Bài giảng chương trình GDĐP Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 9: Nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống

pptx 10 trang Bình Lê 22/07/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng chương trình GDĐP Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 9: Nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng chương trình GDĐP Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 9: Nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống

Bài giảng chương trình GDĐP Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 9: Nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống
Tiết 23, 24 
1. Sự ra đời của nghề thủ công mĩ nghệ ở Bắc Ninh 
- Sự ra đời của nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống trước hết nhằm mục đích phục vụ trực tiếp đời sống cộng đồng, các công trình tín ngưỡng như đình, chùa, trao đổi hàng hoá, nâng cao đời sống và để lại những giá trị văn hoá truyền thống. 
- Một số nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống ở Bắc Ninh: đúc đồng Đại Bái (Gia Bình), gốm Phù Lãng (Quế Võ), gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn), tre trúc Xuân Lai (Gia Bình), dệt lụa Hồi Quan (Từ Sơn),  
- Trải qua nhiều bước thăng trầm lịch sử, nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống là nguồn di sản văn hoá quý của quê hương, là nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài tới tham quan tìm hiểu lịch sử, văn hoá vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc. 
Nêu mục đích, ý nghĩa sự ra đời của các nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống ở Bắc Ninh ? 
2. Giá trị kinh tế và văn hoá của nghề thủ công mĩ nghệ ở Bắc Ninh 
- Giá trị kinh tế do nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống mang lại theo hướng chủ yếu là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các nghề thủ công mĩ nghệ đã thu hút đông đảo lao động làm việc thường xuyên, ngoài ra, còn tận dụng được số lao động trên và dưới độ tuổi lao động. 
- Giá trị văn hoá được thể hiện qua những hoa văn, những hoạ tiết được lưu giữ trong những sản phẩm mĩ nghệ, những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm mang những nét tinh hoa của người thợ thủ công và sắc thái riêng của các sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống 
3. Những khó khăn và thách thức của nghề thủ công mĩ nghệ 
- Hiện nay nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống của nhiều địa phương có nguy cơ mai một do thiếu hụt nhân lực. Nguyên nhân là lao động trẻ không muốn gắn bó với nghề bởi tính chất công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính kiên nhẫn và mất nhiều thời gian, thu nhập không cao. 
- Cùng với vấn đề về nhân lực thì thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng đang là thách thức làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một số nghề thủ công mĩ nghệ. Chất lượng một số sản phẩm hạn chế, mẫu mã đơn điệu, chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá thành khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. 
4. Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống của Bắc Ninh 
a) Nhiệm vụ 
– Bảo tồn và phát triển làng nghề là trụ cột, có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 
– Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hoà giữa sản xuất hàng hoá với phát triển du lịch, dịch vụ; giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. 
– Bảo tồn và phát triển làng nghề phải có hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước 
– Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề phải gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp phát triển kinh tế – xã hội và phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương. 
b) Giải pháp 
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, nghề thủ công truyền thống. 
– Xây dựng quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống trong phạm vi toàn tỉnh 
– Xây dựng nguồn nhân lực cho các nghề mĩ nghệ truyền thống như truyền nghề; mở các lớp dạy nghề ngắn hạn;  
– Quảng bá hình ảnh các sản phẩm; tăng cường giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, đưa các sản phẩm tham gia các hội chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các khu du lịch,  
Lựa chọn một nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống của tỉnh Bắc Ninh và thực hiện nhiệm vụ sau: 
Nêu vật liệu sản xuất, sản phẩm, giá trị kinh tế. 
Phân tích những khó khăn khi bảo tồn và phát huy. Từ đó, tìm các giải pháp để duy trì và phát triển nghề thủ công mĩ nghệ đó. 
	 Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về làng nghề thủ công mĩ nghệ ở quê hương mình với các du khách tham quan. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_chuong_trinh_gddp_lop_8_tiet_2324_bai_9_nghe_thu_c.pptx