Đề thi chọn HSG môn Lịch sử và Địa lý Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG môn Lịch sử và Địa lý Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HSG môn Lịch sử và Địa lý Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - PGD huyện Thọ Xuân (Có đáp án)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN TRƯỜNG THCS ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC: 2023-2024 Môn thi: Lịch Sử- Địa lí Thời gian: 75phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Địa lí. A. Phần bắt buộc: (9 diểm) I.Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý đúng( mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1: Vùng biển Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích Biển Đông? A. 30% B. 25% C. 20% D. 35%. Câu 2: Đường bờ biển nước ta có chiều dài? A. 2360km B. 2036km C. 3206km D. 3260km. Câu 3. Địa hình các-xtơ khá phổ biến, có những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long là đặc điểm của địa hình nào? A. Vùng núi Tây Bắc. B. Vùng núi Đông Bắc. C. Vùng Trường Sơn Bắc. D. Vùng Trường Sơn Nam. Câu 4. Dãy núi nào sau đây của nước ta chạy theo hướng tây – đông? A. Dãy Con Voi. B. Dãy Trường Sơn Bắc. C. Dãy Hoàng Liên Sơn. D. Dãy Bạch Mã. II.Tự luận: Câu 1: (1 điểm) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam? Câu 2: (3 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, hãy: a).So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc? b)Vì sao dãy Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam? Câu 3: (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Em hãy: Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta? Nhận xét và giải thích nhiệt độ trung bình năm của khí hậu nước ta? Câu 4: (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội Nhiệt độ (0 C) 16,6 17,7 20,3 24,2 27,6 29,3 29,4 28,7 27,7 25,3 21,9 18,3 Lượng mưa (mm) 22,5 24,4 47,0 91,8 185,4 253,3 280,1 309,4 228,3 140,7 66,7 20,2 TP HCM Nhiệt độ (0 C) 26,9 27,5 28,8 29,8 29,4 28,5 28,0 28,1 27,8 27,6 27,6 27,,1 Lượng mưa (mm) 22,9 11,1 24,8 77,6 215,9 250,1 258,7 266,5 315,8 306,6 167,4 46,2 Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ của 2 trạm khí tượng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. B. Phần tự chọn: ( 2điểm) Câu 5: (2 điểm) Phân tích ảnh hưởng của địa hình đồng bằng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân? Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay. Đáp án A. TRẮC NGHIỆM (1điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A D B D HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm I 1 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam 1,0 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hóa đa dạng: - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa , chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. + Khí hậu: một năm có 2 mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn.. + Sinh vật và đất: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng. + Khí hậu phân hóa theo chiều B- N, Đ – T. + Sự phân hoá của khí hậu dẫn đến sự phân hoá của sinh vật và đất, làm cho sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc a So sánh sự khác nhau: Tiêu chí Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc Hướng núi và hướng nghiêng - Vòng cung. Cao ở Tây Bắc thấp dần ở Đông Nam. - Hướng nghiêng và hướng núi tây bắc – đông nam Độ cao - Là vùng đồi núi thấp, thấp hơn Tây Bắc; chỉ có 1 số đỉnh cao trên 2000m, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419m - Cao và đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh cao trên 2000 m, cao nhất là đỉnh Phan xi păng cao 3147 m. Cấu trúc địa hình - Gồm 4 cánh cung lớn(dẫn chứng ) Trung tâm là vùng đồi núi thấp; Giữa vùng núi và đồng bằng là vùng đồi trung du phát triển rộng; Địa hình Cacxto khá phổ biến tạo nên những cảnh quan đẹp và hung vĩ như Ba Bể, vịnh Hạ Long; - Có 3 dãy núi chính cao, đồ sộ (dẫn chứng), các sơn nguyên đá vôi hiểm trở (dẫn chứng) chạy song song và kéo dài; xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông là cơ sở để có những đồng bằng nhỏ trù phú như Mường Thanh, Than Uyên, 0,5 0,5 1,5 b Dãy Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất Việt Nam, có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong đó có đỉnh Phan xi păng (3.147 m) cao nhất ở nước ta. 0,5 3 Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta? Nhận xét và giải thích nhiệt độ trung bình năm của khí hậu nước ta? 2,0 * Các vùng khí hậu ở nước ta: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. * Nhận xét nhiệt độ trung bình năm của nước ta: - Phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên 200C, chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới 200C. - Nền nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam ( dẫn chứng HS có thể lấy d/c bằng nền nhiệt độ trung bình của khí hậu miền Bắc với miền Nam; có thể lấy d/c bằng nhiệt độ trạm) * Giải thích: - Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh,... - Do càng vào Nam càng gần xích đạo, xã chí tuyển nên góc chiếu của tia sáng Mặt Trời, thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần. - Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc. 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 4 Vẽ biểu đồ: 2,0 * Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn (2 đường). - Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải. - Lưu ý: + Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm. + Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 2,0 5 Ảnh hưởng của địa hình đồng bằng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân? 2,0 - Thuận lợi: Khu vực đồng bằng nước ta có đị hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc thuận lợi phát triển các ngành kinh tế. - Đối với nông nghiệp, thuỷ sản: khu vực đồng bằng là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản..như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. - Khu vực đồng bằng thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú nên hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng - Khó khăn: Do lịch sử khai thác lâu đời và dân cư tập trung đông nên tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị suy thoái 0,5 0,5 0,5 0,5 (Lưu ý: câu hỏi vận dụng hs trả lời khác nếu đúng vẫn cho điểm)
File đính kèm:
de_thi_chon_hsg_mon_lich_su_va_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2023_202.docx