Luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn THCS: Kỹ năng cảm thụ tác phẩm thơ ngoài chương trình

docx 22 trang Bình Lê 26/07/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn THCS: Kỹ năng cảm thụ tác phẩm thơ ngoài chương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn THCS: Kỹ năng cảm thụ tác phẩm thơ ngoài chương trình

Luyện thi học sinh giỏi Ngữ văn THCS: Kỹ năng cảm thụ tác phẩm thơ ngoài chương trình
KỸ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM THƠ NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
A. NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được đặc trưng thể loại thơ
- Vận dụng kiến thức về đặc trưng thể loại để cảm thụ tác phẩm ngoài chương trình và xử lí các đề bài phân tích, bình luận các vấn đề lí luận
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần 1: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI THƠ
I. Khái niệm:
- Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”:
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu.
- Theo giáo trình lí luận văn học:
Tác phẩm trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người (con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh)
- Bàn về thơ, Sóng Hồng viết:
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.
II. Đặc trưng của thơ:
1. Nội dung của thơ: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của con người một cách trực tiếp: Tính trữ tình (bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ) là đặc trưng quan trọng nhất của thơ.
- Trong thơ, các sự kiện đời sống, các yếu tố thuộc về hiện thực khách quan được tái hiện làm cái cớ để chủ thể bộc lộ quá trình cảm xúc, suy tưởng của mình
- Tình cảm trong thơ được thổ lộ một cách mãnh liệt: đó là sự rung động mạnh mẽ ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn
- Tình cảm trong thơ bao giờ cũng gắn với những tư tưởng cao đẹp, thấm nhuần những giá trị nhân bản, nhân văn, gắn với những vấn đề bản chất nhất của con người và nhân loại.
- Tình cảm trong thơ có tính cả thể hóa
+ Tính cá thể hóa: là nét riêng, là dấu ấn nghệ thuật gắn với phong cách của nhà văn, qua những dòng thơ người đọc cảm nhận được một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn > cái tôi của tác giả.
+ Nội dung tình cảm trong thơ ngoài tính cá thể còn phải mang nhưng ý nghĩa xã hội và khái quát được những chân lí phổ biến trong cuộc.
2. Cấu tứ trong thơ:
- Tứ thơ là mạch ngầm của văn bản, là ý tứ nảy sinh trong tâm hồn người viết; tứ thơ mang đặc điểm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ
- Cấu tứ là sự thể hiện của tứ thơ, thường được bộc lộ thông qua kết cấu của bài thơ. Kết cấu của thơ rất đa dạng
3. Nhân vật trong thơ:
- Nội dung trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (cái tôi trữ tình, chủ thể trữ tình)
+ Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình được biểu hiện trong tác phẩm qua cảm xúc, giọng điệu
+ Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả song không bao giờ được đồng nhất nhân vật trữ tình trong thơ với tiểu sử, cá nhân của tác giả ở ngoài đời bởi hình tượng nhân vật trữ tình vừa là một con người cá nhân cụ thể với những nỗi niềm riêng nhưng tình cảm riêng của người đó bao giờ cũng gắn với tình cảm chung có ý nghĩa khái quát > Nhân vật trữ tình có tình chân thật, khách quan, khái quát, tiêu biểu.
- Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để tác giả bộc lộ, gửi gắm tình cảm, là đối tượng trực tiếp khơi dậy tình cảm của tác giả.
- Nhân vật trữ tình nhập vai: tác giả có thể hóa thân vào một nhân vật khác, nhân vật này là tiêu biểu cho tâm trạng, quan điểm, xu hướng của một nhóm người, một giai cấp, một thời đại.
4. Hình ảnh thơ:
- Hình ảnh của thơ là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ (Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
- Hình ảnh trong thơ bắt nguồn từ hiện thực đời sống, được sáng tạo qua trí tưởng tượng và hư cấu của tác giả, là phương tiện để biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ
5. Ngôn ngữ thơ:
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc > tính biểu cảm
- Ngôn ngữ giàu biểu tượng > tính tạo hình 
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu > tính nhạc
+ Sự cân đối: sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ (phép đối xứng)
+ Sự trầm bổng: sự thay đổi âm thanh cao thấp, các ngắt nhịp
+ Sự trùng điệp: cách gieo vần, điệp (từ, ngữ, cấu trúc, điệp âm)
- Ngôn ngữ có cấu trúc đặc biệt
Phần 2: Vận dụng kiến thức lí luận, xử lí các dạng đề thi HSG cấp THCS
I. Dạng 1: So sánh cảm thụ hai văn bản/đoạn văn bản ngoài chương trình có định hướng
Có 2 hướng triển khai bài viết
- Cảm thụ phân tích từng đối tượng > so sánh
- Cảm thụ, phân tích, so sánh theo luận điểm
Đề 1: Cảm nhận về hình tượng người mẹ được khắc họa trong hai văn bản sau:
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau-ngọn xanh rờn
Mẹ-đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
-Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
Mẹ - Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu,
 NXB Quân đội nhân dân, 2003

Vầng trăng rơi xuống vẫn tròn
Khi mình vốc nước trăng còn trên tay
Mẹ như chiếc lá tre gầy
Thân cò lặn lội cuốc cày sớm trưa
Tiết trời đổi nắng thành mưa
Mẹ chạy chỗ thóc chỉ vừa phơi xong
Hạt khô mẹ bỏ vào nong
Hạt nào thấm nước quạt hong trước nhà
Thế rồi ngày tháng cứ qua
Bố đi công tác xa nhà từ khi
Nỗi buồn theo sóng cuốn đi
Thâm tâm luôn nghĩ làm gì nuôi con
Trăng còn có lúc khuyết tròn
Nghĩ về dáng mẹ vẫn còn vẹn nguyên
(Dáng mẹ - Hà Ngọc Hoàng, 
Nguồn: thivien.net)
ĐỊNH HƯỚNG
I. TÌM HIỂU ĐỀ:
- Vấn đề nghị luận: cảm nhận hình tượng người mẹ
- Phạm vi dẫn chứng: hai bài thơ cụ thể
- Thao tác lập luận: phân tích, so sánh kết hợp phát biểu cảm nghĩ
II. GỢI HƯỚNG: làm theo cách 1:
1. Giới thiệu chung:
- Về hình tượng người mẹ trong văn học
2. Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người mẹ trong hai tác phẩm
a. Bài Mẹ của Đỗ Trung Lai
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nếu có thông tin)
* Nhà thơ tập trung khắc họa hình ảnh người mẹ ở phương diện vóc dáng, ngoại hình
- Những từ ngữ, hình ảnh trực tiếp miêu tả vóc dáng, ngoại hình của mẹ: lưng còng, đầu bạc trắng, ngày một thấp
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đối sánh xuất hiện xuyên suốt toàn bài: hình ảnh cây cau
+ Hình dáng cây cau >< dáng hình của mẹ
+ Hình ảnh miếng cau >< tuổi tác và sức khỏe của mẹ
> Hình ảnh người mẹ hiện lên với vóc dáng hao gầy, ngày càng già yếu theo tháng năm > sự tần tảo, vất vả, lam lũ, hi sinh cho con
* Nhà thơ bày tỏ niềm xót xa, tình yêu thương, biết ơn, trân trọng đối với mẹ của mình
- Những hình ảnh về mẹ được tái hiện qua điểm nhìn và cảm nhận của người con > những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm đã gián tiếp bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình:
+ Lưng mẹ còng rồi/ Mẹ - đầu bạc trắng > yêu thương, xót xa
+ Mẹ ngày một thấp/ Mẹ thì gần đất > lo lắng, tiếc nuối
- Nhà thơ trực tiếp bày tỏ nỗi niềm suy tư trăn trở và những cảm xúc mãnh liệt trong lòng mình:
+Không cầm được lệ > biểu hiện mãnh liệt nhất của cảm xúc
+ Đoạn kết: câu hỏi tu từ > băn khoăn, khắc khoải xót xa khi nhận ra một quy luật nghiệt ngã của đời sống.
b. Bài Dáng mẹ – Hà Ngọc Hoàng
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nếu có thông tin)
* Nhà thơ khắc họa hình tượng người mẹ trên nhiều phương diện:
- Vóc dáng hao gầy, tiều tụy: mẹ như chiếc lá tre gầy > nghệ thuật so sánh
- Công việc lao động vất vả, lam lũ 
+ Hình ảnh ẩn dụ quen thuộc: thân cò lặn lội
+ Hình ảnh cụ thể, chân thực: chạy thóc khi trời mưa
- Nỗi buồn lo khắc khoải trong tâm hồn:
+ Nỗi buồn vì cô đơn một mình vò võ nuôi con
+ Nỗi lo mưu sinh, cơm áo gạo tiền để nuôi con khôn lớn
* Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với mẹ của mình:
- Mượn hình ảnh vầng trăng để giãi bày tâm sự
- Khẳng định tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn hình ảnh người mẹ luôn vẹn nguyên trong kí ức của con, dù thời gian qua đi, mọi thứ đổi thay nhưng hình ảnh ấy không bao giờ phai nhạt
3. So sánh:
a. Điểm giống:
- Cả hai bài thơ đều khắc họa hình tượng người mẹ một cách chân thực, tinh tế, cảm động qua những hình ảnh miêu tả vóc dáng, ngoại hình của mẹ. Qua vóc dáng hao gầy để thấy được sự tảo tần, lam lũ, vất vả, hi sinh của mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong hai tác phẩm đều là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ VN (đối tượng)
- Cả hai tác giả đều thể thiện trực tiếp tình cảm xót xa, biết ơn, yêu thương, trân trọng đối với mẹ của mình (tâm hồn, cảm xúc của nhà thơ)
- Hai bài thơ đều khơi dậy những tình cảm nhân bản trong đời sống của con người: thức tỉnh trong mỗi con người tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ của mình, trân trọng tình cảm gia đình(tiếp nhận)
- Hai bài thơ đều sử dụng ngôn ngữ giàu hình, giàu sức gợi, giàu nhạc điệu, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ, giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng (nghệ thuật)
b. Điểm khác
Mẹ
Dáng mẹ
- (Nhân vật) Chủ yếu khắc họa dáng hình của mẹ
- (Cấu tứ):Thủ pháp đối lập tương phản được sử dụng hiệu quả để triển khai ý, tạo nên kết cấu độc đáo cho bài thơ
- (Hình ảnh) Sử dụng hình ảnh thống nhất từ đầu đến cuối – hình ảnh cây cau, một hình ảnh gần gũi, quen thuộc – để khắc họa hình tượng
- Thể thơ 4 chữ, ngôn ngữ giản dị, nghiêng nhiều về tính biểu cảm, dùng nhiều từ cảm thán, câu cảm thán
- Khắc họa hình ảnh người mẹ trên nhiều phương diện: vóc dáng, công việc, thế giới nội tâm
- Kết cầu đầu cuối tương ứng được sử dụng hiệu quả tạo sự hô ứng, tạo điểm nhấn và dư ba trong lòng người đọc
- Sử dụng hệ thống hình ảnh đa dạng: hình ảnh thân cò trong ca dao, hình ảnh tả thực, hình ảnh lãng mạn có tính biểu tượng để khắc họa hình tượng
- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giàu sức gợi, giàu giá trị biểu tượng, nhịp điệu nhịp nhàng, hài hòa, cân xứng

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh mùa thu và vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ qua hai đoạn thơ sau:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
 (Trích Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Và:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
 (Trích Thơ duyên – Xuân Diệu)
Dạng 2: Bàn luận về một vấn đề lí luận liên quan đến đặc trưng của thơ, làm sáng tỏ qua 2 văn bản ngoài chương trình
Cách làm:
1. Giải thích ý kiến:
- Giải thích từ ngữ, nhận định
- Rút ra vấn đề nghị luận
2. Phân tích, bàn luận:
- Cơ sở lí luận: tại sao có vấn đề đó
- Vấn đề đó được biểu hiện như thế nào?
3. Cảm nhận, làm sáng tỏ vấn đề
4. Đánh giá mở rộng
- Đánh giá lại vấn đề
- Mở rộng
- Ý nghĩa với người sáng tác và người tiếp nhận
Đề bài: Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.”
 Cảm nhận hai văn bản sau để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Vãn cảnh
(Hồ Chí Minh)
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thấu nhập lung môn lý,
Hương tại lung nhân tố bất bình.
Cảnh chiều hôm
(Nam Trân dịch)
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
ĐỊNH HƯỚNG
1. Giải thích
– Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ.
– Thơ cần có ý: ý tứ > ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thi phẩm 
- Thơ có tình: tình cảm, cảm xúc 
* Ý nghĩa câu nói: Ý kiến đề cập đến đặc trưng, bản chất của thơ: thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc)
 2. Phân tích, bàn luận
-Tại sao thơ cần phải có hình, có ý, có tình?
+ Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.
+ Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.
– Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:
+ Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.
+ Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân – Thiện – Mĩ
+ Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức lay động lớn lao.
=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (nội dung và hình thức).
3. Cảm nhận, làm sáng tỏ
Có 2 cách triển khai luận điểm:
- Cách 1: cảm nhận, chứng minh ý kiến qua từng tác phẩm
- Cách 2: Cảm nhận, chứng minh theo các luận điểm đặt ra ở đề bài
a. Bài Vãn cảnh
* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
* Phân tích
- Hình ảnh trong bài Vãn cảnh: hình ảnh hoa hồng
+ Hoa hồng là biểu tượng cho cái đẹp, cho những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống
+ Tái hiện lại quy luật: hoa hồng nở > rụng
+ Hương hoa kể với tù nhân nỗi bất bình của nó
- Qua hình ảnh hoa hồng bộc lộ đước ý tình của người viết
+ ý cho người ta nghĩ: Vì sao lại vô tình? Ai vô tình trước việc hoa hồng nở - rụng > khiến người đọc trăn trở về sự vô tình của tạo hóa hay sự vô tình của con người trước cái đẹp
+ Tình cho người ta rung động: sự bất bình của nhà thơ trước quy luật nghiệt ngã của tạo hóa và sự thờ ơ của con người > thái độ trân trọng, nâng niu, muốn bất tử hóa cái đẹp
b. Bài Vội vàng
* Giới thiệu chung
* Phân tích
- Hình ảnh nhân vật tôi với khát vọng táo bạo, kì dị: muốn tắt nắng, buộc gió
+ Đại từ nhân xưng tôi
+ Phép điệp
+ Động từ mạnh
> Nhà thơ khắc họa hình ảnh một con người với khát khao muốn tắt nắng, buộc gió để níu giữ mãi hương sắc tươi đẹp của cuộc đời trong khoảnh khắc thời gian hiện tại
- Qua hình ảnh bộc lộ ý tình:
+ Ý cho người ta nghĩ: tại sao nhân vật trữ tình lại muốn tắt nắng, buộc gió, lại có khát vọng kì dị, táo bạo như vậy?
> Níu giữ mãi thời gian và những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời, để cho sắc thắm hương thơm không bị tàn phai, trôi đi, để cho cái đẹp bất tử, để nâng tầm vóc của con người lên ngang tầm tạo hóa
+ Tình cho người ta rung động: tình yêu cuộc sống chân thành, tha thiết, mãnh liệt
 4. Đánh giá, mở rộng
– Chính hình, ý, tình làm nên sức sống cho các tác phẩm trên. Mỗi tác phẩm thành công là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức.
- Hai văn bản đã thể hiện được sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố ở trong thơ
+ cả hai thi phẩm đều lựa chọn, sử dụng hình ảnh đặc sắc để bộc lộ một cách chân thực, tinh tế ý tình của người viết, đều hướng tới sự khẳng định, tôn vinh cái đẹp, đều thể hiện khao khát muốn bất tử hóa cái đẹp, đều bộc lộ quan niệm nhân sinh sâu sắc tiến bộ và thể hiện tình yêu cuộc sống cháy bỏng của cả hai nhà thơ
+ Tuy nhiên, hệ thống hình ảnh, ý, tình trong mỗi thi phẩm là sản phẩm của quá trình sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của mỗi người nghệ sĩ, thể hiện được phong cách nghệ thuật riêng mỗi nhà thơ: Vãn cảnh mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại, cho ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của người từ cộng sản Hồ Chí Minh; Vội vàng là kết tinh nghệ thuật của nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới, cho ta thấy được tâm hồn của một thi sĩ lãng mạn luôn rạo rực đắm say với cuộc đời.
- Quan niệm thơ của Chế Lan Viên đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ với người sáng tác mà với cả người tiếp nhận. Từ thấy đến nghĩ đến rung động là hành trình hình thành của tác phẩm thơ và cũng là hành trình đánh thức người đọc của thi phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm mới làm nên sự sống cho tác phẩm. Độc giả cũng phải mở lòng mình để cảm nhận sâu cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
Dạng 3: Bàn luận về một vấn đề lí luận liên quan đến đặc trưng của thơ, bằng trải nghiệm văn học, làm sáng tỏ vấn đề.
Đề bài:
Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng:
 “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người”
Bằng hiểu biết về văn học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1/ Giải thích ý kiến:
- Thơ: là một thể loại văn học được sáng tác bằng phương thức trữ tình, thường có vần có nhịp, dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết
- Câu thơ hay: Là câu thơ có giá trị, mang đến rung cảm mãnh liệt cho người đọc
- Đánh thức: làm sống dậy, thức tỉnh
- Bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người: những nhận thức, những cảm xúc, những rung độngvề đời sống, về con người mà mỗi người đã từng được chứng kiến, được trải nghiệm nhưng bị chai sạn, bị vùi lấp, bị lãng quên
=> Ý kiến của nhà phê bình Chu Văn Sơn đưa ra một quan điểm về thơ ca và văn học nói chung trong đó khẳng định với một câu thơ hay, một câu thơ thực giá trị thì điều quan trọng nhất là có thể thức tỉnh, làm sống dậy những ấn tượng, cảm xúc, rung động, những nhận thức về cuộc sống, con người (mà chủ yếu là những điều đẹp đẽ, cao cả, nhân văn)vốn có trong mỗi người đọc nhưng bị thời gian, bị cuộc sống xô bồ làm cho lãng quên, chai sạn, vùi lấp..
2. Phân tích, bàn luận:
- Vì sao?
	+ Câu thơ hay cần đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” vì để đánh thức được những ấn tượng đó chứng tỏ nhà thơ phải thực sự thấu hiểu về cuộc đời và con người, những gì nhà thơ viết ra thân thuộc với mọi người nhưng cách viết lại ấn tượng để đọc xong người đọc có thể bừng sáng và nhận ra một ấn tượng nào đó về cuộc đời. Đó là phẩm chất cần có, thể hiện cả tài năng và tâm huyết của nhà thơ
	+ Câu thơ hay cần đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” còn bởi sứ mệnh của thơ ca nói chung và văn học nói riêng không đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn là thức tỉnh con người khỏi những lầm lạc, u mê, hướng người đọc về cái đích của CHÂN, THIỆN, MỸ. Khi đánh thức được bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người đồng nghĩa với việc thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được sự tinh tế, sự nhạy cảm, sự rung động trước cái đẹp, cái nhân văn cao cả mà cuộc sống thường ngày làm cho chai sạn, hay nói cách khác thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được chính mình
 + Quá trình sáng tạo nghệ thuật không kết thúc ở việc tác phẩm được khai sinh, mà còn ở quá trình tác phẩm sống trong lòng người đọc. Khi đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” thơ ca sẽ giúp người đọc tiếp cận tác phẩm không hời hợt mà còn bằng tất cả rung động, trải nghiệm của mình, từ đó khơi gợi quá trình đồng sáng tạo với tác giả trong mỗi người đọc
- Câu thơ hay có thể đánh thức trong người đọc những ấn tượng nào?
+ Ấn tượng về những kí ức đẹp đẽ
+ Ấn tượng về những kí ức đau buồn
> Khi những kí ức được đánh thức là khi ta thực sự sống trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm và 
3. Chứng minh:
- Tình cảm gia đình, tình cảm giản đơn mà nhiều khi giữa cuộc sống xô bồ ta lãng quên
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao
- Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về những giá trí văn hóa tinh thần
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm

File đính kèm:

  • docxluyen_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_thcs_ky_nang_cam_thu_tac_pha.docx