Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂMHỌC 2020 - 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Ngày 25-8-1883, Pháp buộc nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì và Trung Kì. D. Bắc Kì và Trung Kì. Câu 2. Ai đã được nhân dân suy tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái? A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 3. Từ năm 1858 đến 1884, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp mấy Hiệp ước? A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào nổ ra không phải để hưởng ứng “Chiếu Cần vương”? A. Bãi Sậy. B. Yên Thế. C. Ba Đình. D. Hương Khê. Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, ai là người đã gửi lên triều đình nhiều bản điều trần nhất để đề nghị phát triển công, thương nghiệp, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Đinh Văn Điền. C. Trần Đình Túc. D. Nguyễn Lộ Trạch. Câu 6. Ai là người chỉ huy quân ta chống Pháp khi chúng đánh thành Hà Nội năm 1882? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Nguyễn Thiện Thuật. Câu 7. Vị vua nào của triều Nguyễn được đề cập đến trong câu đố: “Vua nào chính trực anh hào/ Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?”? A. Vua TựĐức. B. Vua Hàm Nghi. C. VuaĐồngKhánh. D. Vua Thành Thái. Câu 8. Một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ởViệt Nam đưa ra những đề nghị cải cách, canh tân đất nước ở nửa cuối thế kỉXIX không xuất phát từ cơ sở nào? A. Lòng yêu nước, thương dân. B. Tình hình đất nước ngày càng nguy nan. C. Mong muốn đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu được với thực dân Pháp xâm lược. D. Mong muốn nâng cao địa vị của mình trong triều đình Huế. Câu 9. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. 1885 - 1896. B. 1884 - 1913. C. 1884 - 1908. D. 1883 - 1892. Câu 10. Người chỉ huy tối cao của khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1892 là A. Phan Đình Phùng. B. Cao Thắng. C. Hoàng Hoa Thám. D. Nguyễn Thiện Thuật. Câu 11. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ởViệt Nam được tiến hành bắt đầu từ thời gian nào? A. Năm 1884. B. Năm 1896. C. Năm 1897. D. Năm 1914. Câu 12. Nội dung nào không phải là chính sách kinh tế được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ởViệt Nam? A. Đẩymạnh khai thác than và kim loại. B. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. C. Đánh thuế cao đối với hàng hóa của nước ngoài, độc chiếm thị trường Việt Nam. D. Tập trung vốn đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp nặng như cơ khí, luyện kim II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế lại thất bại? Câu 2 (4,0 điểm). Nêu những hạn chế và ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cáchởViệt Nam nửa cuối thế kỉXIX. ===== HẾT===== SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂMHỌC 2020 - 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 8 (Hướng dẫn chấm có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B D B A B B D B C C D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3,0 điểm) Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng 0,75 - Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh 0,75 Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Thực dân Pháp còn mạnh, cấu kết với phong kiến tay sai đàn áp cuộc khởi nghĩa. 0,5 - Chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh đúng đắn 0,5 - Phong trào diễn ra tự phát, cô lập, thiếu liên kết với các phong trào đấu tranh khác 0,5 Câu 2. (4,0 điểm) Nêu những hạn chế và ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX: Những hạn chế: - Do sự bảo thủ của triều đình không chấp nhận sự thay đổicác đề nghị cải cách không thực hiện được. 1,0 - Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. 0,5 - Các đề nghị cải cách chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề của thời đại: giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam 1,0 Ý nghĩa: -Gâyđược tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến. 0,5 - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. 0,5 - Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ởViệt Namđầu thế kỉXX. 0,5 .Hết..
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_20.pdf