Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Sự chìm nổi của quả cam, quả nho - Năm học 2020-2021 - Mông Thị Thu Huyền

doc 5 trang Bình Lê 16/11/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Sự chìm nổi của quả cam, quả nho - Năm học 2020-2021 - Mông Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Sự chìm nổi của quả cam, quả nho - Năm học 2020-2021 - Mông Thị Thu Huyền

Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Sự chìm nổi của quả cam, quả nho - Năm học 2020-2021 - Mông Thị Thu Huyền
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIÊN DU
Trường mầm non Liên Bão 1
 --------˜¶™--------
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: 
“Sự chìm nổi của quả cam – quả nho”
 GIÁO VIÊN : Mông Thị Thu Huyền
 GIÁO VIÊN  LỚP 3-4 TUỔI
Năm học 2020 - 2021
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Đề tài : Sự chìm nổi của quả cam – quả nho
 Lứa tuổi : 3-4 tuổi
 Thời gian : 18-20 phút
 Số trẻ : 15 trẻ
 Người soạn: Mông Thị Thu Huyền
 Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
* ( S) Khoa học:
- Trẻ biết tên gọi quả cam – quả nho
- Trẻ biết vỏ cam dầy, vỏ nho mỏng.
- Trẻ biết quả cam cho vào nước nổi, bóc vỏ quả cam chìm trong nước.
- Trẻ biết quả nho chìm trong nước do vỏ mỏng.
- Biết tác dụng vỏ cam có lớp màu trắng bên trong vỏ làm cam nổi được.
- Biết cam – nho dùng để ăn, có nhiều vitamin.
*( E) Kỹ thuật:
- Trẻ có kĩ năng rót nước.
* ( T)Công nghệ:
- Trẻ biết sử dụng các dụng cụ, công cụ, nguyên vật liệu để làm thí nghiệm.
* ( M) Toán:
- Trẻ biết phân biệt to- nhỏ.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, phán đoán và bước đầu phán đoán về sự chìm nổi của quả cam, quả nho.
- Trẻ có kĩ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ thích khám phá, mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động trải nghiệm cùng cô và bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài: Chicken dance
- 1 hộp quà: Có Cam - nho
- 1 khay để: 3 cốc, quả cam – nho, 2 chai nước, 1 khăn lau.
2. Đồ dùng cho trẻ:
- Mỗi trẻ một khay: 02 cốc, quả Cam – quả nho, 2 chai nước, khăn lau.
3. Địa điểm:
- Trong lớp học.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Lớp mình hôm nay rất vinh dự được đón các cô trong trường đến thăm lớp mình đấy. Bây giờ cô cháu mình cùng biểu diễn một bài vận động thật sôi động để tặng các cô nhé.
- Cô và trẻ cùng vận động bài: “Chicken dance” 
Lớp mình biểu diễn rất tuyệt vời. Bây giờ cô và chúng mình cùng đến tham quan phòng thí nghiệm của lớp mình nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
a. Khám phá- S ( khoa học) Tìm hiểu về quả cam – quả nho
- Ồ có rất nhiều đồ dùng trong phòng thí nghiệm phải không? Còn có cả 1 hộp quà mà cô đã chuẩn bị cho lớp mình nữa đấy.
Một, hai, ba mở quà ra nào! Oa có một cái lỗ nhỏ hay là chúng mình thử thò tay vào đó xem có gì nhé.
- Cô mời trẻ cho tay vào hộp quà và đoán xem trong hộp quà có gì? 
- Cô lấy quả cam ra cho trẻ xem và hỏi trẻ:
+ Đây là quả gì?
+ Các con đã được ăn quả này chưa?
- Khi ăn quả cam con phải làm gì? Bên trong quả cam có gì nhỉ?
- Hình như bên trong hộp vẫn còn quả để cô lấy ra cho các con xem nhé. (Cô lấy quả nho ra)
- Quả gì mà nhỏ thế nhỉ? Quả nho có ăn được không?
- Khi ăn quả nho có phải bóc vỏ không? 
- Ăn quả cam, quả nho có tác dụng gì nhỉ?
=> KQ: Quả cam, quả nho đều có vỏ, khi ăn cam chúng mình phải bóc vỏ, còn khi ăn nho thì chúng mình rửa thật sạch là đã ăn được rồi đấy. Hai loại quả này có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, giúp chúng mình khỏe mạnh hơn đấy. Ngoài những lợi ích tuyệt vời đó hôm nay cô còn muốn chúng mình cùng cô trải nghiệm xem cam và nho còn điều thú vị gì nữa không nhé.
b. Thí nghiệm: Sự chìm nổi của quả cam – quả nho
- Các con hãy quan sát xem trên bàn có những gì?
- Theo các con hôm nay mình sẽ làm gì với những đồ dùng này? (Cô gọi 3- 4 trẻ).
- À, Hôm nay mình sẽ tìm hiểu sự đặc biệt của quả cam và quả nho nhé.
- Cô đố các con biết quả cam và quả nho khi thả vào nước quả nào sẽ nổi, quả nào sẽ chìm trong nước? 
Gọi 2-3 trẻ trả lời
- Muốn biết xem các bạn nói đúng không? Đầu tiên cô sẽ rót nước vào 1 cốc nào. Khi rót các con nhớ mở nắp chai, 1 tay giữ cốc và 1 tay rót nước vào cốc, miệng cốc và miệng chai sát nhau để tránh không cho nước chảy ra ngoài nhé.
- Các con hãy nhìn thật kĩ khi cô thả quả cam vào cốc thì chuyện gì xảy ra? 
- Bây giờ cô lại muốn quả cam kia chìm xuống? Ai có cách nào để quả cam chìm được xuống không? Cô gọi 1-2 trẻ lên thử lấy tay nhấn quả cam xuống xem có chìm được không?
- Thử cách này xem có được không nhé: Cô đã chuẩn bị sẵn 1 quả cam đã được gọt vỏ , các con thấy vỏ quả cam dầy hay mỏng? Bên trong vỏ màu gì?
- Nào bây giờ cô sẽ thả quả cam đã bóc vỏ vào cốc xem điều gì xảy ra nhé? Quả cam ở đâu nhỉ? (Chìm xuống dưới) 
- Quả cam nào nổi, quả cam nào chìm nhỉ?
- Tiếp theo cô rót nước vào cốc còn lại và thả quả nho vào. Quả nho chìm hay nổi nhỉ các con? Tại sao quả nho lại chìm nhỉ?
- Vì sao quả cam to thế kia mà lại nổi, còn quả nho bé tí lại chìm?
=>KQ: À, vừa rồi cô và chúng mình đã cùng quan sát sự chìm nổi của quả cam và quả nho. Quả nho vỏ mỏng nên quả nho mới chìm dưới nước đấy. Quả cam nổi được là nhờ độ dày của lớp trắng bên dưới vỏ cam. Lớp trắng càng dày, không khí càng nhiều và nó càng nổi cao hơn đấy. Lớp vỏ đóng vai trò như lớp ao phao ngăn không cho không khí bên trong thoát ra ngoài nên mới làm quả cam nổi lên trên mặt nước đấy.
- Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng để tham gia trải nghiệm chưa?
c. Trẻ thực hành thí nghiệm:
- Cô mời trẻ lấy đồ dùng về bàn và tiến hành thí nghiệm.
- Cô bao quát khi trẻ làm thí nghiệm
- Gợi hỏi trẻ khi trẻ thực hành thí nghiệm. Hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì? 
+ Khi thả quả cam có vỏ vào cốc thì hiện tượng gì xảy ra?
+ Thả quả nho vào cốc thì chìm hay nổi?
3. Kết thúc
Cô và nhận xét, tuyên dương và chuyển hoạt động

Trẻ lắng nghe
- Cô và trẻ cùng vận động
- Cô mở quà
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phán đoán
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ thử lấy tay ấn quả cam xuống
- Cô bóc cam cho trẻ xem
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hành và trả lời

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_de_tai_su_chim_noi_cua_qua_cam_qua_n.doc