tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo...Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS, giúp các nhà trường có nhiều hơn những học sinh say mê, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều ý tưởng hay, tham gia nhiều hơn các sân chơi trí tuệ bổ ích. Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngoài ra thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từ đó năng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và của ngành nói chung. Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: KHÁT QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH THCS PHÚ LÂM 1. Đặc điểm tình hình của nhà trường Trường THCS Phú Lâm thành lập từ năm 1963, tọa lạc tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua nhà trường luôn nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học. Nhà trường luôn phấn đấu và đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao. Chất lượng toàn diện được duy trì và phát triển. Khuôn viên nhà trường khang trang sạch đẹp, trang thiết bị dạy học từng bước được bổ sung theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Đến năm học 2022-2023, trường có 29 lớp với 1128 học sinh. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng theo hướng kiên cố hóa với tổng số 29 phòng học, đủ các phòng thực hành chức năng bộ môn đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong nhiệm vụ giáo dục. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường là 62 đồng chí, trong đó: số cán bộ, giáo viên, nhân viên biên chế 50 đồng chí; giáo viên hợp đồng 12 đồng chí. Đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục học sinh năm học 2021-2022, tỉ lệ học sinh khá, giỏi (tốt) đạt 70% trở lên. rất thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa khọc kỹ thuật nói riêng. 2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh tại trường THCS Phú Lâm 2.1. Thuận lợi Dưới sự quan tâm, chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT; Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được tạo điều kiện học tập các chuyên đề do Sở GD&ĐT tổ chức, tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh. Đồng thời, giáo viên được tham khảo thêm sách báo, tạp chí có nội dung liên qua đến việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đều đạt chuẩn trở lên có chuyên môn luôn yêu nghề, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Giáo viên đã tích cực nghiên cứu, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật do nhà trường tổ chức để nâng cao kinh nghiệm khi hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh. Học sinh yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, được trang bị nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học. 2.2. Khó khăn Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật vẫn được các cơ quan cấp trên tổ chức triển khai từ năm học 2012-2013, tuy nhiên với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thì đây vẫn là một hoạt động còn mới mẻ và bỡ ngỡ. Cụ thể: - Đối với học sinh: Vì các em thường tập trung với các hoạt động văn hóa học tập các bộ môn trong chương trình giáo dục. Do vậy, những kiến thức sơ đẳng nhất của hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, như: Nghiên cứu khoa học là gì? Bố cục của một dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật ra sao? Những phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng khi thực hiện dự án? Tiến trình thực hiện một dự án như thế nào?... các em đều chưa hề biết tới. Vì thế các em còn dè dặt đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật khi nhà trường phát động, tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi. Nhà trường phải giao chỉ tiêu về các khối, lớp để tổ chức Hội thi cấp trường. Qua các hội thi cấp trường, chúng tôi nhận thấy, từ việc hình thành ý tưởng, lựa chọn đề tài, đến cách triển khai nội dung, bố cục dự án các em đều dễ sa vào những lỗi thường gặp khi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, như: ý tưởng xa với, thiếu tính khả thi; chọn đề tài chưa thể hiện rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đấy là một trong những lý do gợi dẫn tôi thực hiện đề tài này. - Đối với giáo viên: Chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu nhiệt tình trong việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh, chưa chú trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chưa có phương pháp phù hợp, chỉ làm theo thói quen và suy nghĩ chủ quan, tổ chức các hoạt động, tạo môi trường học tập, phối hợp với phụ huynh trong việc hoạt động nghiên cứu khoa học, nội dung chưa hấp dẫn, việc triển khai hoạt động mới chỉ mang tính phát động phong trào, thiếu sự lôi cuốn đối với học sinh để có thể phát hiện được những học sinh có tố chất và đam mê sáng tạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh. Bởi vậy, sau khi nhà trường đã lựa chọn được những ý tưởng khả thi, phân chia thành các lĩnh vực, cử giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật phù hợp với trình độ chuyên môn của mình, đa số giáo viên đều e ngại và cảm thấy thiếu tự tin trước nhiệm vụ này, dẫn đến học sinh không có phương hướng hoặc tự mò mẫm đề tài nên đi sai định hướng. Qua thực tế các cuộc thi đã diễn ra, chúng tôi cũng thấy, một số giáo viên và học sinh chưa tự tin trước những câu hỏi phản biện của Ban giám khảo nên tính thuyết phục của các dự án chưa cao. - Đối với Lãnh đạo nhà trường: Chưa có sự quan tâm và đầu tư tương xứng trong công tác quản lý, chỉ đạo. Về cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm đầu tư, song chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các dụng cụ thực hành, thí nghiệm, thiết bị máy móc để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, chế tạo, thí nghiệm những ý tưởng mới. Mặc dù đây là hoạt động đã được tiến hành trong nhiều năm, nhưng do chưa được đầu tư bài bản nên hoạt động quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường vẫn bộc lộ nhiều lúng túng. Đôi khi lãnh đạo nhà trường còn coi hoạt động này nằm ngoài khả năng của học sinh trường mình nên không tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được trải nghiệm việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật. - Ngoài ra, do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại là quá xem nặng việc học và thi cử. Học sinh và giáo viên phần lớn chỉ tập trung vào việc dạy và học là chính, chưa thật sự quan tâm và xem hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật là nền tảng góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học. Thêm nữa, do trong đội ngũ giáo viên của nhà trường có một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiếu sự tự tin, e ngại khi được phân công hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giúp học sinh tìm đề tài nghiên cứu chưa được tổ chức thường xuyên, hoặc địa điểm được lựa chọn thường là khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, không gắn với lao động sản xuất hoặc các vấn đề xã hội. Do đó, hoạt động này chưa mang ý nghĩa là trải nghiệm sáng tạo, không hỗ trợ được việc tìm ý tưởng cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật. - Một số phụ huynh còn xem nhẹ việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật nên thiếu sự phối kết hợp với giáo viên và nhà trường, không muốn cho con em mình tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật vì có quan điểm rằng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích; chế độ chính sách của nhà nước lại chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật; Chương 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CHO HỌC SINH THCS 1. Tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh THCS. 1.1. Mục tiêu Thực tế hiện nay từ ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa hoạt động của nghiên cứu khoa học kỹ thuật đối với học sinh THCS. Do đó biện pháp này hướng tới giúp cho các đối tượng trên nhận thức được đầy đủ, sâu sắc mục đích, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và các quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục về cuộc thi để cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng, từ đó có sự phối hợp, chủ động và nhiệt tình triển khai thực hiện. 1.2. Nội dung và cách thực hiện Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cho việc tuyên truyền, chuẩn bị tốt các điều kiện, phương tiện, nội dung cần tuyên truyền, đối tượng, hình thức tuyên truyền. Trước hết cần nghiên cứu kỹ các Chương trình, kế hoạch nhiệm vụ của mỗi năm học do các cấp đề ra, từ đó tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng đến các cán bộ, giáo viên, người lao động, đặc biệt là về nội dung nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Để giáo viên, phụ huynh, học sinh nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhà trường phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tuyên truyền sao cho những vấn đề cơ bản nhất là mục đích, ý nghĩa, các lĩnh vực có thể tham gia vào cuộc thi, hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật thấm sâu vào từng thành viên trong Hội đồng nhà trường, được mọi người đồng tình ủng hộ, tích cực hưởng ứng tham gia. Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung vào văn bản hướng dẫn về việc tổ chức cuộc thi, triển khai kỹ, sâu rộng về thể lệ cuộc thi, các lĩnh vực tham gia cuộc thi, tuyên truyền đến phụ huynh trong các phiên họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong buổi họp phụ huynh của lớp, của toàn trường, trong các tiết chào cờ đầu tuần, trong các giờ sinh hoạt lớp, trong các buổi sinh hoạt đội. Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi, công tác tổ chức triển khai hoạt động, phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tạo các điều kiện để học sinh, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó giáo viên có những kiến thức cơ bản trong công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật để tuyên truyền. Sau các hình thức tuyên truyền kết quả thu được từ phụ huynh học sinh, giáo viên, học sinh và cộng đồng sẽ hiểu được mục đích của việc nghiên cứu khoa học đem đến cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì? Nội dung nào được tham gia? Đối tượng nào? Nguồn kinh phí từ đâu? Lợi ích mang lại là gì? 1.3. Điều kiện thực hiện Cán bộ quản lý là những người có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tầm nhìn sâu, rộng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, là người tiên phong gương mẫu, đam mê nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, truyền lửa đam mê cho giáo viên và học sinh. 2. Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 2.1. Mục tiêu Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm: - Giúp cán bộ quản lý hiểu rõ và chỉ đạo đúng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh; - Giúp giáo viên hướng dẫn có năng lực nghiên cứu khoa học hiểu rõ và hướng dẫn học sinh đúng quy trình đem lại hiệu quả. Giúp giáo viên làm rõ các mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, cập nhật các thông tin mới và bài giảng thêm phong phú, sinh động và thiết thực. - Giúp học sinh có kiến thức tối thiểu về nghiên cứu khoa học để mạnh dạn tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh từ đó phát triển năng lực bản thân nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. 2.2. Nội dung và cách thực hiện Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh là một hoạt động giáo dục trong nhà trường nhưng có đặc trưng là mang tính quy trình chặt chẽ, đòi hỏi có kiến thức khoa học chuyên sâu và phương pháp nghiên cứu bài bản. Điều này làm cho công tác chỉ đạo không hề đơn giản. Do đó cần có có kế hoạch và tạo điều kiện để bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Để làm được điều này cần đánh giá, phân loại giáo viên theo năng lực nghiên cứu khoa học từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Từ lực lượng giáo viên đã được bồi dưỡng tiếp tục thực hiện bồi dưỡng lại với những giáo viên chưa được bồi dưỡng và phổ biến tới tất cả học sinh. - Đối với giáo viên cần tập trung bồi dưỡng 2 nội dung sau: + Kiến thức nghiên cứu khoa học: Để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học thì đầu tiên người giáo viên hướng dẫn phải có khả năng nghiên cứu khoa học (hoặc chí ít biết rõ quy trình nghiên cứu khoa học). Mỗi giáo viên học qua đại học đều đã từng được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng không áp dụng nhiều nên hầu như kiến thức đã mai một, do đó để giáo viên hướng dẫn làm tốt công tác của mình thì cần phải được tập huấn, bồi dưỡng bài bản về phương pháp nghiên cứu khoa học. + Khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học: Kiến thức khoa học và kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học chỉ là nền tảng để trở thành một người hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm, sự tâm huyết, lòng yêu nghề mến trẻ, tác phong làm việc khoa họclà các yếu tố cần phải được bồi dưỡng hun đúc để có thể truyền sự say mê và giúp học sinh hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo trở thành nghiên cứu khoa học. - Đối với học sinh, nghiên cứu khoa học là hoạt động không hề dễ dàng với đa số các em, do đó để việc bồi dưỡng tập huấn có chất lượng hiệu quả thì chỉ bồi dưỡng tập trung học sinh toàn trường về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, đối với những nội dung bồi dưỡng chuyên sâu như: suy nghĩ ý tưởng, phân tích dữ liệu, lựa chọn mẫu khảo sátsẽ tập trung bồi dưỡng với các em tham gia trong câu lạc bộ nghiên cứu khoa học. Xây dựng kế hoạch thật cụ thể và thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo tiến độ. Nhà trường có kế hoạch, lịch trình cụ thể trong việc học sinh đăng ký nghiên cứu khoa học. Căn cứ kế hoạch đó, Ban chỉ đạo tổ chức đôn đốc kiểm tra tiến trình thực hiện của các đề tài và các thành viên Đội công tác có kế hoạch cụ thể cho đề tài mà mình được phân công phụ trách. Các buổi tổ chức báo cáo tiến độ cấp tổ, cấp trường là rất cần thiết cho các đề tài để nhận được các ý kiến phản biện cũng như các ý kiến tư vấn của
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nghien_cuu.doc