[Giáo án + Bài giảng] Toán 8 Sách KNTT - Bài 4: Phép nhân đa thức - Thền Thuý Hồng
Bạn đang xem tài liệu "[Giáo án + Bài giảng] Toán 8 Sách KNTT - Bài 4: Phép nhân đa thức - Thền Thuý Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: [Giáo án + Bài giảng] Toán 8 Sách KNTT - Bài 4: Phép nhân đa thức - Thền Thuý Hồng
![[Giáo án + Bài giảng] Toán 8 Sách KNTT - Bài 4: Phép nhân đa thức - Thền Thuý Hồng [Giáo án + Bài giảng] Toán 8 Sách KNTT - Bài 4: Phép nhân đa thức - Thền Thuý Hồng](https://s1.thuvienbaigiang.vn/tpiqqwxzdjktc63x/thumb/2024/11/16/giao-an-bai-giang-toan-8-sach-kntt-bai-4-phep-nhan-da-thuc-t_GMoiQne7bN.jpg)
GV soạn: Thền Thuý Hồng Trường PTDTBT THCS Nấm Lư, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai SĐT: 0853487325 Gmail: thuyhongmklc2022@gmail.com Zalo:Thenthuyhong Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 4: PHÉP NHÂN ĐA THỨC Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Biết cách nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: HS trình bày được cách nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức. - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biến đổi, thu gọn biểu thức đại số có sử dụng phép nhân đa thức. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Máy chiếu, SGK, thức thẳng 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)ID132022KNTTSTT 66 a) Mục tiêu: HS nhận thức được nhu cầu sử dụng các phép nhân đa thức một biến. b) Nội dung: Hs chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi tình huống. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tính tuổi trong bài toán mở đầu. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV y/c HS hoạt động cá nhân trong 3 phút trả lời câu hỏi sau: Tính diện tích hình chữ nhật có độ dài hai cạnh lần lượt là 2x và 3x + 5. * HS thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ * Báo cáo, thảo luận - GV gọi 1HS trả lời. - HS cả lớp quan sát nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS và đặt vấn đề vào bài như trong SGK. Diện tích hình chữ nhật là 2x . (3x + 5) = 6x2 + 10x 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (18 phút) a) Mục tiêu: HS biết cách nhân đơn thức với đa thức và hực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức b) Nội dung: - Học sinh đọc SGK phần 1), phát biểu được quy tắc nhân hai đơn thức, nhân đơn thức với đa thức. - Làm các bài tập: HĐ1, HĐ2, ví dụ 1, ví dụ 2, luyện tập 1, luyện tập 2(SGK trang 19,20). c) Sản phẩm: - Quy tắc nhân hai đơn thức, nhân đơn thức với đa thức. - Lời giải các bài tập: HĐ1, HĐ2, ví dụ 1, ví dụ 2, luyện tập 1, luyện tập 2(SGK trang 19,20). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân 2 phút đọc phần đọc hiểu trong SGK trang 19 và nêu cách nhân hai đơn thức * HS thực hiện nhiệm vụ - HS HĐCN thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu một HS nêu quy tắc nhân hai đơn thức. - HS cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét và hướng dẫn học sinh thực hiện. 1. Nhân đơn thức với đa thức 1.1. Nhân hai đơn thức = = = *) Quy tắc : (SGK-19) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu học sinh HĐCN trong 3 phút làm ví dụ 1 (SGK trang 19) * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ cá nhân. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi HS lên bảng trình bày bài làm của mình. - HS phía dưới làm bài vào vở, sau đó quan sát, nhật xét bài làm của bạn. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS, nhấn mạnh quy tắc nhân hai đơn thức. Ví dụ 1: = = * GV giao nhiệm vụ học tập 3: - Y/c HS hoạt động cặp đôi trong 5 phút làm luyện tập 1 SGK trang 19. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS HĐCĐ thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 cặp đôi nhanh nhất lên trình bày luyện tập 1. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả, chính xác hóa kết quả. Luyện tập 1 a) b) c) = * GV giao nhiệm vụ học tập 4: GV yêu cầu HS HĐCN trong 5 phút thực hiện HĐ1, HĐ2 trong SGK trang 20 * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ cá nhân. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - GV gọi 2HS lên bảng trình bày lời giải HĐ1, HĐ2 - HS cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS. - GV rút ra quy tắc nhân đơn thức với đa thức. 1.2. Nhân đơn thức với đa thức HĐ1: HĐ2: *) Quy tắc: (SGK – 20) * GV giao nhiệm vụ học tập 5: - Hoạt động cá nhân làm Ví dụ 2 SGK trang 20. - Hoạt động cặp đôi làm bài luyện tập 2 SGK trang 20. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 lên bảng làm Ví dụ 2. - GV yêu cầu 1 cặp đôi nhanh nhất lên trình bày luyện tập 2. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả, chính xác hóa kết quả. Ví dụ 2 Luyện tập 2: a) 3. Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng được quy tắc nhân đơn thức với đa thức để hoàn thành được một số bài tập trong SGK. b) Nội dung: Làm các bài tập 1.24a, 1.25a SGK trang 21. c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập 1.24a, 1.25a SGK trang 21. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 5 phút làm bài tập 1.24a, 1.25a SGK trang 21 * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận - GV chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm đánh giá chéo. HS tiến hành đánh giá bài và báo cáo, chia sẻ. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá hoạt động của học sinh. Bài 1.24: a) Bài 1.25: a) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về lũy thừa và quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức để giải bài tập. b) Nội dung: HS vận dung kiến thức đã học để hoàn thành phần vận dụng trong SGK trang 20 c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động cặp đôi trong 5 phút làm bài Vận dụng SGK trang 20. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ trên. * Báo cáo, thảo luận - GV chiếu bài của một số cặp đôi và yêu cầu lần lượt các cặp lên trình bày bài làm. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả, chính xác hóa kết quả. Vận dụng: Rút gọn biểu thức 8 Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút) - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học. - Học thuộc: Quy tắc nhận hai đơn thức, nhân đơn thức với đa thức. - Làm bài tập 1.24b,c; 1.25b; 1.26 trong SGK trang 21 - Đọc trước phần 2: Nhân đa thức với đa thức Tiết 2 1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút)ID132022KNTTSTT 66 a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức nhân đơn thức với đa thức đã học trong tiết 1 để làm các bài tập b) Nội dung: HS chơi trò chơi gấu Pooh đi tìm mật ông. c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tham gia trò chơi. * HS thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu 1 bạn lên điều hành trò chơi. - HS dưới lớp dành quyền trả lời. * Báo cáo, thảo luận - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. * Kết luận, nhận định - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. Câu 1: Kết quả của phép tính: A. B. C. D. Đáp án A Câu 2: Kết quả của phép tính là A. B. C. D. Đáp án B Câu 3: Kết quả của phép tính: là A. B. C. D. Đáp án D Câu 4: Kết quả phép tính: A. B. C. D. Đáp án C Câu 5: Kết quả phép tính: A. B. C. D. Đáp án B Câu 6: Kết quả phép tính: A. B. C. D. Đáp án D Câu 7: Kết quả phép tính: A. B. C. D. Đáp án A 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (18 phút) a) Mục tiêu: - HS biết cách nhân đa thức với đa thức và thực hiện được phép nhân đa thức với đa thức - HS nhận biết và vận dụng các tính chất của các phép tính về đa thức trong tính toán b) Nội dung: - Học sinh làm phần HĐ3, HĐ4 SGK trang 20 và phát biểu được kiến thức trọng tâm về phép tính nhân hai đa thức. - Làm các bài tập: Ví dụ 3, ví dụ 4 SGK trang 21. c) Sản phẩm: - Quy tắc về phép tính nhân hai đa thức. - Lời giải các bài tập: HĐ3, HĐ4, Ví dụ 3, ví dụ 4 SGK trang 21. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS HĐCĐ trong 5 phút thực hiện HĐ3, HĐ4 trong SGK trang 20 * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ cá nhân. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân hai đa thức một biến. - GV gọi đại diện 2HS lên bảng trình bày lời giải HĐ3, HĐ4 - HS cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS. - GV rút ra quy tắc nhân hai đa thức. 2. Nhân đa thức với đa thức HĐ3: HĐ4: *) Quy tắc: (SGK-20) * GV giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS HĐCN trong 2 phút đọc phần chú ý trong SGK trang 21 tìm hiểu tính chất của phép nhân đa thức. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ cá nhân. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu một HS nêu tính chất của phép nhân đa thức. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS. Chú ý: - Phép nhân đa thức cũng có các tính chất: Giao hoán, kết hợp, phân phối đối với phép cộng. - Nếu A, B, C là những đa thức tuỳ ý thì A . B . C = (A . B) . C = A . (B . C) * GV giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động cá nhân làm Ví dụ 3 SGK trang 21. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS HĐCN thực hiện nhiệm vụ trên. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 lên bảng làm Ví dụ 3. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả, chính xác hóa kết quả. Ví dụ 3 Trở lại tình huống mở đầu, ta thực hiện phép nhân như sau: Nhận xét: Tích của hai đa thức cũng là một đa thức. * GV giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động cá nhân trong 4 phút làm Ví dụ 4 SGK trang 21. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS HĐCN thực hiện nhiệm vụ trên. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 lên bảng làm Ví dụ 4. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả, chính xác hóa kết quả. Ví dụ 4 3. Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập nhân đơn thức với đa thức, nhân hai đa thức. b) Nội dung: - Làm các bài tập: Luyện tập 3. c) Sản phẩm: - Lời giải các bài tập: Luyện tập 3. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 5 phút làm luyện tập 3 SGK trang 21 * HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận - GV chiếu bài của một nhóm và gọi đại diện lên báo cáo, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá hoạt động của học sinh và thu sản phẩm của các nhóm. Luyện tập 3: a) b) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng quy tắc nhân hai đa thức để giải bài tập phần thử thách nhỏ. b) Nội dung: HS vận dung kiến thức đã học để hoàn thành phần thử thách nhỏ trong SGK trang 21 c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động cá nhân làm thử thách nhỏ SGK trang 21. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS HĐCN thực hiện nhiệm vụ trên. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện 1 lên HS bảng làm trình bày. HS dưới lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS. Thử thách nhỏ a) b) Ta có: vậy tại mọi giá trị nguyên của k và m, giá trị của biểu thức P luôn là một số nguyên chia hết cho 5. 8 Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút) - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học. - Học thuộc: Quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân hai đa thức. - Làm bài tập 1.27; 1.28; 1.29 trong SGK trang 21 - Ôn tập phép chia hai đơn thức một biến, chia đa thức cho đơn thức đã học ở lớp 7 và đọc trước bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức.
File đính kèm:
giao_an_bai_giang_toan_8_sach_kntt_chuong_i_bai_4_phep_nhan.docx
Bài 4-Môn Toán-KNTT - Tiết 2.pptx
Bài 4-Môn Toán-KNTT - Tiết 1.pptx