Tài liệu ôn tập kiến thức Sinh học Lớp 9 - Bài 41 đến 44
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập kiến thức Sinh học Lớp 9 - Bài 41 đến 44", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập kiến thức Sinh học Lớp 9 - Bài 41 đến 44
Môn Sinh 9 Tuàn 21 –22 PHẦN II. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Tiết 41 Bài 41. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Môi trường sống của sinh vật - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường trong đất. II. Các nhân tố sinh thái của môi trường - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình... + Nhân tố hữu sinh: Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật, .Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng... - Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay theo từng môi trường và thời gian. III. Giới hạn sinh thái - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. - Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi. Câu hỏi: 1. Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại MT nào?VD? Câu 2. Giới hạn sinh thái là gì? Cho biết giới hạn sinh thái , giới hạn trên, giới hạn dưới của cá rô phi? Tiết 42. Bài 42.ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật. II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. - As ảnh hưởng tới đời sống đv + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. + Giúp đv điều hoà thân nhiệt. + Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật. - Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật: + Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày. + Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển Câu hỏi: 1. AS ảnh hưởng ntn lên đời sống TV và ĐV. Tiết 43.ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật - Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật. - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0-oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. - Sinh vật được chia 2 nhóm: + Sinh vật biến nhiệt + Sinh vật hằng nhiệt. II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật - Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thía thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. - Thực vật chia 2 nhóm: + Nhóm ưa ẩm + Nhóm chịu hạn - Động vật chia 2 nhóm: + Nhóm ưa ẩm + Nhóm ưa khô Câu hỏi: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng ntn lên đời sống sinh vật? Tiết 44. Bài 44. ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. Quan hệ cùng loài - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. - Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. + Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi II. II. II. Quan hệ khác loài - Bảng 44 SGK trang 132. Câu hỏi: Kể tên và nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài?
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_kien_thuc_sinh_hoc_lop_9_bai_41_den_44.doc