Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117, Bài 31: Tổng kết phần văn

ppt 20 trang Bình Lê 11/07/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117, Bài 31: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117, Bài 31: Tổng kết phần văn

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117, Bài 31: Tổng kết phần văn
VĂN BẢN 
 VĂN HỌC 
CỤM VĂN BẢN 
THƠ 
CỤM VĂN BẢN 
VH NƯỚC NGOÀI 
VÀ VB NHẬT DỤNG 
CỤM VĂN BẢN 
NGHỊ LUẬN 
CỤM VĂN BẢN 
TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
 Tiết 116,117 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
stt 
Văn bản 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung chủ yếu 
Nghệ thuật đặc sắc 
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
Phan Bội Châu 
Thất ngôn bát cú 
Thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của chí sĩ yêu nước đầu TKXX 
Thể thơ truyền thống. Khẩu khí rắn rỏi, hào hùng 
Đập đá Côn Lôn 
Phan Châu Trinh 
Thất ngôn bát cú 
Thể hiện hình tượng đẹp, ngang tàng, lẫm liệt của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí. 
Hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. Bút pháp lãng mạn, khẩu khí ngang tàng 
I. Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam. 
1 
2 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
stt 
Văn bản 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung chủ yếu 
Nghệ thuật đặc sắc 
I. Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam. 
Muốn làm thằng Cuội 
Tản Đà 
Thất ngôn bát cú 
Là tâm sự của một người bất hoà sâu săc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li thực tại. 
Ngôn ngữ giản dị , tự nhiên, giàu khẩu khí, giọng hóm hỉnh 
3 
4 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Nhớ rừng 
Thế Lữ 
Tám chữ 
Mượn lời con hổ bị nhất trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt. 
Hình tượng nhiều tầng ý nghĩa..Bút pháp lãng mạn, từ ngữ gợi hình, âm điệu biến hoá 
stt 
Văn bản 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung chủ yếu 
Nghệ thuật đặc sắc 
I. Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam. 
Ông đồ 
Vũ Đình Liên 
Năm chữ 
Thể hiện niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả 
Thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng, đầy gợi cảm. 
5 
6 
Quê hương 
Tế Hanh 
Tám chữ 
Là bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển . Thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển của tác giả, 
Lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc, so sánh độc đáo. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
stt 
Văn bản 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung chủ yếu 
Nghệ thuật đặc sắc 
I. Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam. 
Khi con tu hú 
Tố Hữu 
Lục bát 
Lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 
Giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển,cảm xúc thiết tha , sôi nổi. 
7 
8 
Tức cảnh Pác Bó 
Nguyễn Ái Quốc 
Tứ tuyệt 
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. 
Ngắn gọn, hàm súc,, vừa mang tính cổ điển vừa giàu chất hiện đại 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
stt 
Văn bản 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung chủ yếu 
Nghệ thuật đặc sắc 
I. Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam. 
Ngắm trăng 
Hồ Chí Minh 
Tứ tuyệt 
Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bac ngay trong cảnh ngục tù tối tăm 
- Giản dị, - Hàm súc . 
9 
10 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Đi đường 
Hồ Chí Minh 
Tứ tuyệt 
Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 
Giàn dị mà hàm súc mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. 
II. Sự khác nhau về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản. 
Văn bản 
Thể loại 
Sự khác nhau về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản 
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
Thất ngôn bát cú 
Đập đá Côn Lôn 
Thất ngôn bát cú 
Muốn làm thằng Cuội 
Thất ngôn bát cú 
Nhớ rừng 
Tám chữ 
Ông đồ 
Năm chữ 
Quê hương 
Tám chữ 
Thơ Đường luật 
Tính chất quy phạm; hình ảnh , ngôn ngữ mang tính chất đặc trưng, ước lệ. 
 Thơ mới 
Đổi mới vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên; cảm xúc mới mẻ, biểu hiện trực tiếp, phóng khoáng, tự do. 
Tiết 128,132,133 – Văn bản TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
III. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. 
TT 
Tên văn bản, tác giả 
Thể loại 
Tên nước, thời gian 
Nội dung chính 
Nét nghệ thuật nổi bật 
1 
Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) 
Truyện ngắn 
Đan Mach Thế kỉ XIX 
Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm → kêu gọi tình thương và lòng nhân ái. 
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng,xây dựng các hình ảnh tương phản. 	 
2 
Đánh nhau với cối xay gió. 
 (tr ích) 
(Xéc-van-tét) 
Tiểu thuyết 
Tây Ban Nha 
Thế kỉ XVII 
ĐônKi-hô-tê là người có lí tưởng cao quý nhưng hành động điên rồ và nực cười.Xan-chô là người thực tế nhưng nhiều khi thiển cận, tầm thường đáng chê trách. 
Nghệ thuật châm biếm, hài hước; xây dựng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt,tác giả đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
TT 
Tên văn bản, tác giả 
Thể loại 
Tên nước, thời gian 
Nội dung chính 
Nét nghệ thuật nổi bật 
Chiếc lá cuối cùng 
(O Hen-ri) 
Tuyện ngắn 
Mĩ 
Thế kỉ XX 
Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ, đặc biệt là sức mạnh của nghệ thuật đã làm hồi sinh con người tuyệt vọng. 
Xây dựng nhiều tình tiết hấp dẫn,sắp xếp chặt chẽ khéo léo;kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. 
3 
4 
Hai cây phong 
(Ai-ma-tốp) 
Tiểu thuyết 
Cư-rơ-gư-xtan 
Thế kỉ XX 
 Miêu tả hai cây phong hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chát hội hoạ.Người kể đã truyền cho ta tình yêu quê hương và lòng yêu kính người thầy đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. 
Nghệ thuật miêu tả tinh tế, kết hợp nhân hoá đã làm cho hai cây phong như có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng. 
III. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
TT 
Tên văn bản, tác giả 
Thể loại 
Tên nước, thời gian 
Nội dung chính 
Nét nghệ thuật nổi bật 
Đi bộ ngao du 
(Ru-xô) 
Tiểu thuyết 
Pháp Thế kỉ XVIII 
Ca ngợi sự tự do, yêu quí và say mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên. 
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, có sức thuyết phục. 
5 
III. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
IV. C ác văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8: 
TT 
Tên văn bản 
Chủ đề chính 
Phương thức biểu đạt chính 
1 
Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 
Để bảo vệ môi trường sống, cần hạn chế và không sử dụng bao bì ni l ông. 
Thuyết minh kết hợp với lập luận. 
2 
Ôn dịch thuốc lá 
Thuốc lá có hại và nguy hiểm cho mọi người v ì vậy c ần phải c ó quyết tâm cao và biện pháp triệt để chống thuốc lá h ơn cả chống ôn dịch. 
Thuyết minh kết hợp với lập luận, biểu cảm. 
3 
Bài toán dân số 
Phát triển dân số theo kế hoạch, hạn chế sự bùng nổ dân số là nhiệm vụ quan trọng của mỗi gia đình, mỗi quốc gia. 
Lập luận kết hợp với tự sự v à thuyết minh. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Tác phẩm/Đoạn trích 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung 
Những luận điểm chín 
Chiếu dời đô 
Lý Công Uẩn 
Nghị luận trung đại 
Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc 
- Dẫn sử các triều đại lớn từng dời trở nên hung thịnh, bền vững- Đối chiếu với thực trạng hai nhà Đinh, Lê khi đóng đô ở Hoa Lư- Đưa ra những ưu điểm về mặt địa hình và điều kiện tự nhiên của thành Đại La 
Hịch tướng sĩ 
Trần Quốc Tuấn 
Nghị luận trung đại 
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta thể hiện qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng kẻ thù 
- Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước- Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù- Lảm rõ đúng sai trong lối sống, hành động của các tướng sĩ- Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ 
V. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
1. Hệ thống văn bản nghị luận 
Nước Đại Việt ta 
Nguyễn Trãi 
Nghị luận trung đại 
Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên bố chủ quyền, tuyên ngôn độc lập 
- Quan điểm, tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm- Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt- Việc tiêu diệt kẻ thù là tất yếu- Minh chứng cho sự độc lập: về lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại 
Bàn luận về phép học 
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 
Nghị luận trung đại 
Nêu rõ mục đích, phương pháp học để trở thành người có ích 
- Mục đích chân chính của việc học- Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn, phê phán những quan điểm học tập sai trái- Tác dụng chân chính của việc học 
V. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Tác phẩm/ 
Đoạn trích 
Tác giả 
Thể loại 
Nội dung 
Những luận điểm chín 
1. Hệ thống văn bản nghị luận 
Bài 1: Các văn bản  Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta  gắn liền với những sự kiện lịch sử: 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Gợi ý’ 
- Chiếu dời đô : Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) về Đại La (tức Hà Nội ngày nay). 
- Hịch tướng sĩ : Được viết trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 (1285) 
- Nước Đại Việt ta : Được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428) sau khi quân ta đại thắng đánh tan 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hòa chấp nhận rút quân về nước. 
Gợi ý: Cả ba văn bản  Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, NƯớc Đại Việt ta  đều thể hiện những khát vọng cao cả, mãnh liệt của người viết 
+ Qua tác phẩm  Chiếu dời đô , vua Lí Công Uẩn thể hiện khát vọng về một đất nước thống nhất, độc lập, thu về một mối, khát vọng cùng nhân dân xây dựng và phát triển một đất nước Đại Việt lớn mạnh, khí phách và hùng cường. 
+ Qua tác phẩm  Hịch tướng sĩ , tác giả Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện khát vọng mãnh liệt về một dân tộc thống nhất và khí phách. Khát vọng ấy được biểu lộ qua tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Cả bài hịch sục sôi một tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước: " Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.“ 
+ Qua đoạn trích  Nước Đại Việt ta , tác giả Nguyễn Trãi cũng nêu cao khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường, nêu cao khí phách của dân tộc Đại Việt đang và đã trên đà lớn mạn qua việc khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt và khẳng định vì thế của Đại Việt ngang hàng với các cường quốc lớn ở phương Bắc. 
 Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm nên vẻ đẹp tinh thần hiếm có của ba áng văn chương kiệt tác này. 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Bài tập 2 : Điểm chung của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ ,Nước Đại Việt ta? 
 Bài tâp 3: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại (dẫn chứng từ các tác phẩm đã học). 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
Trả lời 
GIỐNG: Văn bản nghị luận trung đại và hiện đại đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ và sức thuyết phục cao: 
+ Có lí: có hệ thống luận điểm chặt chẽ 
+ Có tình: thể hiện cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình 
+ Có chứng cứ: có dẫn chứng thực tế để chứng minh cho luận điểm trở nên thuyết phục 
Ba yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên tác phẩm văn nghị luận trung đại cũng như văn nghị luận hiện đại một cách hoàn chỉnh. 
Ví dụ:- Với tác phẩm văn nghị luận trung đại “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và tác phẩm văn nghị luận hiện đại “Bài toán dân số” của Thái An, chúng ta có thể thấy được 2 tác phẩm này đều có chung những đặc điểm trên. 
GỢI Ý 
KHÁC NHAU 
- Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại riêng biệt như: chiếu, hịch, cáo, tấu 
- Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả, ) 
- Nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng(Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố,...Văn phong ấy khá gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại “văn sử triết bất phân”. 
- Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn. 
Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cổ, điển tích một cách phổ biến, ... 
- Về nội dung: 
       + Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an. 
       + Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Ôn dịch thuốc lá",... 
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 
1. Đọc kĩ các văn bản, nắm nội dung nghệ thuật 
2. Nhớ tên tác giả, tác phẩm, thể loại văn bản. 
3. Học tập cách viết văn bản nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. 
* Đoạn văn: [] Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. [] (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) 
- Tự sự: xung đột giữa chị Dậu và Cai lệ. 
- Miêu tả: hành động của Cai lệ, hành động của chị Dậu. 
- Biểu cảm: thái độ của chị Dậu. 
Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm (5 bước) 
- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính. 
- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể. 
- Bước 3: Xác định thứ tự kể: khởi đầu, diễn biến, kết thúc. 
- Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp. 
- Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_116117_bai_31_tong_ket_phan_van.ppt