Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

pdf 4 trang Bình Lê 02/12/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
1 
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất liền của Việt 
Nam? 
A. 55 % B. 65 % C. 75 % D. 85 % 
Câu 2. Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là: 
A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. B. Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông. 
C. vòng cung và Tây - Đông. D. Tây - Đông và Bắc - Nam. 
Câu 3. Đặc điểm của vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là: 
A. vùng đồi núi thấp, nổi bật là các cánh cung lớn. 
B. vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng 
Tây Bắc - Đông Nam. 
C. vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng, sườn đông hẹp và dốc. 
D. vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn. 
Câu 4. Đồng bằng lớn nhất nước ta là: 
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung. 
C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc. D. Đồng bằng sông Cửu Long. 
Câu 5. Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là: 
A. cao trung bình từ 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước. 
B. là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao. 
C. các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành nhiều ô trũng. 
D. được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ. 
Câu 6. Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện: 
A. nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C. 
B. khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. 
C. một năm có hai mùa gió và có tính chất trái ngược nhau. 
D. lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung 
bình trên 80%. 
Câu 7. Nhân tố nào quyết định sự phân hóa Đông - Tây của khí hậu nước ta? 
A. Vĩ độ. B. Kinh độ. C. Gió mùa. D. Địa hình. 
Câu 8. Gió mùa Đông bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào nước ta: 
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung 
Bộ. 
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Nam Bộ. 
Câu 9. Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm: 
A. nhỏ, ngắn và dốc. B. nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm. 
C. sông dài, lớn và dốc. D. sông dài, lớn và chảy êm đềm. 
Câu 10. Đặc điểm của sông ngòi Trung Bộ là: 
A. sông dài, nhiều hệ thống sông lớn. 
B. sông nhỏ và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập. 
C. sông lớn, dốc, hướng vòng cung. 
D. sông dài, lớn và dốc. 
Câu 11. Đất phù sa thích hợp với các cây trồng nào sau đây? 
A. Cây lúa, cây hoa màu, cây ăn quả. B. Cây thuốc lá, cây điều, cây hồ tiêu.
C. Cây chè, cây đước, cây sú vẹt. D. Cây chè, cây cà phê, cây mía.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẮC NINH 
(Đề có 02 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
NĂMHỌC 2020 - 2021 
Môn: Địa lý - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
2Câu 12. Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện ở: 
A. sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái và về công 
dụng của các sản phẩm sinh học. 
B. sự đa dạng về thành phần loài, có nhiều sinh vật có tên trong sách đỏ Việt Nam 
C. sự đa dạng về thành phần loài, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia. 
D. sự đa dạng về thành phần loài, có nhiều loài động thực vật quý hiếm. 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
Câu 1. (3,0 điểm) 
a. Em hãy nêu biểu hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta. 
b. Những thuận lợi, khó khăn của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là 
gì? 
Câu 2. (4,0 điểm) 
Cho bảng số liệu: 
Cơ cấu các nhóm đất chính trên phần lãnh thổ đất liền của nước ta. 
(Đơn vị: %) 
Nhóm đất Tỉ lệ (diện tích đất liền) 
Đất mùn núi cao 11 
Đất Feralit đồi núi thấp 65 
Đất phù sa 24 
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích ba nhóm đất chính của nước ta. 
b. Nhận xét và giải thích vì sao nhóm đất Feralit đồi núi thấp lại chiếm tỉ lệ lớn nhất? 
=====Hết===== 
3 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẮC NINH 
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
NĂMHỌC 2020 – 2021 
Môn: Địa lý – Lớp 8 
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ 
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
Đáp án D A D D C A D A A B A A 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) 
Câu Nội dung Điểm 
Câu 1 
(3,0 điểm) 
a. Biểu hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước 
ta: 
- Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước đều vượt 
210C, số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ trong một năm. 
- Độ ẩm tương đối của không khí trên 80%, lượng mưa đạt 
1500-2000 mm/năm. 
- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa 
đông lạnh khô với gió mùa Đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió 
mùa Tây nam. 
b. Những thuận lợi, khó khăn của khí hậu với sản xuất nông 
nghiệp 
- Thuận lợi: 
+ Sản xuất nông nghiệp có thể hoạt động quanh năm, có điều kiện 
để thâm canh, tăng vụ. 
+ Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác 
nhau theo vùng miền. 
- Khó khăn: 
+ Phải tốn kém nhiều để làm thủy lợi, chi phí nhiều cho phòng 
chống dịch bệnh. 
+ Sản xuất nông nghiệp mang nhiều tính bấp bênh do tai biến 
thiên nhiên thường xảy ra. 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
Câu 2 
(4,0 điểm) 
a. Vẽ biểu đồ 
 Học sinh vẽ đúng biểu đồ tròn (các loại biểu đồ khác không 
cho điểm). Biểu đồ đủ chú thích, tên biểu đồ, chỉ số ghi trong biểu 
đồ...(thiếu một trong các yêu cầu trên trừ 0,25 điểm/ lỗi thiếu) 
b. Nhận xét: 
- Cơ cấu đất nước ta gồm 3 nhóm chính: đất mùn núi cao, đất 
Feralit đồi núi thấp và đất phù sa. Tuy nhiên, tỉ lệ các nhóm đất có 
sự khác nhau: 
+ Đất Feralir đồi núi thấp chiếm tỉ lệ cao nhất (65%) 
+ Đất phù sa chiếm tỉ lệ cao thứ hai (24%) 
+ Đất mùn núi cao chiếm tỉ lệ thấp nhất (11%) 
- Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ lệ thấp nhất là do: Nước ta có 
2,0 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,75 
43/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2020_202.pdf