Tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Trường THCS Hiên Vân

pdf 18 trang Bình Lê 23/12/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Trường THCS Hiên Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Trường THCS Hiên Vân

Tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 - Bài: Chiếc lược ngà - Trường THCS Hiên Vân
1 ÔN TẬP: CHIẾC LƯỢC NGÀ – NGUYỄN QUANG SÁNG 
A. Hệ thống kiến thức cơ bản. 
I. Tác giả 
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ở An Giang. Ông là nhà văn quân đội
trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc 
- Tác phẩm của ông chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. 
- Phong cách văn xuôi giản dị, mộc mạc, đậm chất Nam Bộ. 
- Tác phẩm chính: Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Mùa gió chướng, Người
quê hương. 
- Ông được tặng giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật năm 2000 
II. Tác phẩm 
* Hoàn cảnh sáng tác: 
 - Chiếc lược ngà được viết năm 1966, tác giả khi đó đang hoạt động ở chiến
trường Nam Bộ, nghe được câu chuyện về chiếc lược ngà từ một cô giao liên, ông xúc 
động viết thành câu chuyện này và được đưa vào tập truyện “ Chiếc lược ngà”. 
1. Ý nghĩa nhan đề: 
 - Chiếc lược là một vật dụng tầm thường, giản dị dùng để chải tóc cho con gái. 
Tuy anh Sáu đã ra đi mãi mãi nhưng kỉ vật của anh dành cho con gái là chiếc lược
được làm bằng ngà voi thì còn mãi với thời gian, nó là gạch nối giữa cái mất mát và
cái tồn tại. 
- Chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kì
diệu, là kỉ vật hiện hữu của tình cha con bất tử giữa anh Sáu và bé Thu, là minh chứng
của lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu đối với con, là nhân chứng, là nỗi đau của
sự mất mát và đau thương trong chiến tranh. 
2. Tình huống truyện và tình huống biểu cảm. 
a. Tình huống truyện. 
2- Tình huống 1: Anh Sáu ra chiến trường đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc
em nhận ra cha và biểu lộ cảm xúc yêu cha mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải lên
đường 
- Tình huống 2: Ngày anh Sáu ở căn cứ cách mạng, anh Sáu dồn hết tình yêu
thương, sự mong chờ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng chưa kịp
gặp con để trao cây lược thì anh Sáu đã hy sinh. 
b. Tình huống biểu cảm. 
- Đối với bé Thu: Tiếng gọi “ba” trong lúc chia tay đã biểu lộ tình cảm dành
cho cha mãnh liệt, mạnh mẽ, hối hả xen lẫn cả sự ân hận. 
- Đối với ông Sáu: Ánh mắt của ông trước khi hi sinh đã nói lên tình cảm sâu 
nặng mà ông dành cho con gái. 
3. Tóm tắt 
- Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng,
con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến
ông không giống như trong ảnh. 
-Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho
con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày
càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu
nổi giận, đánh cho. 
- Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé
hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha
trong sự xúc động của mọi người và bé đã muốn cha mua cho mình một chiếc lược. 
 - Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ tìm được khúc ngà voi, anh 
cưa lấy khúc ngà, và tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. 
- Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Trước lúc hy sinh, ông
Sáu đã giao lại cây lược cho một người đồng đội nhờ chuyển cho Thu. 
3 - Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách tình cờ, khi
cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ. 
4. Nội dung. 
a. Nhân vật bé Thu. 
a.1: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha 
- Khi mới gặp ba: Thu ngạc nhiên, lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy...những hành động 
chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ
của Thu anh Sáu không phải là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt dễ sợ 
- Ba ngày anh Sáu ở nhà: Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu 
thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh mời ba vào 
ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái đọ hất tung cái trứng cá trong bữa cơm...Từ cự tuyệt 
nó đã phản ứng mạnh mẽ...Nó căm ghét cao độ người đàn ông mặt thẹo kia, nó tức 
giận và khi bị đánh nó bỏ đi một cách bất cần... đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự 
nhiên của một đứa trẻ có cá tính hoàn toàn mạnh mẽ. Hành động tưởng như vô lễ đáng
trách lại hoàn toàn không đáng trách mà cũng đáng thương bởi em còn quá nhỏ chưa
hiểu được những tình cảnh khắc nghiệt và éo le của chíên tranh. Đằng sau hành động 
ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên 
vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba. 
a.2: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha: 
- Khi được ngoại giải thích: Nó nằm lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người 
lớn. 
- Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường: Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, 
không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé 
Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc muốn nhận ba nhưng e ngại vì trước đó làm
ba giận 
- Khi ông Sáu lên đường: 
4+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi
ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng “ba” trong hành động vội 
vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba cùng khắp, trong lời ước nguyện 
mua cây lược, tiếng khóc nức nở... Đó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động thiêng 
liêng nó tác động sâu sắc đến bác Ba, đến mọi người... 
+ Sự lí giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu được tác giả thể hiện thật 
khéo léo đó là do vết thẹo trên má người ba khi hiểu ra sự thực Thu “nằm im lăn lộn 
thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa 
cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh càng khắc nghiệt, tàn khốc bao 
nhiêu thì tình cảm cha con ông Sáu lại càng trở lên thiêng liêng sâu nặng. 
 => Ngòi bút miêu tả tâm lí khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện ở bé Thu 
một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập 
của hành động thái độ trước và sau khi nhận ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình 
yêu thương ba sâu sắc. 
b. Nhân vật ông Sáu. 
 * Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng
chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con tám tuổi mới được về
thăm nhà ba ngày. 
 b.1: Từ lúc xa con đến lúc về thăm nhà sau tám năm xa cách. 
 * Những ngày ở chiến khu: Ông không nguôi nhớ con 
+ Những năm ở chiến khu, khi vợ đến thăm chồng, ông Sáu đều bảo đưa con
đến. Vì hoàn cảnh chiến tranh, vợ không dám đưa con qua rừng, chỉ đưa cho ông tấm
hình của con. 
+ Những lúc nhớ con da diết, ông chỉ biết ngắm tấm hình của con. Lúc nào ông
cũng mong gặp con. 
* Khi mới về thăm nhà: Nôn nóng được gặp con. 
5- Ngày trở về tình cảm người cha cứ nôn nao trong ông. Ông nôn nóng khao
khát được được gặp con. Nhìn thấy đưa trẻ độ tám tuổi chơi nhà chòi dưới gốc xoài, 
đoán là con, xuồng chưa cập bến ông đã nhảy thót lên bờ, bước vội những bước dài và
kêu to: “ Thu! Con!”. 
- Ông vui và tin rằng con sẽ đến với mình. 
+ Ông khom người đưa tay chờ con. Những thật trớ trêu, Thu không nhận cha,
tỏ ra ngờ vực lảng tránh. 
+ Khi gặp con, ông ghìm nổi xúc động, khiến vết sẹo trên mặt đỏ ửng trông thật
dễ sợ. 
+ Khi con bỏ chạy, ông đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt
anh sầm lại, trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. 
- Ba ngày về phép ở nhà: Khao khát được nghe tiếng gọi ba. 
+ Ông không đi đâu xa, lúc nào cũng muốn ở bên con để được vỗ về con, bù đắp
những ngày xa cách. 
+ Không được con nhận là ba, ông vô cúng đau khổ, những ông vấn kiên nhẫn chờ
đợi tình cảm của con. Ông quay lại nhìn con vừa cười vừa khe khẽ lắc đầu. 
+ Ông luôn quan tâm đến con những con càng tìm cách xa lánh. Trong bữa cơm,
ông gắp cho nó một cái trứng cá những nó hất tung ra ngoài. 
- Phút chia tay: 
+ Ông nhận ra con đứng ở góc nhà nhưng không dám đến gần con. Sợ con bỏ chạy
nên ông chỉ đứng nhìn nó. Ông nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. 
 Đôi mắt của người cha giàu tình yêu thương và độ lượng. 
6+ Trong khi chia tay cảm động, bé Thu đã nhận cha, ôm chặt và không cho cha
đi. Ông Sáu không kìm nén được nước mắt, một tay ôm con, một tay lặng lẽ rút khăn
lau nước mắt. 
 Giọt nước mắt sung sướng hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình
ruột thịt thiêng liêng. 
b.2: Những ngày ở chiến khu. 
 - Cuộc gặp gỡ sau tám năm xa cách, những ngày ở bên con, cảnh chia tay cảm
động khiến ông Sáu thương nhớ con vô cùng. Những đêm nằm rừng trên võng, ông lại
ân hận tại sao mình lại đánh con. Nỗi khổ đau dày vò ông. 
- Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm chiếc lược. 
- Một chiều mưa rừng, kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng sung sướng, phấn
khởi, nét mặt hớn hở như một đứa trẻ được quà. 
- Ông dồn hết tâm sức vào làm cây lược thận trọng, tỉ mỉ, cố công như người
thợ bạc, rồi ông gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét chữ chứa chan tình cảm: “ Yêu nhớ
tặng Thu, con của ba”. 
 - Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút
cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội. ⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông
Sáu dành cho con gái. Đó là một kỉ vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với
con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình
yêu của ông dành cho con vẫn còn đó. 
5. Nghệ thuật: 
7 - Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn
mà vẫn tự nhiên, hợp lí. 
- Xây dựng cốt truyện đơn giản, các chi tiết được sắp xếp hợp lí, hấp dẫn. 
 - Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người
đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách
quan hơn. 
 - Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lí bé
Thu 
 - Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm. 
B. Luyện tập. 
I. Đề Đọc – hiểu. 
Câu 1: 
Cho đoạn trích: 
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng
tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn
theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông
xuống như bị gãy”. 
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 
a. Xác định thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích. 
b. Xét về cấu tạo, hai câu trên thuộc kiểu câu gì? 
c. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng
trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Vì sao vậy? 
Gợi ý: 
a. Thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích là: còn anh. 
8b. Xét về cấu tạo, hai câu trên thuộc kiểu câu ghép. 
c. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng
trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Bởi vì, khi người cha
được về thăm nhà, khao khát đốt cháy lòng ông là được gặp con, được nghe con gọi
tiếng “ba” để được ôm con vào lòng và sống những giây phút hạnh phúc bấy lâu ông
mong đợi. Nhưng thật éo le, con bé không những không nhận mà còn tỏ thái độ rất sợ
hãi. 
Câu 2: 
Đọc đoạn trích 
"Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: 
- Thì má cứ kêu đi 
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: 
- Vô ăn cơm! 
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ
đứng trong bếp nói vọng ra: 
- Cơm chín rồi! 
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: 
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.” 
 (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) 
a. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chọn ngôi kể trên có tác
dụng như thế nào? 
b. Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? 
c. Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”? 
d. Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba”? 
Gợi ý: 
a. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" được kể theo ngôi thứ nhất. 
9- Người kể chuyện ở đây là bác Ba. Bác vừa là một người đồng đội, một người bạn
thân thiết của ông Sáu vừa là người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối. 
- Chọn ngôi kể trên có tác dụng: vừa miêu tả sâu sắc tâm lý nhân vật, vừa đảm bảo
khách quan trong việc nhận xét, đánh giá tình cảm nhân vật và có tầm bao quát rộng. 
b. Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự. 
- Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu. 
c. Ông Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng
tiếng “ba” để gọi ông. 
d. Bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” vì: những tưởng tượng về người ba của bé
Thu thông qua bức ảnh ngày xưa không hề giống với ông Sáu bây giờ. Ông có một vết
thẹo dài trên mặt nên bé không nghĩ đó là ba của mình. 
Câu 3: 
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó
liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả
mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: 
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? 
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy
vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào, nó cầm đũa gắp
lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó
nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi
lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy.” 
a. Nêu tóm tắt mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật được kể trước khi sự việc này
xảy ra? 
b. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình
cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? 
c. Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu
văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì? 
10
Gợi ý: 
a. Tóm tắt mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật được kể trước khi sự việc này xảy
ra: Quan hệ hai cha con ông Sáu trước đó đã không êm ả: Hai cha con gặp nhau sau
tám năm xa cách, bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha nên nó đối xử với ông như với
người xa lạ. Còn ông Sáu dù đã cố gắng vỗ về nó để mong được gọi là "ba" nhưng
không thành. 
b. Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông
Sáu làm cha. 
c. Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của
câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc - sự tức giận của ông
Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời. 
II. Đề Tập làm văn. 
Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau: 
“ Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu 
mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn 
con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. 
Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé 
bỗng xôn xao. 
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. 
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật 
lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai 
ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: 
- Ba... a... a... ba! 
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật 
xót xa. Đó là tiếng “ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng “ba" như vỡ tung 
ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và 
dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.” 
11
 (“Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng) 
Đề 2: Dựa vào trích đoạn truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ 
văn 9, tập 1), em hãy trình bày suy nghĩ về tình cảm của anh Sáu dành cho con khi ở 
chiến trường. 
Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược 
ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 
Đề 4: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược 
ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 
Đề 5: Qua đoạn trích truyện Chiếc lược ngà, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: 
“Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng 
về tình phụ tử.” 
Đề 6: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược 
ngà” (Nguyễn Quang Sáng) và nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi 
sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). 
Gợi ý. 
Đề 5: Qua đoạn trích truyện Chiếc lược ngà, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: 
“Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng 
về tình phụ tử.” 
1. Tìm hiểu đề 
- Kiểu bài: Nghị luận về một nhận định trong tác phẩm văn học. 
- Vấn đề nghị luận : tình phụ tử vượt qua bi kịch của chiến tranh. 
- Phạm vi dẫn chứng: trong trích đoạn truyện “Chiếc lược ngà”. 
2. Tìm ý (thân bài) 
- Giải thích nhận định và đưa ra quan điểm của bản thân: đồng tình với nhận định trên. 
- Chứng minh nhận định. 
3. Dàn ý 
12
a. Mở bài 
- Có thể giới thiệu đề tài tình phụ tử, giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, 
tác phẩm “Chiếc lược ngà”. 
- Trích dẫn nguyên văn nhận định: “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn 
Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử.”. 
b. Thân bài 
*. Giải thích ý kiến: 
- Giải nghĩa từ chiến tranh, bi kịch. 
- Nói đến bi kịch chiến tranh là nói đến những mất mát, đau thương, đặc biệt là 
những nỗi đau về tinh thần mà nhân dân ta phải gánh chịu trong cuộc kháng chiến 
chống Mĩ. 
- Chính bài ca về tình phụ tử được cất lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã
giúp người Việt Nam ta chiến thắng, vượt qua được cả bi kịch thời chiến. 
- Đưa ra quan điểm của bản thân: khẳng định nhận định trên hoàn toàn đúng
đắn. 
*. Chứng minh nhận định 
- Vượt qua bi kịch của chiến tranh: 
- Chiến tranh khiến gia đình phải xa cách, biết bao trụ cột đi kháng chiến, để lại 
nỗi nhớ nhung, sầu muộn cho những người ở lại quê hương, như anh Sáu phải xa nhà 
đằng đẵng suốt gần tám năm trời. 
- Còn gây ra bao nỗi đau cho những người lính: anh Sáu đã từng chịu đựng nỗi 
đau đớn vô cùng về thể xác, khuôn mặt trở nên dị dạng, lại chịu sự đau đớn về mặt 
tinh thần, vì “vết thẹo” trên má mà con kiên quyết không chịu nhận là ba. 
- Đỉnh cao của bi kịch chiến tranh là những cuộc chia li mãi mãi không hẹn 
ngày tái ngộ khi những người cha, người chồng, như anh Sáu đã vĩnh viễn nằm lại 
nơi chiến trường. 
13
 -Thế nhưng tất cả những bi kịch ấy đều dễ dàng đi vào quá khứ để nhường lại 
cho một tình cảm có sức lan tỏa mãnh liệt - tình phụ tử thiêng liêng. Trong cảnh ngộ 
éo le như thế, tình phụ tử vẫn là điểm sáng, là sợi chỉ đỏ mà bom đạn của Mĩ không
thể nào dập tắt nổi, tạo nên sức sống diệu kì để con người Việt Nam vượt qua tất cả. 
Điều này thể hiện rõ trong tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích. 
* Bài ca về tình phụ tử: 
- Tình cảm yêu ba nồng nàn, mãnh liệt, sâu đậm ở bé Thu. 
- Tình cảm yêu thương cảm động, sâu sắc của anh Sáu dành cho con. Tình phụ 
tử thiêng liêng, bất diệt mà thời gian, không gian, chiến tranh, thậm chí cả cái chết 
cũng không thể chia lìa. 
=> Chiến tranh có thể phá hủy mọi thứ trên trái đất này nhưng có một sợi chỉ đỏ 
xuyên suốt tâm hồn con người Việt Nam mà bom đạn kẻ thù không bao giờ tàn phá 
nổi, đó là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. 
c. Kết bài: 
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: vẻ đẹp và sức sống của tình phụ tử, 
rộng ra là tình cảm gia đình đã tạo lên sức mạnh tinh thần lớn lao, giúp nhân dân ta 
vượt qua bi kịch của chiến tranh trong cuộc trường kì chống đế quốc Mĩ ác liệt. 
- Khẳng định giá trị của tác phẩm “Chiếc lược ngà”. 
Đề 6: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược 
ngà” (Nguyễn Quang Sáng) và nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi 
sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). 
1.Tìm hiểu đề 
 - Kiểu bài: Nghị luận về nhân vật văn học. 
- Vấn đề nghị luận : Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. 
- Phạm vi dẫn chứng: nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
(Nguyễn Quang Sáng) và nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao 
xa x

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_tap_ngu_van_9_bai_chiec_luoc_nga_truong_thcs_hie.pdf