Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

pdf 3 trang Bình Lê 30/12/2024 90
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂMHỌC: 2020-2021 
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1. (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
 Người đồng mình thương lắm con ơi 
 Cao đo nỗi buồn 
 Xa nuôi chí lớn 
 Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
 Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
 Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
 Sống như sông như suối 
 Lên thác xuống ghềnh 
 Không lo cực nhọc 
a) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
b) Xác định thể thơ của đoạn trích? 
c) Em hiểu "người đồng mình" được nhà thơ nhắc tới là những ai? Qua đoạn thơ, 
tác giả đã làm nổi bật những vẻ đẹp nào của "người đồng mình"? 
Câu 2. (2,0 điểm) 
 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu thương. 
Câu 3. (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn trích sau: 
 ... Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao 
điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong 
ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, 
tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: 
đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như
chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có 
nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi 
khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên 
ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm 
toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước 
suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái 
đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung... 
hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm
chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, 
cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui. Chỉ khổ đứa phải 
trực máy điện thoại trong hang. 
 (Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2) 
===== Hết ===== 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
NĂMHỌC: 2020-2021 
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 
Câu Nội dung Điểm 
Câu 1 
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm; "Nói với con". 
 Tác giả: Y Phương. 
b. Thể thơ: Tự do. 
c. "Người đồng mình": Là người vùng mình, người miền mình, có thể 
hiểu là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng
một dân tộc. 
 - Vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn trích. 
 + Cuộc sống nhiều nỗi khổ, nỗi buồn nhưng họ không nhụt chí mà cố 
gắng vươn lên, bền gan vững chí. 
 + Sống thủy chung. ân nghĩa với quê hương 
 + Sống mạnh mẽ, phóng khoáng như sông như suối. 
 + Đó là những con người giàu bản lĩnh. 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
1,0 
Câu 2 
Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc đoạn nghi luận xã hội, Xác định đúng
vấn đề nghị luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
Thí sinh có thể viết đoạn văn theo hướng sau 
1. Giải thích; 
- Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con 
người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh 
em, ông bà, con cháu, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu 
da, sắc tộc... 
- Biểu hiện của tình yêu thương: Thể hiện ở sự hỏi han, quan tâm, động 
viên, chia sẻ giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần. 
2. Vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống: 
- Cho ta chỗ dựa tinh thần, là động lực để con người vượt qua mọi khó 
khăn, thử thách trong cuộc sống. 
- Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha, giúp 
con người có thêm nhiều cơ hội để hiểu nhau, sống tốt với nhau hơn.
Người biết yêu thương tâm hồn lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. 
- Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác, xóa bỏ hận thù...làm 
cho cuộc sống nhân văn hơn. 
- Thiếu tình yêu thương con người trở nên cô độc, tàn nhẫn 
- Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. 
3. Bàn luận mở rộng: 
 Tình yêu thương phải chân thành, thật lòng. Biết đón nhận cũng phải 
biết cho đi yêu thương. 
4. Phê phán những người sống thiếu tình yêu thương. Liên hệ bản thân. 
0,5 
1,0 
0,25 
0,25 
Câu 3 
Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
hoặc đoạn trích với bố cục rõ ràng. 
 - Xác định đúng vấn đề nghi luận. 
 - Triển khai các vấn đề thành các luận điểm. Vận dụng tốt các thao tác 
lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. 
 Thí sinh giải quyết yêu cầu của đề bài theo hướng sau: 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. 
0,5 
2. Giới thiệu sơ lược về nhân vật Phương Định. 
 - Phương Định là cô gái Hà Nội khá xinh xắn và đáng yêu. Cô sẵn sàng 
từ bỏ giảng đường để đi chiến đấu, Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường. Hằng 
ngày cô và đồng đội phải đo khối lượng đất đá phải san lấp vào hố bom, 
đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom. Công việc rất vất vả, nguy 
hiểm. 
 - Dù sống và chiến đấu trong hoàn cảnh rất hiểm nguy nhưng Phương
Định có rất nhiều phẩm chất đáng quý như tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, 
lạc quan, yêu đời, yêu đồng đội nhưng đáng chú ý nhất là sự dũng cảm, 
tinh thần trách nhiệm trong công việc. 
3. Vẻ đẹp của Phương Định trong đoạn trích. 
 - Công việc của Phương Định. 
 + Thời gian làm việc: Cô và đồng đội làm việc: "chạy trên cao điểm cả 
ban ngày. 
 + Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy. có thể lấy đi tính mạng của con 
người bất cứ lúc nào "Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải 
chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột 
những quả bom. 
- Thái độ và tinh thần của Phương Định: rất trách nhiệm và dũng cảm. 
 + Mặc dù bị thương "Một vết chưa lành miệng ở đùi" nhưng cô không
vào viện để tiếp tục được làm việc. 
 + Cô đã quen với việc phải đối mặt với thần chết mỗi ngày. Mặc dù mỗi 
lần gỡ bom là một lần thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác: 
"thần kinh căng như chão, tim đạp bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà 
vẫn biết khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ... ". Đó thật sự là 
công viêc quá hiểm nguy nhưng cô không nản lòng, nhụt chí, làm việc 
với tinh thần trách nhiệm cao: " Khi xong việc quay trở lại nhìn cảnh 
đoạn đường một lần nữa, thở phào rồi mới yên tâm chạy về hang ở ". 
 + Khi hoàn thành nhiệm vụ cô trở về nơi ở với tâm trạng thư thái như
chưa hề trải qua cơn sinh tử "ngửa cổ uống nước, nằm dài trên nền ẩm, 
lười biếng, nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ" 
 Cô gái ấy có lòng quả cảm kiên cường khiến người đọc vô cùng yêu 
mến. Cảm phục. 
4. Đặc sắc nghệ thuật 
 - Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, 
sống động, đồng thời dễ bộc lộ suy nghĩ. 
 - Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật rất tinh tế. 
5. Khẳng định Phương Định là một nữ chiến sĩ vô cùng gan dạ, có tinh 
thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cô là hình ảnh 
tiêu biểu cho thế hệ trẻ Viêt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, là ngôi
sao luôn lung linh tỏa sáng trên bầu trời khói lửa đạn bom chiến tranh, là 
tấm gương sáng cho lớp trẻ hôm nay học tập và noi theo. 
0,5 
0,5 
2,5 
0,5 
0,5 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_20.pdf