Tài liệu Hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn (Dành cho cha mẹ)

pdf 35 trang Bình Lê 16/11/2024 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn (Dành cho cha mẹ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn (Dành cho cha mẹ)

Tài liệu Hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn (Dành cho cha mẹ)
2 
TÀI LIỆU 
DÀNH CHO CHAMẸ HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 2
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ...................... 4
1. Đi bộ an toàn ...................................................................................................................... 4
2. Đội mũ bảo hiểm ................................................................................................................ 5
3. An toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy ................................................................................. 6
4. Cách mở cửa xe ô tô an toàn .............................................................................................. 7
5. An toàn khi đi xe buýt, xe đưa đón học sinh ..................................................................... 7
6. Một số kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện ................. 8
7. Kỹ thuật phanh ................................................................................................................. 12
8. Đi từ đường nhánh ra đường chính an toàn ..................................................................... 12
9. Quan sát rộng ................................................................................................................... 12
10. Vào cua đúng cách ......................................................................................................... 13
11. Cách lái xe an toàn khi trời mưa bão, gió lớn, khói bụi ................................................. 13
12. Nhận biết các dấu hiệu và xử lý sự cố TNGT ................................................................ 13
13. An toàn khi tham gia giao thông đường thủy ................................................................ 14
14. An toàn khi tham gia giao thông đường sắt ................................................................... 15
CHƯƠNG II. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE ................................... 16
1. Quy tắc chung .................................................................................................................. 16
2. Các quy tắc cụ thể ............................................................................................................ 16
3. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính cơ bản đối với người tham gia giao thông ..... 26
CHƯƠNG III. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐƯA ĐÓN HỌC SINH ĐI HỌC BẰNG XE
Ô TÔ ......................................................................................................................................... 31
1. Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ xe ô tô đưa đón học sinh.............................................. 31
2. Đối với nhà trường ........................................................................................................... 31
3. Đối với lái xe và người quản lý học sinh ......................................................................... 32
4. Đối với cha mẹ học sinh .................................................................................................. 33
5. Đối với học sinh ............................................................................................................... 33
CHƯƠNG IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ HỌC SINH TRONG TUYÊN TRUYỀN,
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH .............................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 35
3 
LỜI NÓI ĐẦU 
An toàn giao thông hiện nay đang là một trong những vấn đề được toàn xã 
hội quan tâm. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, mỗi năm 
có hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) và vài chục nghìn 
người bị thương, gây thiệt hại về người, sức khỏe, tài sản dẫn đến nhiều gia đình 
li tán, nhiều trẻ mồ côi, nhiều người già cô đơn không nơi nương tựa vì TNGT. 
Tại tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị và sự đồng lòng của Nhân dân, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả rõ rệt, TNGT đã
liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, tình 
trạng ùn tắc giao thông đang từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, TNGT, vi 
phạm pháp luật về TTATGT thực sự vẫn còn nhức nhối. 
Để giảm thiểu TNGT, vi phạm pháp luật về TTATGT điều quan trọng là 
phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT và kỹ năng khi tham gia 
giao thông để tránh rủi ro cho bản thân, gia đình và xã hội. 
Thực hiện Nghị quyết số 87-NQ/TU ngày 15/3/2023 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bắc Ninh về xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”; Kế hoạch số 71/KH-
UBND ngày 24/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về xây dựng “Tỉnh
an toàn giao thông”, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Công an
tỉnh Bắc Ninh biên soạn cuốn Tài liệu dành cho cha mẹ hướng dẫn học sinh
tham gia giao thông an toàn (sau đây gọi chung là Tài liệu). 
Tài liệu tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đặc
biệt là an toàn khi đi bộ, xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe buýt, ô tô đưa đón
học sinh. Tài liệu như một cẩm nang giúp cho cha mẹ học sinh nắm rõ và
thực hiện nghiêm túc pháp luật về TTATGT, kỹ năng khi tham gia giao thông, 
từ đó hướng dẫn, giáo dục học sinh thực hành quy tắc an toàn, văn hóa giao
thông từ cấp Mầm non đến Trung học phổ thông, giúp học sinh nâng cao tính 
tự giác chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về TTATGT nói riêng;
có trách nhiệm trong việc đảm bảo ATGT cho bản thân, gia đình và xã hội. Qua
đó hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn cho cha mẹ học sinh và học
sinh góp phần tạo chuyển biến tích cực, thay đổi diện mạo, tình hình TTATGT 
trên địa bàn tỉnh, tạo nét đẹp đặc trưng “Văn hóa giao thông” của người Bắc
Ninh - Kinh Bắc, góp phần xây dựng Bắc Ninh trở thành “Tỉnh an toàn giao
thông”. 
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Ban biên soạn rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh để tiếp tục hoàn thiện Tài liệu. 
Trân trọng cảm ơn! 
CÁC TÁC GIẢ 
4 
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 
1. Đi bộ an toàn
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có
hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải; không được
chơi, đùa giỡn dưới lòng đường. 
- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ
đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. 
Một số quy tắc đi bộ an toàn 
(Trích nguồn: Tài liệu ATGT cấp Trung học cơ sở (THCS), Bộ GDĐT) 
- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm
dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua
đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. 
- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương
tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và 
không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe
cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em
dưới 7 tuổi khi đi qua đường. 
Các bước đi bộ qua đường an toàn 
(Trích nguồn: Tài liệu ATGT cấp THCS, Bộ GDĐT) 
5 
2. Đội mũ bảo hiểm 
- Cách chọn mũ bảo hiểm: 
+ Kiểm tra tem, mác: Phải có tem kiểm định (tem CR); 
+ Kiểm tra lớp xốp phải có độ chắc, cứng; dây đeo đảm bảo độ chắc chắn, 
độ dẻo dai, không đứt, rách; khóa mũ khi đóng mở phải có độ cứng, chắc; 
+ Chú ý: Người sử dụng nên chọn một chiếc mũ vừa với vòng đầu. 
Cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn 
(Trích nguồn: Tài liệu ATGT cấp THCS, Bộ GDĐT) 
Một số điều cần lưu ý khi sang đường 
✓ Sang đường trước hoặc sau các xe cao (xe buýt, xe tải) là 
nguy hiểm vì xe cao, người lái xe khó nhìn thấy em 
✓ Sang đường đi chéo qua nơi đường giao nhau là nguy hiểm
vì xe đi đến từ nhiều hướng 
✓ Sang đường gần xe đang đỗ là nguy hiểm vì người lái xe
trên những xe khác đang tới không nhìn thấy các em và các
em không nhìn thấy xe 
✓ Sang đường nơi đường cong khuất là nguy hiểm vì khó quan
sát những xe đang đi tới 
✓ Sang đường nơi gần đỉnh dốc là nguy hiểm vì người lái xe
và người đi bộ (ở hai bên đỉnh dốc) không nhìn thấy nhau 
6 
- Tác dụng của mũ bảo hiểm: 
Khi va chạm, người ngồi trên xe máy bị văng ra khỏi xe, đầu của nạn 
nhân đập vào vật cản một cách đột ngột gây ra chấn thương vùng đầu, cổ; chấn 
thương vùng đầu, cổ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong các vụ TNGT. 
Vì vậy, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách giúp: bảo vệ đầu, 
giúp giảm chấn thương do va đập; ngăn chặn sự va đập trực tiếp của hộp sọ vào 
vật cản; phân bố lực va đập trên toàn bộ phần cứng của mũ bảo hiểm làm giảm 
lực tập trung tại một điểm nhất định của hộp sọ. 
- Cách đội mũ bảo hiểm đúng quy cách: 
Bước 1: 
+ Phân biệt phía trước và phía sau mũ: Phía trước có lưỡi trai, phía sau mũ 
che phủ nhiều hơn và in thương hiệu nhà sản xuất; 
+ Mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành 
dưới mũ song song với chân mày. 
Bước 2: Điều chỉnh quai mũ sao cho hai khóa bên của dây mũ nằm sát dưới 
thùy tai. 
Bước 3: 
+ Cài khóa sao cho dây mũ khít dưới chân cằm. Sau khi cài, hãy thử nhét 
2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét vừa 2 ngón tay là được; 
+ Điều chỉnh nút khóa cài bên phải để điều chỉnh độ ngắn, dài của dây mũ. 
3. An toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy 
3.1. Ngồi sau xe đạp an toàn 
- Đi giầy hoặc dép có quai hậu; 
- Ngồi ngay ngắn giữa giá đèo, đặt hai bàn chân vào giá đỡ chân; 
- Không được sử dụng ô khi xe đang di chuyển; không mang, vác vật
cồng kềnh; 
- Buổi tối, nên mặc trang phục sáng màu. 
3.2. Ngồi sau xe máy an toàn 
- Chuẩn bị trước khi đi: Mặc quần áo gọn gàng; đi giầy hoặc dép có cài 
quai hậu, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách; 
- Khi lên xe, phải quan sát xung quanh, nhất là phía sau và trèo lên xe từ 
phía bên trái; 
- Tư thế ngồi trên xe máy: Cần ngồi thẳng lưng, ở giữa yên sau của xe 
máy, bàn chân đặt lên giá để chân, hai đùi khép nhẹ, hai tay bám vào eo người 
lái xe, mắt thường xuyên nhìn theo hướng xe chạy, không ôm vật cồng kềnh; 
- Khi xuống xe, phải quan sát phía sau, thấy an toàn xuống xe từ phía bên phải. 
7 
Ngồi sau xe máy đúng tư thế 
(Trích nguồn: Tài liệu ATGT cấp THCS, Bộ GDĐT) 
4. Cách mở cửa xe ô tô an toàn 
- Đối với vị trí ghế bên trái: Thao tác mở cửa đúng là tay trái giữ tay nắm 
cửa, tay phải kéo mở khóa. Tay trái mở hé cánh cửa, quan sát kỹ phía sau khi
thấy an toàn mới mở cửa để xuống xe. Phải lưu ý, người ra đến đâu cửa mở ra
đến đó chứ không được mở hết cửa cho tiện lợi. Sau khi xuống xe phải đóng
cửa xe. 
- Đối với vị trí ghế bên phải: Bạn nên ưu tiên mở cửa xe bên phải thay vì
bên trái để an toàn hơn cho cả bản thân và người tham gia giao thông khác. Tay
phải giữ tay nắm cửa, tay trái kéo mở khóa, tay phải mở hé cánh cửa, quan sát
kỹ phía sau khi thấy an toàn mới mở cửa để xuống xe. Phải lưu ý, người ra đến
đâu cửa mở ra đến đó chứ không được mở hết cửa cho tiện lợi. Sau khi xuống xe
phải đóng cửa xe. 
5. An toàn khi đi xe buýt, xe đưa đón học sinh 
- Khi chờ xe buýt, xe đưa đón học sinh: 
+ Kiểm tra thẻ học sinh, giấy tờ có liên quan; đứng chờ xe đúng nơi quy
định (nhà chờ, trạm xe buýt hoặc nơi bảo đảm an toàn); 
+ Khi đi xe buýt, cần tìm hiểu các thông tin về lộ trình tại trạm xe buýt để
lựa chọn đúng tuyến, đúng số xe, trường hợp chưa rõ về lộ trình cần hỏi những
người xung quanh để được giúp đỡ. Đối với xe đưa đón học sinh, cần tìm hiểu
đặc điểm nhận dạng của xe và lái xe để lên đúng xe đưa đón mình. 
- Khi lên xe: Khi xe dừng hẳn, cửa xe mở hoàn toàn, quan sát xung quanh, 
thấy an toàn mới lên xe theo đúng cửa quy định. 
- Khi ngồi trên xe: 
+ Không chen lấn, xô đẩy, nói tục, đánh nhau; ngồi ghế hoặc đứng bám 
chắc tay vào tay bám trên xe; 
+ Thực hiện nghiêm quy định về an toàn khi ngồi trên xe ô tô, nắm được
kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố, kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi 
không có người trợ giúp (cách mở cửa lên/xuống xe; bấm còi gây sự chú ý cho
người xung quanh, phát tín hiệu cấp cứu bằng âm thanh, ánh sáng, ký hiệu; sử
dụng búa phá kính thoát hiểm trên xe...); 
Ngồi thẳng lưng, đặt tay lên eo người lái xe 
Hai đùi khép nhẹ 
Hai bàn chân đặt lên giá để chân 
8 
+ Chú ý lộ trình để biết điểm xuống xe; 
+ Đối với xe buýt, khi nhân viên bán vé thu tiền, cần lưu ý lấy và giữ vé
để kiểm tra; báo cho lái xe biết điểm xuống bằng cách bấm đèn hoặc báo nhân
viên xe buýt. 
- Khi xuống xe: Để đảm bảo an toàn, khi xe dừng hẳn mới xuống xe theo
đúng cửa quy định; xuống xe bình tĩnh, không hấp tấp, không nhảy xuống xe. 
6. Một số kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe
máy điện 
6.1. Một số kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển xe đạp 
a) Kiểm tra xe đạp an toàn: Xe đạp cần có đủ chuông, hệ thống phanh 
hoạt động tốt; yên xe cao vừa đủ (để kiểm tra, người điều khiển ngồi lên yên xe
chống cả 2 chân, 2 gót chân chạm được mặt đất). 
b) Tư thế lái xe an toàn 
- Người điều khiển đi giầy hoặc dép có quai hậu; 
- Ngồi lên yên xe, 2 tay nắm chặt tay lái, mắt nhìn thẳng phía trước; 
- Đặt chân lên bàn đạp và đạp theo chiều kim đồng hồ. 
Ngồi xe đạp đúng tư thế 
(Trích nguồn: Tài liệu ATGT cấp THCS, Bộ GDĐT) 
c) Điều khiển xe đạp an toàn 
- Điều khiển xe đạp trên làn đường bên phải trong cùng; 
- Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác; 
- Tuân thủ theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn
tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ,
rào chắn; 
- Quan sát, báo hiệu, giảm tốc độ trước khi dừng xe và khi chuyển hướng; 
9 
- Khi cần dừng lại thì đi chậm và bóp cả 2 phanh (trước và sau); tuyệt đối
tránh phanh gấp vì rất dễ bị ngã;
- Khi đi vào ban đêm, nên mặc trang phục màu sáng, báo hiệu bằng đèn
hoặc vật phản quang. 
 6.2. Một số kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển xe đạp điện, xe máy 
điện 
6.2.1. Quy định chung 
- Điều kiện và trách nhiệm của người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện: 
+ Xe đạp điện là xe thô sơ; người điều khiển phải có sức khỏe bảo đảm
điều khiển xe an toàn, hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ và được trang bị kỹ
năng khi tham gia giao thông. 
Xe đạp điện 
(Trích nguồn: https//www.xedien.vn/) 
+ Xe máy điện là xe cơ giới (cụ thể là xe gắn máy); người từ đủ 16 tuổi trở
lên mới được phép điều khiển xe máy điện; người điều khiển phải có sức khỏe bảo
đảm điều khiển xe an toàn, hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ và được trang bị
kỹ năng khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông phải mang Giấy đăng ký
xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 
Xe máy điện 
(Trích nguồn: https://www.vinfastauto.com/) 
6.2.2. Một số kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển xe đạp điện, xe máy điện 
a) Kiểm tra xe trước khi khởi hành 
- Phương tiện cần có đủ chuông, đèn chiếu sáng, đèn hậu, gương chiếu 
hậu và chắn xích (đối với xe đạp điện); 
10 
- Xe phải chắc chắn. Để kiểm tra, chúng ta lấy tay cầm vào một bên của 
tay lái xe và lắc mạnh mà các bộ phận của xe không bị lỏng lẻo;
- Xe phải có phanh/thắng. Để kiểm tra phanh/thắng thì chúng ta bóp mạnh 
từng tay phanh và đẩy xe mà bánh xe không chuyển động là được; 
- Yên xe cao vừa đủ. Để kiểm tra, chúng ta ngồi lên yên xe, chống 2 chân, 
2 gót chân chạm được mặt đất; 
- Phương tiện phải được bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên vệ sinh. Khi 
phát hiện xe bị hỏng thì cần nhanh chóng sửa chữa hoặc thay thế ngay bộ phận 
bị hư hỏng. 
b) Tư thế ngồi lái xe 
- Người điều khiển đi giầy hoặc dép có quai hậu; 
- Ngồi lên yên xe, 2 tay nắm chặt tay lái, mắt nhìn thẳng phía trước; 
- Đội mũ bảo hiểm đúng quy định và cài quai đúng quy cách. 
Ngồi xe đạp điện đúng tư thế 
(Trích nguồn: https://img.websosanh.vn/) 
c) Khởi động, chạy xe và dừng xe 
- Khởi động xe: 
+ Tay trái nắm lấy tay phanh (bên trái), tay phải cắm chìa khóa vào ổ công 
tắc nguồn điện, vặn đến vị trí ON (mở), lúc này đèn chỉ thị màu đỏ sáng lên, 
nghĩa là nguồn đã thông; 
+ Đối với xe đạp điện: Chân trái chạm đất, chân phải để lên bàn đạp chân, 
từ từ nhả lỏng tay phanh của xe, chân phải từ từ đạp mạnh dần lên để xe chạy về 
phía trước. Đối với xe máy điện: Chân trái chạm đất, chân phải để lên giá để 
chân, từ từ nhả lỏng tay phanh của xe; 
+ Tay phải đồng thời điều chỉnh tay ga vào trong thì xe sẽ bắt đầu khởi 
động, góc vặn của tay ga càng lớn thì tốc độ chạy của xe càng nhanh hơn. 
11 
- Chạy xe: 
+ Khi xe vừa khởi động, chúng ta nên tăng tốc độ của xe chầm chậm, 
không nên tức thời vặn hết ga để tránh làm hư hỏng nguyên kiện điện và lãng 
phí điện; 
+ Trong quá trình sử dụng xe nên cố gắng hạn chế phanh xe và ít khởi 
động xe để tiết kiệm điện; 
+ Không được phép chở hàng hóa quá trọng tải cho phép khi tham gia 
giao thông. 
- Dừng xe: Khi dừng xe hoặc xuống xe để dắt xe, chúng ta nên tắt công 
tắc điện để tránh vô ý vặn tay ga khiến xe đột nhiên khởi động gây nguy hiểm. 
d) Kỹ thuật lái xe lên dốc, xuống dốc an toàn 
- Kỹ thuật lái xe lên dốc an toàn: 
Khi xe di chuyển lên dốc không quá cao, người điều khiển phương tiện có 
thể tăng tốc vừa phải, tạo đà để vượt qua dốc. Song, đối với những dốc có độ
dốc lớn, người điều khiển phương tiện nên phán đoán để vặn tay ga ở mức thích
hợp. Khi xe lên gần tới đỉnh dốc, hãy giảm tay ga để qua đỉnh dốc an toàn. 
Lưu ý: Trước khi lên dốc, phải kiểm tra dung lượng pin có đủ cho quãng
đường di chuyển dự kiến hay không. 
- Kỹ thuật lái xe xuống dốc an toàn: 
Người điều khiển phương tiện cần trả tay ga về kết hợp bóp, nhả phanh
trước và phanh sau một cách hợp lý để giảm tốc độ và xe đi đúng hướng. Nhưng
với những dốc dài, tuyệt đối không rà phanh quá lâu, có thể dẫn tới cháy phanh,
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. 
 Lưu ý: Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc. 
đ) Không chở quá số người quy định 
Nghiêm cấm người điều khiển phương tiện chở quá số người quy định.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ
những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: 
- Chở người bệnh đi cấp cứu; 
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; 
- Trẻ em dưới 14 tuổi. 
e) Sử dụng điện thoại di động 
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không
được sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Việc làm này khiến người điều
khiển phương tiện hướng sự chú ý về thiết bị di động, không còn để tâm đến
việc lái xe. Nếu sử dụng điện thoại, người tham gia giao thông hãy dừng hẳn xe
sát lề đường bên phải hoặc vị trí an toàn để nhận/thực hiện cuộc gọi, nhắn tin. 
12 
7. Kỹ thuật phanh 
Khi cần dừng lại thì đi chậm và bóp cả 2 phanh (trước và sau). Tuyệt đối
tránh phanh gấp vì rất dễ bị ngã. 
8. Đi từ đường nhánh ra đường chính an toàn 
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ
đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường chính từ bất kỳ hướng
nào tới. 
- Người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và quan sát, đảm bảo 
không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. 
9. Quan sát rộng 
Để lái xe an toàn, kỹ năng quan sát luôn đóng vai trò quan trọng. Việc 
quan sát gồm: Quan sát phía trước, sang hai bên, phía sau qua gương và xoay 
đầu, thân người khi cần thiết. 
- Quan sát phía trước: Hướng nhìn trước đủ xa, mắt quét từ bên này sang 
bên kia đường, phán đoán tình huống có thể xảy ra. 
- Quan sát phía sau qua gương: Giúp cho lái x

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_sinh_tham_gia_giao_thong_an_toan_danh.pdf