Tuyển tập 20 Đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào 10

docx 29 trang Bình Lê 16/11/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 Đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập 20 Đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào 10

Tuyển tập 20 Đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào 10
20 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
TRONG ĐỀ THI VÀO 1O
1.	Dũng cảm
Giải thích:
Có phải chỉ khi có chiến tranh thì chúng ta mới cần có lòng dũng cảm? Nếu nghĩ như vậy có lẽ chúng ta đã hiểu sai về lòng dũng cảm. Dũng cảm đơn giản là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ không hèn nhát, dám đứng lên chống lại cái sai, cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bạo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải.
Phân tích, chứng minh:
Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người trong mọi thời đại. trong chiến tranh có biết bao nhiêu tấm gương dũng cảm đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc.
Lòng dũng cảm đã thôi thúc anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo hay lòng dũng cảm đã khiến anh hùng Phan Đình Giót rướn cả tấm ngực thanh xuân của mình để bịt kín lỗ châu mai của địch. Ngày nay, trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm, các chiến sĩ công an cũng không ngại hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Trong cuộc sống hàng ngày cũng có bao nhiêu tấm gương dũng cảm cứu người bị nạn. Chúng ta còn nhớ Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An) đã hề đắn đo nhảy xuống dòng nước cứu được 5 em nhỏ. Nhưng tiếc thay, tuổi đời của chàng trai ấy mãi mãi dừng lại ở độ tuổi 18, độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời.
Bình luận:
Ngày nay, khi vấn đề tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp thì lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển thật đáng trân trọng. Họ đề cao nhiệm vụ của tổ quốc hơn tình cảm gia đình. Ngày đêm họ vẫn đang bám biển để bảo về chủ quyền của dân tộc.
Phản đề: có những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với những hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Chúng ta cũng cần phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.
Bài học và liên hệ bản thân:
Chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm ngay từ việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Cần biết nói lời xin lỗi, biết sửa sai với bạn bè thầy cô và dám chỉ ra khuyết điểm của bạn, giúp bạn sửa sai. Chúng ta còn có trách nhiệm rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy nó như một truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta cũng cần nhận ra rằng: lòng dũng cảm có một sức mạnh cực kì lớn. Nó là sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của con người. Nó là gốc rễ của sự bứt phá, nó là động lực để vượt lên chính bản thân mình.
2.	 Lòng tự trọng:
Anh chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lòng tự trọng. 
Giải thích:
Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi con người. Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị bản thân mình để không làm những việc xấu hổ với lương tâm.
Phân tích chứng minh:
Có lòng tự trọng con người sẽ luôn luôn trau dồi bản thân, hoàn thiện nhân cách. Nếu chúng ta ý thức được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt, được mọi người yêu quý, kính trọng. Trong cuộc sống lòng tự trọng thể hiện ở những việc nhỏ nhất như: không quay cóp trong thi cử, luôn tự giác ý thức trong việc học và sống theo phương châm “ đói cho sạch rách cho thơm”. Sống tự trọng mỗi người sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Con người cũng vì thế mà hướng thiện, luôn làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho những người xung quanh.
Bình luận:
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít những người đánh mất lòng tự trọng làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm như: gian lận, sống kiếp sống tầm gửi, gian dối. Biết bao nhiêu vụ án bắt nguồn từ sự sống vội sống cẩu thả, coi thường đạo đức. Lê Văn Luyện dù có sống bao nhiêu năm trong tù cũng không tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn khi giết chết cả gia đình trẻ để cướp của. Các bạn trẻ tìm mọi cách để nổi tiếng, thậm chí bán rẻ cả nhân cách của mình.
Bài học liên hệ bản thân: Là thế hệ trẻ chủ nhân của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện nhân cách trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trong xã hội hiện nay, lòng tự trọng luôn là thước đo để đánh giá nhân cách con người. vì thế chúng ta cần sống thật, sống có giá trị.
3. Lòng nhân ái bao dung:
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về ý kiến: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người” ( Steve Godier)
Giải thích: Lòng nhân ái cần được nuôi dưỡng và phát triển hàng ngày. Trong xã hội hiện đại càng cần có những tấm lòng nhân ái. Vậy nhân ái là gì? Đó chính là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không có ý vụ lợi, là trao đi yêu thương vô điều kiện.
Phân tích, chứng minh: Có thể ví lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối những tâm hồn với nhau, giúp những người xa lạ có thể xích lại gần nhau. Từ ngàn xưa cha ông ta đã đúc kết thành những kinh nghiệm sống quý báu: “lá lành đùm lá rách”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “ Thương người như thể thương thân”.. từ đó mà lòng nhân ái trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã làm nên sức mạnh dân tộc để đánh thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Ngày nay , đất nước hòa bình nhưng vẫn còn có bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, cơ nhỡ cần chúng ta chung tay giúp sức. Mỗi năm bão lũ qua đi, biết bao nhiêu gia đình không nhà không cửa nếu không nhờ đến sự chung tay giúp đỡ của mọi người thì không biết đến khi nào họ mới trở lại cuộc sống bình thường. Lòng nhân ái không chỉ giúp họ khắc phục khó khăn mà cò khiến trái tim chúng ta rộng mở. Bởi thế phật pháp mới có câu: “cứu một mạng người xây bảy tòa tháp” .
Bình luận: Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người sống với thái độ vô cảm, ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân, chỉ lo đến quyền lợi cá nhân. Họ không quan tâm đến những người xung quanh. Họ thờ ơ với nỗi đau của chính đồng loại của mình. Nhưng cũng có những người lợi dụng lòng tốt của mọi người để tư lợi cá nhân. Đó là thái độ sống cần phê phán và lên án gay gắt.
Liên hệ : lòng nhân ái khiến con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương nhau là một cách chúng ta làm đẹp, làm giàu cho tâm hồn mình.
4. Khiêm tốn:
Giải thích: Khiêm tốn là một nét đẹp tính cách, là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người nên có và cần có. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có thái độ đánh giá đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn có thái độ hòa nhã trong giao tiếp và quan trọng hơn họ luôn luôn tôn trọng mình và tôn trọng người đối diện với mình. Trong cuộc sống và trong công việc người có lòng khiêm tốn không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã đạt được. Vì thế họ luôn có thái độ cầu tiến để vươn xa hơn trong công việc, đạt được thành công rực rỡ hơn.
Phân tích, chứng minh: có lòng khiêm tốn con người luôn luôn cầu tiến, học hỏi để tiến bộ. Khiêm tốn sẽ giúp cho chúng ta thấy những thiếu sót của bản thân mình, từ đó sửa đổi để hoàn hảo hơn. Khiêm tốn cũng giúp con người ta bình tĩnh tiếp thu những đóng góp của mọi người. Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, không có kẻ ghen ghét.Lòng khiêm tốn giúp cho con người ta khi đứng trên bục vinh quang mà không hề tự mãn, lấy đó làm động lực để tiến xa hơn trong cuộc sống.
Bình luận: Nếu không khiêm tốn con người dễ hài lòng với những gì mình có, dễ tự mãn và không có chí tiến thủ. Những người đó cũng dễ gặp thất bại và bị mọi người coi thường. Có những ca sĩ vừa nổi tiếng đã khoe khoang.Thực chất thì chúng ta không đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước người khác. Kho tri thức của nhân loại rộng lớn như đại dương mà hiểu biết của chúng ta chỉ như hạt muối nhỏ.
Liên hệ: mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình thái độ khiêm tốn để gặt hái thành công trong cuộc sống. Einstein chính là tấm gương sáng về đức tính khiêm tốn, ông đã từng nói: “Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng”.
5. Trung thực
Giải thích: Trong cuộc sống hiện đại thật giả lẫn lộn thì trung thực là một đức tính quý báu mà mỗi con người cần hướng tới. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí, sống ngay thẳng thật thà và dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người trung thực là người sống thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người. Họ luôn luôn nhìn nhận sự việc một cách khách quan, luôn tôn trọng bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
Phân tích chứng minh: trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có đức tình này thì nhân cách con người dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác quý mến, kính trọng. Điều quan trọng hơn cả là người có lòng chân thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một thương hiệu cá nhân. Nhờ có tính trung thực mà chúng ta tiếp thu được những kiến thức thực để phục vụ cuộc sống chứ không phải mớ kiến thức suông do học vẹt, học đối phó. Tính trung thực giúp chúng ta có cái nhìn, cách đánh giá đúng năng lực của mỗi con người. Học sinh cần có tính trung thực để thầy cô đánh giá đúng năng lực, từ đó có kế hoạc học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Trong kinh doanh càng cần có đức tính này, nếu gây dựng được lòng tin thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ ngày càng phát triển. Đặt biệt trong xã hộ ngày nay khi kinh doanh online lên ngôi thì chữ tín cần được đặt lên hàng đầu.
Bình luận: Thiếu trung thực sẽ gây mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong kinh doanh thiếu trung thực sẽ mất đi đối tác làm ăn. Trong học tập nếu thiếu trung thực sẽ đánh mất lòng tin với bạn bè, thầy cô giáo. Cần phải nhận thấy thiếu trung thực là một căn bệnh dễ lây lan và có tác hại. mặc dù vậy nhưng trong cuộc sống có những lúc người ta vẫn phải chọn phương án không trung thực. Nhiều khi để tạo lạc quan cho người bệnh các bác sĩ đã chọn phuơng án không nói thật để bệnh nhân yên tâm chữa bệnh.
Bài học: Mỗi người cần có việc làm hành động, cụ thể của riêng mình nhằm ngăn chặn những việc làm thiếu trung thực trong cuộc sống của chúng ta. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực ngay từ việc làm nhỏ nhất. Nhà trường cần tuyên dương những tấm gương người tốt việc tốt để học sinh noi theo. Đặc biệt khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là điều cần thiết.
6. Tính kỉ luật:
Giải thích: Khi nhắc đến tính kỉ luật Sybil Staton cho rẳng: “Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình”. Quả đúng như vậy, kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách tạo ra tính tự chủ.
Chứng minh, phân tích: Khi nhắc đến tính kỉ luật mọi người thường cho rằng người có tính kỉ luật luôn luôn cứng nhắc, giáo điều. Thế nhưng khi chúng ta tự áp dụng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đang kiểm soát những hành động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành. Tính kỉ luật giúp chúng ta có thái độ đúng đắn khi buộc chúng ta phải hành động chứ không phải làm việc theo cảm hứng. Đây là chìa khóa của sự thành công và hạnh phúc bởi khi chúng ta hành động và tuân thủ tính kỉ luật thì sớm muộn chúng ta sẽ được hưởng trái ngọt từ công sức của quá trình lao động bền bỉ.
Bình luận: nhà triết học Erich Fromm từng nói: “ không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển.
Bài học liên hệ: Cần biết đưa mình vào tính kỉ luật để chối từ nhưng lời mời gọi liên tục của bạn bè; chối từ những thú vui vô bổ để tập trung vào công việc chính. Và tất nhiên sau khi hoàn thành công việc chính các bạn có thể tự thưởng cho bản thân mình những cuộc vui khác. Người ta thường nói rằng, thành công vốn là tổng của những nỗ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại mà nên. Cứ mỗi ngày bạn tự đặt ra cho mình một kế hoạch rồi tự mình khép vào tính kỉ luật để thực hiện bằng được mục tiêu đó thì sao không thể đi tới thành công.
7. Nghị lực sống:
Giải thích: Nghị lực sống là những cố gắng vượt qua khó khăn thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Những người có ý chí nghị lực luôn kiên trì vượt qua những khó khăn, chông gai của cuộc đời.
Phân tích chứng minh: Người có nghị lực luôn nhìn cuộc sống một cách khách quan nhất. Chẳng bao giờ họ chịu thất bại, khuất phục số phận và đổ lỗi cho tại số phận. Họ luôn biến nghịch cảnh thành động lực để thúc đẩy họ đến thành công lơn. Nicvuijic nhờ có nghị lực mà anh trở thành người diễn thuyết nổi tiếng, truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người. nghị lực của con người không phải tự có mà nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Khi có nghị lực con người đối diện với khó khăn một cách dễ dàng hơn. Người có nghị lực lớn là người được xem là người “ bị định mệnh thử thách”, họ luôn tỏ ra xuất chúng khi vượt qua trở ngại. Thành công của họ do chính họ tạo dựng nên do vậy không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh nào. Thành công cuả họ thật vẻ vang và đáng tự hào.
Bình luận: Những người không có nghị lực dễ dàng bỏ cuộc và có những suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí có những người vội vàng tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời mình.
Bài học: Để rèn luyện nghị lực chúng ta cần phải rèn luyện năng lực ở ba phương diện: suy nghĩ, quyết định và hành động. Để được gọi là người có nghị lực chúng ta cần đạt mức: suy nghĩ thông sâu, sáng suốt; tinh thần quyết đoán và hành động bền bỉ, tự chủ. Trong cuộc sống có nhiều gian nan thử thách thì nghị lực sống rất quan trọng. Có nghị lực có niềm tin thì ta có thể vượt qua mọi khó khăn để tiến tới thành công. Chúng ta nên nhớ rằng đừng bao giờ từ bỏ nếu chúng ta vẫn có ước mơ. Nghị lực sẽ giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. “Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp”. Chỉ cần chúng ta có lòng tin thì cây đời sẽ cho hoa thơm và trái ngọt.
8. Hiếu thảo
Giải thích: Từ khi còn tấm bé chúng ta sẽ được nghe lời ru sâu lắng của mẹ : Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây có lẽ là bài học đầu tiên về lòng hiếu thảo. Hiếu thảo có nghĩa chăm sóc, đối xử tốt với cha mẹ. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết kính trọng, yêu thương, làm cho tinh thần cha mẹ vui vẻ. Họ sống hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
Phân tích, chứng minh:
Ông bà, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, nuôi dưỡng ta trưởng thành và luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta. Hiếu thảo là lối sống đẹp chuẩn mực trở thành truyền thống văn hóa người Việt. Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo còn thể hiện ở sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến thậm chí còn được lấy là tấm gương cho thế hệ sau noi theo. Lai Tử người nước Sở thời Đông Châu liệt quốc, là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo. Để làm trò cho cha mẹ vui, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, giả làm trẻ nhỏ, múa may đùa giỡn. Có khi ông làm bộ vấp bậc thềm, té lăn ra đất rồi nhại tiếng khóc con nít cho cha mẹ cười .Giá trị của một con người không thể hiện ở sự giàu sang, quyền quý mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thể hệ trong một gia đình. Nó xóa bỏ sự đố kị, lối sống vô cảm thờ ơ của giới trẻ. Trong xã hội ngày nay, lòng hiếu thảo luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức, là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời. Có hiếu thảo với cha mẹ thì sau này ta mới nhận được lòng hiếu thảo của con cái bởi đó là luật nhân quả trong cuộc sống.
Bình luận:
Trong xã hội còn nhiều người sống thờ ơ vô trách nhiệm với chính cha mẹ mình. Họ đánh đập, chửi bới ngay chính người sinh ra mình. Những hành động đó cần được lên án.
Liên hệ bản thân: Trong nhà, chúng ta cần phải biết kính trọng ông bà cha mẹ; chăm sóc khi ông bà cha mẹ kho tuổi cao sức yếu.Anh em trong nhà biết bảo ban nhau, hỗ trợ nhau cùng chăm sóc bố mẹ. Ngoài xã hội, biết kính trọng những người trên tuổi mình. Trau dồi nhân cách tốt đẹp để trở thành niềm tự hào của gia đình.
9. Trách nhiệm
Giải thích: 
Chúng ta ngưỡng mộ nước Nhật bởi cuộc sống văn minh, hiện đại; bởi tinh thần trách nhiệm cao của các công dân xứ sở hoa anh đào.Cuộc sống ngày càng phát triển thì tinh thần trách nhiệm càng cần phải nâng cao. Sống có trách nhiệm là làm trong bổn phận trách nhiệm với mọi người, với xã hội, với bản thân, gia đình... dám làm, dám chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm.
Phân tích chứng minh: Sống có trách nhiệm để cuộc sống tươi đẹp có ý nghĩa hơn. Vì, khi làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình là đã giúp bản thân không phải phụ thuộc và không trở thành gánh nặng của xã hội. Sống có trách nhiệm là sống tận tâm. Tận tâm với công việc sẽ đạt kết quả cao, tận tâm với mọi người sẽ mang lại nhiều điều có ý nghĩa. Sống có trách nhiệm với bản thân là biết quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Luôn trau dồi tri thức để phát triển, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời cũng phải tham gia các hoạt động xã hội ý nghĩa như: hiến máu, tình nguyện.... để giúp đỡ mọi người, để xã hội ngày càng tươi đẹp hơn.
Bình luận: phản đề: Cần phê phê phán lối sống vô trách nhiệm, nhất là ở giới trẻ. Một số bạn trẻ vẫn còn sống vô tâm, hời hợt, vô trách nhiệm với bản thân và gia đình. Các bạn chỉ lo sống ảo mà không lo đến việc học tập trau dồi tri thức. Cần hiểu rằng “ sống thoáng” là lối sống vô trách nhiệm dẫn tới tình trạng “ ăn cơm trước kẻng” đáng báo động trong xã hội ngày nay. Xã hội đang phát triển từng ngày nếu là người có trách nhiệm chúng ta nên học hỏi, trau dồi kiến thức, phát huy cá tính sáng tạo. Sống có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn từng phút từng giây. Làm sao cho cuộc sống có ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà chúng ta có trách nhiệm.
Bài học, liên hệ bản thân: từ việc ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm chúng ta cần tôi rèn bản thân để trở thành người có tinh thần trách nhiệm. Là một học sinh chúng ta luôn cần cù, siêng năng trai dồi tri thức, biết chăm sóc bản thân để trước hết không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
10. Nhẫn nhịn
Giải thích: Cha ông ta đã dạy: “ một điều nhịn chín điều lành”. Tác giả Hoàng Phê trong cuốn từ điển Tiếng Việt đã giải thích: “ nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử”. Người có lòng nhẫn nhịn sẽ làm chủ bản thân mình, rất bình tĩnh từ lời nói đến cử chỉ đều từ tốn nhẹ nhàng không tranh chấp hơn thiệt, được hơn.
Phân tích, chứng minh: Một điều nhịn, chín điều lành là phương châm ứng xử của người biết nhường nhịn. Khi ta biết nhường nhịn sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có, tránh được tai bay vạ gió. Biết nhẫn nhịn là cách ứng xử của người có văn hóa vì thế cũng được mọi người yêu mến bởi sự điềm đạm, nhỏ nhẹ. Cũng từ đó mà tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Trong gia đình, biết nhẫn nhịn thì con cháu sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh nhường em, em kính anh, như thế là hiếu đễ. Anh chị em có nhường nhịn em thì mới biết yêu thương đùm bọc nhau, mới biết “ chị ngã em nâng”, mới biết “ rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Nhường nhịn sẽ biết cảm thông, tha thứ cho nhau cùng nhau sống chan hòa thân ái. Do vậy mà nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ gia đình. Vì biết sống nhẫn nhịn nên mới biết: “bán anh em xa mua láng giềng gần” , “ láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” .
Bình luận: những năm gần đây giá đất ở các độ thị , các vùng ven ngoại ô, thị xã thị trấn lên cao “ ngất ngưởng” . Mỗi mét đất có giá hàng trăm triệu do vậy mới xảy ra tình trạng tranh giành quyền lợi. Biết bao vụ án đau lòng xảy ra do chính sự tranh chấp ấy. Chiều 6-5-2016,

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_20_de_nghi_luan_xa_hoi_thuong_gap_trong_de_thi_vao.docx