Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 137 đến 140: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt và trả bài kiểm tra học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ

pdf 4 trang Bình Lê 02/12/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 137 đến 140: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt và trả bài kiểm tra học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 137 đến 140: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt và trả bài kiểm tra học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 137 đến 140: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt và trả bài kiểm tra học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Vệ
Thứ 3, 18/05/2021 | 16:13
GIAO BAI TẬP VĂN 7-T.35-
CÔ HÀ
MÔN: NGỮ VĂN 7
Tuần 35, tiết 137,138,139,140- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA
PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT VÀ TRẢ BÀI KIỂM TRA
HỌC KÌ 2
NỘI DUNG
I. Nội dung luyện tập (Đối với các tỉnh miền Bắc)
- Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi: tr, ch; x, s; r, d,
gi; l, n...
* Cách phân biệt tr-ch
-“Tr”: không đứng trước hoặc những chữ chỉ có vần bắt đầu
bằng: oa, oă, uê,...Do đó gặp vần này ta cứ viết là: “ch”
VD: choáng mặt, choảng nhau, ôm choàng, chim chích choè,
nông choèn choẹt,...
- Những từ HV có dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với tr
VD: trịnh trọng, trạng nguyên, chiến trận, trình độ, lập trường,
GIAO BAI TẬP VĂN 7-T.35- CÔ HÀ
1 of 4 8/24/2024, 8:59 AM
triều đại
-Những chữ chỉ quan hệ gia đinh thì đều viết “ch” chứ không
viết “tr”
VD: cha, chú, chị, chàng, cháu...
-Những đồ dùng trong nhà trừ chữ “tráp” trong “cái tráp” thì
đều dùng chữ “ch”
VD: cái chạn, chống, chiếu, chạn, chảo, chăn chuồng, chậu,
chổi...
* Bài tập: Nghe-viết
- Trời nắng chang chang, chú Trung vẫn trực chiến trên một
mỏm đá chông chênh giữa trùng khơi mênh mông.
- Chiều chiều trên trảng cát, lũ trẻ con làng Trình vẫn chơi trò
đánh trận giả ko biết chán.
- Chú Trà chăm chút những chậu hoa với một thái độ trân trọng
hiếm thấy.
- Trầy trật mãi, chú Trịnh mới tròng được cái chạc vào cổ con
trâu sổng chuồng chạy rông từ chiều trên cánh đồng trống trải,
trơ trụi. 
* Cách phân biệt chữ “s” và “x”
Về mặt kết hợp trong âm tiết”S” không đi với các vần bắt đầu
bằng:oa, oă, uê, oe mà là x
VD: xuê xoa, xuề xoà, xoay lại, xuềnh xoàng..
- Về mặt láy âm: x và s đều láy điệp âm đầu nhưng s không láy
với x. Do đó 2 chữ này hoặc là phải điệp s hoặc x
VD: sờ soạng, sục suề, sắt sửa, sung sướng, sỗ sành, sắt sửa, sắc
sảo, san sát, sang sảng, sáng sủa, sừng sững, sụt sùi, sù sụ
-“x”: xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, xanh xao, xào xạc, xâm
xẩm, xí xoá, xoèn xoẹt, 
- Tên thức ăn thường đi với “x”như: xà lách, lạp xườn, xá xíu
- Chỉ người thường là “s”: ông sư, nguyên soái, sứ giả, sứ thần
- Tên cây cối: Hoa sen, hoa sim, hoa súng, cây sắn
- Hiện tượng thiên nhiên: sao, suối, sông, sương,
- Tên động vật : sên, sò, cá sấu,.. 
* Cách phân biệt giữa r, d, gi
- Ở Bắc bộ: r đọc như d như gi
- Về mặt kết hợp gi,r ko đứng trước các vần bắt đầu bằng
oa,oe,uymà d kết hợp
* Bài tập: Nghe-viết
GIAO BAI TẬP VĂN 7-T.35- CÔ HÀ
2 of 4 8/24/2024, 8:59 AM
- Rõ ràng có ai đó đã giấu con dấu khiến cô văn thư rầu rĩ, rên
rẩm vì sự dở dang.
- Giỏi giang, khiêm tốn thì rõ ràng có tác dụng giáo dục, còn cứ
giở giói, dương dương tự đắc thì chỉ tổ rước lấy cái dại vào
thân.
- Dù hoàn cảnh gđ rất khó khăn, nhưng giang vẫn giành được
những kết quả học tập rất đáng biểu dương. Đó là phần thưởng
dành cho những ai không dễ dàng dao động.
* Phân biệt giữa l và n
- Chữ n không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu bằng chữ:
oa, oă, oe, uê, uy
- Các từ chỉ trỏ điều viết bằng chữ n chứ không viết chữ l
VD: Này nọ....
- Những chữ chỉ sự ẩn nấp với n: VDNáu, né, nấp.....
GV cho HS đọc
Nam nữ thanh niên, nước Nam, nô nức, nâng cao kỹ năng nói
đúng, nếu không nói tay nâng nưu, nể nang với nạn này
II. Luyện tập
 Bài tập 1: Nghe-viết
- Ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh
biếc.
- Nghe xong câu chuyện của Xuân, anh thấy lòng xót xa, liền
sốt sắng giúp Xuân sửa soạn xe về quê.
- Sa vào trò đỏ đen cờ bạc, sớm muộn cũng khuynh gia bại sản,
xơ xác thân tàn ma dại, xin sớm suy xét lợi hại xem sao?
* Bài tập 2: Nghe-viết
 Liên thấy Liễu tô son lòe loẹt liền nói trẻ con ko nên làm thế.
Liễu lườm Liên nói là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan, Nam nói là
Liễu nóng nảy quá. Lan, Nam cùng cười nói là Liên phải thông
cảm vì Liễu lớn lên trong một gđ mà người lớn đều là diễn viên
nên có thể là Liễu chỉ bắt chước thì sao? Lan, Nam còn nói, nếu
Liễu nóng nảy thì Liên phải chủ động làm lành, như thế mới là
bạn bè cùng lớp. Liên nghe lời khuyên, liền đến nói lời xin lỗi
Liễu. Liễu cảm động cứ nắm tay Liên lắc lắc mãi
III. Trả bài kiểm tra học kì II
1. Ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm được nội dung, yêu cầu của đề bài.
GIAO BAI TẬP VĂN 7-T.35- CÔ HÀ
3 of 4 8/24/2024, 8:59 AM
- Các em trả lời tương đối đầy đủ và chính xác câu 1,2.
- Câu 3 một số em giải thích, chứng minh được nhờ có kiên trì,
nhẫn nại mà dẫn đến thành công. Các em đưa dẫn chứng cụ thể,
rõ ràng.
2. Nhược điểm:
- Một số chưa nắm chắc, chưa nêu ra được phép liệt kê và tác
dụng của phép liệt kê đó trong đoạn văn.
- Một số bài viết tập làm văn còn sơ sài, trình bày lan man, xa
đề nên kết quả chưa cao.
GIAO BAI TẬP VĂN 7-T.35- CÔ HÀ
4 of 4 8/24/2024, 8:59 AM

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_7_tiet_137_den_140_chuong_trinh_dia_phuong_p.pdf