Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

pdf 4 trang Bình Lê 30/12/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂMHỌC 2020 - 2021 
Môn: Ngữ văn - Lớp 7 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1. (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ
thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô
trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và
thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng
giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất,
nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp,
mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc. 
(Trích nguồn: https://caycanhthanglong.vn/cai-gian-d-khong-bao-gio-cu.html) 
a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
b. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những
đức tính nào? 
c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: Bởi vậy, từ xa
xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô
trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc. 
Câu 2. (2,0 điểm) 
Tìm cho biết tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn sau: 
 () Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn
lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ
chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho
xiết! 
 (Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay) 
Câu 3. (5,0 điểm) 
 Tục ngữ có câu: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em hãy chứng minh để làm sáng
tỏ lời khuyên trên. 
==== Hết ==== 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
NĂMHỌC 2020 - 2021 
Môn: Ngữ văn - Lớp 7 
Câu Yêu cầu Điểm 
1 a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là : Nghị luận 1,0 
b. Câu văn nêu luận điểm: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm
tốn. 
- Câu văn đề cập đến: Đức tính giản dị và đức tính khiêm tốn. 
0,5 
0,5 
c. - Trạng ngữ: “từ xa xưa đến nay” 
- Ý nghĩa trạng ngữ: thêm vào câu để xác định thời gian cho câu văn 
0,5 
0,5 
2 * Yêu cầu: - Xác định đúng phép liệt kê 
 - Nêu được tác dụng của việc sử dụng phép liệt kê 
- Liệt kê: nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má
ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước,
chiếc bóng bơ vơ. 
=>Tác dụng: Nhờ việc sử dụng phép liệt kê giúp người đọcthấy rõ được khung
cảnh khi đê vỡ: người dân lâm vào cảnh nghìn sầu muôn thảm, sóng gió nổi dậy,
tất cả chìm trong biển nước. Qua đó vach trần bản chất xấu xa “lòng lang dạ thú”
của tên quan phụ mẫu, sự thờ ơ vô trách nhiệm trước cảnh lầm than cơ cực mà
người dân đang phải gánh chịu. 
1,0 
1,0 
3 * Yêu cầu chung: 
 - Học sinh biết vận dụng vănnghị luận chứng minh làm rõ ý nghĩa, giá trị của 
câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực kiên trì của con người 
 - Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định 
và làm rõ vấn đề vừa chứng minh. 
- Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
I. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” 
0,5 
II. Thân bài: 
1.Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" 
- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. 
- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai. 
=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng
như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì
của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến 
mấy thì cũng có thể vượt qua thử thách. Không có kiên trì thì không thể có được 
thành công như mong đợi. 
1,0 
2. Chứng minh: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại?
- Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải
qua nhiều gian nan thử thách. 
- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên
trì. Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng
mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn
luyện phấn đấu không ngừng nghỉ. 
- Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính
tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh. 
- Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tính nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ
mọi người. Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì vì kiên trì thì việc gì cũng có thể
làm được. 
3. Nêu dẫn chứng để chứng minh ý nghĩa của vấn đề 
- Đối với dân tộc ta: 
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước: Những cuộc khởi nghĩa chống
giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng
chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân
dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, 
chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập? 
+ Trong đời sống hàng ngày: Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu
mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa
bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn
không thay đổi. 
+ Những người lòng kiên trì, nhẫn nại đã thành công trở thành tấm gương
sáng, niềm tự hào của dân tộc: Bác Hồ đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng
góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc. Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất
xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt
tài văn hay chữ tốt. Nguyễn Ngọc Kí ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để
vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc
bằng chân 
- Ở nước ngoài: 
+Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một
người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị
lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống
cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác. 
+ Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra
được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn
nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối. 
 4. Rút ra bài học và liên hệ bản thân 
- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. 
- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám
sống và dám đi đến thành công. Đồng thời phê phán những còn người thiếu ý chí
1,0 
1,5 
0,5 
quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.
- Đối với học sinh: Kiên trì, chịu khó, chăm học sẽ được kết quả tốt như lời
khuyên của Bác Hồ: 
“Không có việc gì khó. 
Chỉ sợ lòng không bền. 
Đào núi và lấp biển. 
Quyết chí ắt làm nên” 
III. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định tính đúng đắn về câu tục ngữ.
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ: Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính 
kiên trì nhẫn nại, cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả 
cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày 
càng giàu mạnh. 
0,5 
 * Lưu ý: Giáo viên quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày, trân trọng những bài 
làm có sáng tạo và gắn với thực tế gần gũi của học sinh. 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_20.pdf