Tài liệu ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập

docx 5 trang Bình Lê 05/01/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập

Tài liệu ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập
 Môn: NGỮ VĂN 7
 Tuần:35, Tiết 34 - ÔN TẬP
 NỘI DUNG
A. LÝ THUYẾT:
I. Ôn tập dấu chấm lửng:
1. Tên gọi và kí hiệu: Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu lửng hay dấu ba chấm, là dấu có ba chấm đặt nối tiếp nhau theo hàng ngang ()
2. Công dụng 
Phản ánh trạng thái của hiện thực như khoảng cách về không gian, thời gian, âm thanh kéo dài, đứt quãng,... Ví dụ :
Ù... ù... ù... Tầm một lượt.
(Võ Huy Tâm)
Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động. Ví dụ :
Chàng chợt nhớ, chạy vùng xuống nhà ngang, gọi vui vẻ:
- Cô Nga...
(Thạch Lam)
Biểu thị lời nói không tiện nói ra. Ví dụ:
Ô hay có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại...
(Đào Vũ)
Để chỉ ra rằng người nói chưa nói hết, đặc biệt khi nêu ví dụ, liệt kê. Ví dụ :
Ngoài ra, biển còn nhiều thứ cá nổi tiêng như cá đé, cá nhụ, cá nục, cá song và nhiều tôm, sò...
(Trúc Mai)
Biểu thị chỗ ngắt dài giọng với ý châm biếm, hài hước (biểu thị chỗ dãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ có nội dung bâ't ngờ, hài hước, châm biếm). Ví dụ :
Té ra công sự chỉ là công... toi.
(Tú Mỡ)
Để chỉ rằng lời nói trực tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này, dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn () hoặc dấu ngoặc vuông [ ]. Ví dụ :	:
[...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp
II. Ôn tập dấu chấm phẩy:
1. Tên gọi và kí hiệu: dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dâu phẩy ở dưới. (;)
2. Công dụng
Đánh dấu ranh giới các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp, cụ thể:
Khi các vế có cấu tạo đối xứng nhau về nghĩa và hình thức. Ví dụ :
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng.
(Nguyễn Trung Thành)
- Khi các vế có tác dụng bổ sung cho nhau. Ví dụ:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được.
 (Lê Duẩn)
Đánh dấu các yếu tố trong chuỗi liệt kê có cấu tạo phức tạp. Ví dụ :
Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh cấc hệ thống thuỷ nông: đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cấy trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt.
 (Báo Nhân dân) 
B. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Em hãy nêu rõ tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu hoặc đoạn trích sau đây:
Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc... Một giáo sĩ nước ngoài... đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nối, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.”
(Đặng Thai Mai)
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [...]
(Hoài Thanh)
Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời.
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng :
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!
(Phạm Duy Tôn)
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ?...
.	(Phạm Duy Tôn)
Nay chúng ta giành được quyền độc lập. Một trong những công việc cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí [...].
(Hồ Chí Minh)
g) ... Bỗng ngoài cửa đập thình thình.
(Nguyên Hồng)
Bài 2: Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong các đoạn trích sau:
a) Thầy Dần lè lưỡi ra :
Eo! Mẹ ơi !...
Thật... Không có thế, cứ cổ con mà chặt!	.
(Nam Cao)
Rú... rú... rú... máy bắt đầu mở, bắt đầu xúc than.
(Võ Huy Tâm)
Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lâm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn)
Đứng trước tổ dế ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây. ..Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...	
(Hà Anh Minh)
- Anh này lại say khướt rồi. [...]
Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thì... thì... thưa cụ.
(Nam Cao)
Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không. Bụng: nâu, trắng, mun, vàng, xắm, tím biếc...
	(Võ Văn Trực)
Núp định ra chặn lại hỏi. Nhưng... có được không?... Nó có bắt mình nộp cho Pháp... chắc không đâu, Pháp làm nó khổ thế này, bụng nó chắc không thương Pháp đâu.
(Nguyên Ngọc)
k) Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. [...] Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.
(Đặng Thai Mai)
Bài 3: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:
Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.
(Vũ Tú Nam)
Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.
(Trần Hoài Dương)
Bài 4. Trong những đoạn trích sau đây, có một số dấu chấm phẩy bị thay thế bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó.
Cần phải nói với bạn rằng, Ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may đầu thu là người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo...
 (A. Đô-đê)
Cả con đường cũng dường như rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi đầu là những con cừu đực già, sừng giương ra phía trước, và dữ tợn, đằng sau chúng là đông đảo họ nhả cừu, những cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy quấn dưới chân, những con la cái đeo ngù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ đựng các chú cừu non mới đẻ, chiếc giỏ lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi, rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè dài sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài châm gót như chiếc áo thụng.
(A. Đô-đê)

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_kien_thuc_mon_ngu_van_lop_7_tiet_34_on_tap.docx