Tài liệu ôn tập kiến thức môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 62 đến 67
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập kiến thức môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 62 đến 67", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập kiến thức môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 62 đến 67
ÔN TẬP SINH 8 TUẦN 33+ 34+35 Tiết 62: BÀI 59 : SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT A. Lý thuyết I.Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiế Tuyến yên tiết hoóc môn điều khiển sư hoạt động của các tuyến nội tiết. - Hoạt động của tuýen yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hooc môn do các tuyến nội tiết gây ra.Đó là cơ chế tự điều các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động -> đảm bảo các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường. B. Câu hỏi a) Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết. b) Lấy ví dụ, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong. Tiết 63: CƠ QUAN SINH DỤC NAM Lý thuyết I.Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam Kết luận: Cơ quan sinh dục nam gồm: - Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng. - Túi tinh: là nơi chứa tinh trùng. - Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng tới túi tinh. - Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài. - Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn II.Tinh hoàn và tinh trùng - Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Tinh trùng nhỏ có đuôi dài, di truyền. - Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và Y. -Tinh ring sống được 3 – 4 ngày B. Câu hỏi: Kể tên các bộ phận sinh dục nam Tiết 64: CƠ QUAN SINH DỤC NỮ CÁC BỘ PHẬN CỦA CƠ QUAN SINH DỤC NỮ A.Lý thuyết I.Cơ quan sinh dục nữ: + Buồng trứng: nơi sinh sản ra trứng. + Ống dẫn, phễu: thu trứng và dẫn trứng. + Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. +Âm đạo: thông với tử cung. + Tuyến tiền đình: tiết dịch. II.Buồng trứng và trứng - Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển. - Trứng có một loại mang X - Trứng sống được 2 – 3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triẻn thành thai B.Câu hỏi: Kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ? Tiết 65: THỤ TINH THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI A.Lý thuyết: I.THỤ TINH VÀ THỤ THAI - Thụ tinh: sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. + Điều kiện: trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng. - Thụ thai: Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. + Điều kiện: Trứng được thụ tinh phải bám vào hành tử cung II.Sự phát triển của thai - Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. - Khi mang hai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: rượu, thuốc lá III.Hiện tượng kinh nguyệt - Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy. - Kinh nguyện xảy ra theo chu kì. - Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em nữ. B. Câu hỏi: Kinh nguyệt là gì? Tiết 66: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI A. Lý thuyết I.Ý nghĩa của việc tránh thai - Ý nghĩa của việc tránh thai: + Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho ngời mẹ và chất lợng cuộc sống. + Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần. II.Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên - Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu. III.Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Muốn tránh thai cân fnắm vững các nguyên tắc: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. - Phơng tiện sử dụng tránh thai: + Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai. + Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng B.Câu hỏi: Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên ? Cách phòng tránh? Tiết 67: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI A. Lý thuyế I.Bệnh lậu - Do song cầu khuẩn gây nên. - Triệu chứng: + Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ. + Nữ: khó phát hiện. - Tác hại: + Gây vô sinh + Có nguy cơ chửa ngoài dạ con. + Con sinh ra có thể bị mù II.Bệnh giang mai - Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra. - Triệu chứng: + Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất. + Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ nh phát ban nhng không ngứa. + Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh. - Tác hại: + Tổn thơng các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh. + Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh III.Các con đường lây truyền và cách phòng tránh . Con đờng lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đờng máu... b. Cách phòng tránh: - Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục. - Sống lành mạnh. - Quan hệ tình dục an toàn IVAIDS là gì? HIV là gì? - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. - Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65). V.Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người - AIDS là thảm hoạ của loài người vì: + Tỉ lệ tử vong rất cao. + Không có văcxin phòng và thuốc chữa. + Lây lan nhanh VI.Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS - Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS: + Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. + Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. + Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con B. Câu hỏi: 1. Kể tên các bệnh lây lan qua đường tình dục ? biểu hiện và cách phòng tránh
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_kien_thuc_mon_sinh_hoc_lop_8_tiet_62_den_67.doc