Giáo án HĐTNTN Toán 8 Sách KNTT - Bài: Phân tích đặc điểm khí hậu Việt Nam (2 tiết) - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Nhâm
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án HĐTNTN Toán 8 Sách KNTT - Bài: Phân tích đặc điểm khí hậu Việt Nam (2 tiết) - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Nhâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án HĐTNTN Toán 8 Sách KNTT - Bài: Phân tích đặc điểm khí hậu Việt Nam (2 tiết) - Năm học 2023-2024 - Hoàng Thị Nhâm

GVSB: Hoàng Thị Nhâm – 0375 377 106 GVPB 1: Ngày giảng: Lớp: 8.. Tiết. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM (2 Tiết) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Giúp HS minh họa được một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam, Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS luyện tập được một số kĩ năng như: + Kĩ năng thu thập dữ liệu từ nguồn có sẵn như sách, báo, mạng Internet... + Kĩ năng tổ chức và biểu diễn dữ liệu, + Kĩ năng phân tích dữ liệu để trả lời các câu hỏi đặt ra. 2. Năng lực: *Năng lực chung: – Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá. – Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. * Năng lực toán học: - Năng lực mô hình hóa toán học: HS sử dụng được các mô hình toán học (bảng biểu, hình vẽ,...) để minh họa được một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Thông qua việc trả lời các câu hỏi, làm bài tập thảo luận để phát triển năng lực giao tiếp toán học - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề trong các bài tập. - Năng lực tư duy và lập luận toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để vận dụng các kiến thức trên vào giải các bài tập. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, Máy tính, sách báo,.... 2. Học sinh: SGK Lịch sử và Địa lí, sách báo có thống kê về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa của Việt Nam, thước thẳng, giấy A3, bút chì, bút màu,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. NỘI DUNG TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG. 5 phút a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động khởi động, HS biết được một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam ; có hứng thú tìm hiểu các yếu tố minh họa cho các đặc điểm đó (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) b) Nội dung: HS theo dõi video clip để nắm được đặc điểm của khí hậu Việt Nam. c) Sản phẩm: HS biết được một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện. * GV: Chiếu video chip nói về một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=RvgD9-DeNLw&t=4s. HS chú ý theo dõi. GV: Nêu đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam? * HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi. * HS Báo cáo kết quả. * GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài: Theo dõi video clip ta biết được khí hậu Việt Nam có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hóa rõ rệt từ Bắc vào Nam. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa minh họa cho các đặc điểm đó như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM. 38 phút Hoạt động 1: Minh họa các đặc điểm khí hậu chung. a) Mục tiêu: Hs thu thập được các dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam. Vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn các dãy số liệu đó. Dựa vào biểu đồ phân tích xem dữ liệu thu được minh họa cho những đặc điểm nào của khí hậu Việt Nam. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện thu thập dữ liệu, vẽ biểu đồ theo nhóm (Chia lớp thành 4 nhóm lớn) c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thu thập dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam một trong các năm gần đây. (Có thể thu thập dữ liệu từ sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí, sách báo khác ....- đã giao chuẩn bị ở nhà từ tiết học trước) trong 10 phút HS: Hoạt động theo nhóm, tìm tài liệu và điền thông tin vào bảng. HS: Các nhóm báo cáo sản phẩm GV: GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa số liệu trong bảng thống kê. I. Minh họa các đặc điểm khí hậu chung. 1) Bảng thống kê nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam. (Phụ lục I) GV: Yêu cầu HS tiếp tục hoạt động nhóm, dựa vào bảng thống kê nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam mà nhóm mình đã tổng hợp, lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn các dãy số liệu đó. - Y/c các nhóm dựa vào biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam mà nhóm mình đã vẽ, rút ra các đặc điểm của khí hậu Việt Nam. HS: Hoạt động theo nhóm, dựa vào bảng thống kê để lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn các dãy số liệu đó. - Hoạt động theo nhóm, dựa vào biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam mà nhóm mình đã vẽ, rút ra các đặc điểm của khí hậu Việt Nam . HS: Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV: GV nhận xét các câu trả lời của nhóm HS, chính xác hóa kết quả. 2) Vẽ biểu đồ. * Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng của Việt Nam. * Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam. * Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng của Việt Nam. 3) Kết luận: Đặc điểm của khí hậu Việt Nam. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Thể hiện ở: Nhiệt độ trung bình cao (Trên ) Lượng mưa lớn (Từ mm/năm). Độ ẩm không khí cao, trên * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 2 phút + Vẽ lại biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam theo số liệu của nhóm đã tổng hợp được. + Chuẩn bị bài học tiếp theo: Chuẩn bị cá nhân, thu thập các số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của hai địa phương bất kì, trong đó một địa phương ở miền Bắc (VD: Hà Nội), một địa phương ở miền Nam (VD: TP HCM) theo bảng sau: (Bảng thống kê nhiệt độ, (độ ẩm, lượng mưa) trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội TP HCM * PHỤ LỤC I Bảng thống kê nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của Việt Nam. ((Theo Số liệu của Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Việt Nam (VNATM) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF) và Niên giám thống kê 2021) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 18 20 23 26 28 29 29 28 27 25 23 20 Độ ẩm (%) 75 75 75 80 80 85 85 85 85 80 75 75 L. mưa(mm) 20 20 20 65 150 225 225 225 150 150 65 20 NỘI DUNG TIẾT 2 A. KHỞI ĐỘNG. 5 phút a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động khởi động, HS biết được sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ; có hứng thú tìm hiểu các yếu tố minh họa cho các đặc điểm đó (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: HS biết được sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. d) Tổ chức thực hiện. * GV: - Trong môn Lịch sử - địa lý các em đã biết khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt từ Bắc vào Nam. Hãy chỉ ra một số điểm khác biệt đó? * HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi. * HS Báo cáo kết quả. * GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài: Qua câu trả lời của các em, ta biết được khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt từ Bắc vào Nam. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa minh họa cho các đặc điểm đó như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM. 38 phút Hoạt động 2: Minh họa sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. a) Mục tiêu: Hs thu thập được các dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của hai thành phố Hà Nội và TP HCM. Vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn các dãy số liệu đó. Dựa vào biểu đồ phân tích xem dữ liệu thu được minh họa cho những sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện thu thập dữ liệu, vẽ biểu đồ theo nhóm (Chia lớp thành 4 nhóm lớn) c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến GV: Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thu thập dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của của hai thành phố Hà Nội và TP HCM một trong các năm gần đây. (Có thể thu thập dữ liệu từ sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí, sách báo khác ....- đã giao chuẩn bị ở nhà từ tiết học trước) trong 10 phút HS: Hoạt động theo nhóm, tìm tài liệu và điền thông tin vào bảng. HS: Các nhóm báo cáo sản phẩm GV: GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa số liệu trong bảng thống kê. II. Minh họa sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. 1) Bảng thống kê nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM.. (Phụ lục I) 2) Bảng thống kê độ ẩm trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM.. (Phụ lục II) 3) Bảng thống kê lượng mưa trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM.. (Phụ lục III) GV: Yêu cầu HS tiếp tục hoạt động nhóm, dựa vào bảng thống kê nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của của hai thành phố Hà Nội và TP HCM mà nhóm mình đã tổng hợp, lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn các dãy số liệu đó. - Y/c các nhóm dựa vào biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của của hai thành phố Hà Nội và TP HCM mà nhóm mình đã vẽ, rút ra các điểm khác biệt về khí hậu của hai địa điểm này. HS: Hoạt động theo nhóm, dựa vào bảng thống kê để lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn các dãy số liệu đó. - Hoạt động theo nhóm, dựa vào biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các tháng của của hai thành phố Hà Nội và TP HCM mà nhóm mình đã vẽ, rút ra các điểm khác biệt về khí hậu của hai địa điểm này. HS: Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV: GV nhận xét các câu trả lời của nhóm HS, chính xác hóa kết quả. 4) Vẽ biểu đồ. * Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và TP HCM. * Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng của Hà Nội và TP HCM. * Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng của Hà Nội và TP HCM. 3) Kết luận: Sự khác biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - Khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, mùa đông rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều. - Khí hậu miền Nam là khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có hai mùa là mùa mưa và mua khô tương phản sâu sắc. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 2 phút + Xem lại nội dung bài học. + Tìm và thu thập các số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, vẽ biểu đồ thích hợp với các số liệu để minh họa cho đặc điểm miền khí hậu Đông Trường Sơn hoặc miền khí hậu biển Đông Việt Nam. + Giờ sau: Ôn tập cuối học kì I. PHỤ LỤC I Bảng thống kê nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM. (Theo Số liệu của Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Việt Nam (VNATM) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF) và Niên giám thống kê 2021) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16 17 20 24 27 29 29 28 27 25 21 18 TP HCM 26 27 28 29 28 28 27 27 27 27 26 26 PHỤ LỤC II Bảng thống kê độ ẩm trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM. (Theo Số liệu của Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Việt Nam (VNATM) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF) và Niên giám thống kê 2021) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 67 77 83 83 78 69 73 74 79 77 72 68 TP HCM 75 77 78 77 79 79 81 79 81 83 80 77 PHỤ LỤC III Bảng thống kê lượng mưa trung bình các tháng tại Hà Nội và TP HCM. (Theo Số liệu của Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Việt Nam (VNATM) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF) và Niên giám thống kê 2021) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 19 26 44 90 189 231 288 318 265 131 43 23 TP HCM 14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48
File đính kèm:
giao_an_hdtntn_toan_8_sach_kntt_bai_phan_tich_dac_diem_khi_h.docx