Giáo án Ngữ văn Lớp 7 KNTT - Bài 7: Thế giới viễn tưởng - Tiết 86: Cuộc chạm trán trên đại dương (Trích "Hai vạn dặm dưới biển") - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Bình Lê 09/07/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 KNTT - Bài 7: Thế giới viễn tưởng - Tiết 86: Cuộc chạm trán trên đại dương (Trích "Hai vạn dặm dưới biển") - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 KNTT - Bài 7: Thế giới viễn tưởng - Tiết 86: Cuộc chạm trán trên đại dương (Trích "Hai vạn dặm dưới biển") - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 KNTT - Bài 7: Thế giới viễn tưởng - Tiết 86: Cuộc chạm trán trên đại dương (Trích "Hai vạn dặm dưới biển") - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 12/02/2023
Ngày dạy: 14/02/2023
BÀI 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
Tiết 86: CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG
(Trích “Hai vạn dặm dưới biển”)
 – Giuyn Véc-nơ – 


I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của thể loại truyện khoa học viễn tưởng: đề tài, tình huống, không gian.
- HS nhận biết được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học. 
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cuộc chạm trán trên Đại Dương.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: cùng chung tay bảo vệ môi trường 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Khởi động
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Theo em, đâu là nơi kì bí nhất đang tồn tại xung quanh chúng ta?
(Dự kiến câu trả lời: Trong lòng trái đất, vũ trụ, dưới biển...)
Theo trí tưởng tượng của các em sẽ có rất nhiều nơi bí ẩn, nhưng đâu là nơi huyền bí nhất mà con người vẫn chưa thể khám phá. Hãy quan sát video sau để trả lời cho câu hỏi đó nhé!
GV chiếu Video về bí ẩn của đại dương - 55 giây.
? Sau khi xem video trên, em có suy nghĩ gì về những bí ẩn trong lòng đại dương?
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- GV giới thiệu về rãnh Mariana - nơi sâu nhất thế giới và dẫn dắt vào khát vọng khám phá đại dương của con người. 
- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên trái đất nảy sinh từ đại dương. Vì thế mà biển có vai trò vô cùng quan trọng, nó là khởi nguồn của sự sống con người, vạn vật trên Trái Đất. Đại dương là nơi rộng lớn ẩn chứa nhưng điều mới mẻ, kì thú là nơi để vạn vật có thể sinh sôi nảy nở và phát triển. Vậy dưới lòng đại dương có những điều kì thú gì hôm nay cô và các em sẽ nhau khám phá văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương để thực hiện một hành trình thú vị nhé!
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Đọc văn bản
* GV Chuyển giao nhiệm vụ 
- Hướng dẫn đọc.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ lời thoại của nhân vật (đặc biệt là giọng điệu của thuyền trưởng, người kể chuyện).
- GV đọc mẫu 1 đoạn VB, gọi HS đọc tiếp đến hết phần (1). Phần còn lại yêu cầu hs về nhà đọc lại.
- GV chú thích một số từ khó.
- GV yêu cầu HS dựa vào các sự việc chính - kể tóm tắt VB.
1. Đoàn thủy thủ chờ đợi sự xuất hiện của con cá thiết kình.
2. Cuộc đuổi bắt con cá của tàu chiến diễn ra căng thẳng
3. Mọi người bị quật ngã văng xuống biển
4. Giáo sư và những cộng sự ở trên lưng con cá thiết kình.
5. Mọi người nhận ra đây là “một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay của con người tạo ra”.
6. Chiếc tàu lặn xuống, cuộc gặp gỡ giữa giáo sư, các cộng sự và những người bên trong tàu bắt đầu.
* GV Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện chia sẻ, thảo luận phiếu học tập số 1.
- Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).
- Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.
(Phiếu học tập giao về nhà)
? Trình bày những nét cơ bản về nhà văn Giuyn Véc-nơ?
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
Ở tiết học Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn, các em đã được tìm hiểu những đặc trưng nào của thể loại truyện khoa học viễn tưởng? Vậy những đặc trưng đó được thể hiện như thế nào trong văn bản, các em tiếp tục trả lời phần còn lại của PHT.
* Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
? Văn bản được trích dẫn từ tác phẩm nào của nhà văn GiuynVéc-nơ?
 Nhan đề "Hai vạn dặm dưới biển" đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Vec-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?
? Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” viết về đề tài gì? Đến nay, đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?
? Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” thuộc thể loại gì? 
? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
? Trong văn vản có những nhân vật nào?
? Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi kể thứ mấy? Đó là lời kể của ai?
? Việc để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất sẽ có tác dụng gì?
? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
- Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau
2.2. Khám phá văn bản
? Con cá thiết kình xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
? Ai là người đầu tiên phát hiện ra con cá thiết kình? (Nét Len)
*GV Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Thảo luận cặp đôi.
- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi.
- Thời gian: 5 phút
* GV gợi ý bằng cách cho HS quan sát lại đoạn văn trong SGK.
1. Qua lời của của vị giáo sư, hình ảnh của con cá thiết kình được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
2. Qua đó, em có nhận xét gì về con cá thiết kình?
3. Việc tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi miêu tả con cá thiết kình có tác dụng gì?
4. Con cá thiết kình này có gì khác thường?
Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 5.
Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn).
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Theo em, con cá thiết kình này có thật hay không? Tại sao tác giả lại xây dựng được hình ảnh con cá thiết kình đó? Điều đó thể hiện điều gì về tài năng của tác giả?
- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
- Thu phần thảo luận của các nhóm còn lại chấm chữa sau.
* Góc chia sẻ:
Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng môi trường biển?
=> Bảo vệ môi trường
- HS hoạt động cá nhân.
- HS trả lời câu hỏi - nhận xét.
- GV nhận xét, khái quát.
? Truyện đã tác động như thế nào đến suy nghĩ và tình cảm của em? 
– HS nêu nhận thức riêng về sự tác động của truyện đến bản thân.
? Nếu là nhà khoa học, em sẽ chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?
I. Đọc văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt
2. Tác giả
– Giuyn Vec-nơ (1828 - 1905) là nhà văn người Pháp
– Ông là người đi tiên phong và được xem là "cha đẻ" của thể loại truyện khoa học viễn tưởng
3. Tác phẩm
- Đề tài: viết về phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai.
- Xuất xứ: Trích tiểu thuyết “Hai vạn dặm dưới biển” (1868).
- Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết miêu tả, biểu cảm
- Nhân vật: Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Không gian: Trên biển và dưới đáy đại dương.
- Lối viết logic với cách trình bày, dẫn dắt mang đặc trưng thể loại.
- Bố cục: 3 phần
Phần 1 (từ đầu đến “nhưng nó vẫn phớt lờ”): 
à cuộc rượt đuổi “con cá” của chiếc tàu chiến .
- Phần 2 (tiếp theo đến “khi rơi xuống nước”):
à cuộc đọ sức giữa tàu chiến và “con cá”.
- Phần 3 (còn lại):
à phát hiện sự thật về “con cá”.
II. Khám phá văn bản.
1. Hình ảnh con cá thiết kình.
a. Sự xuất hiện
- Đoàn thuyền phát hiện con cá 
- Thời gian: xuất hiện 8 giờ sáng
- Không gian:
+ Dải sương mù dày đặc
+ Chân trời mở rộng và sáng rõ
+ Cách chiếc tàu hai hải lý
b. Hình ảnh con cá thiết kình
Hình ảnh con cá thiết

Chi tiết
 Hình dáng 
- Không dài quá tám mươi mét.
- Chiều ngang hơi khó xác định
Thân
- Rắn như đá, không mềm như cá voi.
Lưng
- Đen bóng, nhẵn thín, phẳng lì, không có vảy.
- Được ghép lại bằng thép lá, gõ kêu bong bong.
Hành động
- Quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt
- Lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.
Cách thở
- Hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét.
Nhận xét
- Nghệ thuật: so sánh, nhân hoá.
-> Miêu tả hình dáng đặc biệt của con cá. 
→ Con cá này rất to lớn, lạ và khó xác định, có thể phát ra ánh điện .

* Hướng dẫn về nhà: 
- Bài vừa học: nắm được đề tài, cốt truyện, nhân vật, và đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng
- Bài của tiết sau: tiếp tục soạn tiết 2 văn bản: Cuộc chạm trán trên Đại dương (tiếp theo).
- Vẽ tranh thể hiện phát minh vĩ đại của con người trong tương lai.
- Tìm đọc một truyện ngắn có chủ đề về khoa học viễn tưởng và điền thông tin phù hợp vào nhật kí đọc sách do em thiết kế. Chuẩn bị chia sẻ kết quả đọc mở rộng của em với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_kntt_bai_7_the_gioi_vien_tuong_tiet_86.docx