Giáo án Hình học 8 Sách KNTT - Tiết 34 đến 36, Bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác

docx 19 trang Bình Lê 10/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 Sách KNTT - Tiết 34 đến 36, Bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học 8 Sách KNTT - Tiết 34 đến 36, Bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Giáo án Hình học 8 Sách KNTT - Tiết 34 đến 36, Bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Tiết 34-36: BÀI 34: BA TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG
 CỦA HAI TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: SGAN23-24-GV56 
- HS hiểu được định lí về 3 trường hợp đồng dạng của hai tam giác (c-c-c). 
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng.
2. Về năng lực: SGAN23-24-GV56 
* Năng lực chung: SGAN23-24-GV56 
- Năng lực tự học: SGAN23-24-GV56 HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: SGAN23-24-GV56 HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù: SGAN23-24-GV56 
- Năng lực giao tiếp toán học: SGAN23-24-GV56 HS phát biểu được định lí về 3 trường hợp đồng dạng
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: SGAN23-24-GV56 vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số bài toán và tình huống thực tiễn. Có kĩ năng viết đúng các đỉnh tương ứng của hai tam giác đồng dạng
3. Về phẩm chất: SGAN23-24-GV56 
- Chăm chỉ: SGAN23-24-GV56 thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: SGAN23-24-GV56 thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: SGAN23-24-GV56 hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy,thước thẳng, bảng phụ, phấn màu...
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu...
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
b) Nội dung: Mảnh đất trồng hoa của nhà bạn Hằng có dạng hình tam giác với độ dài các cạnh là 2 m, 3 m, 4 m. Bạn Hằng vẽ tam giác ABC có độ dài các cạnh là 1 cm, 1,5 cm, 2 cm để mô tả hình ảnh mảnh vườn đó (Hình a). Bạn Khôi nói rằng tam giác ABC nhỏ quá và vẽ tam giác A'B'C' có độ dài các cạnh là 2 cm, 3 cm, 4 cm (Hình a). Hai tam giác A'B'C' và ABC có đồng dạng hay không?
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Mảnh đất trồng hoa của nhà bạn Hằng có dạng hình tam giác với độ dài các cạnh là 2 m, 3 m, 4 m. Bạn Hằng vẽ tam giác ABC có độ dài các cạnh là 1 cm, 1,5 cm, 2 cm để mô tả hình ảnh mảnh vườn đó (Hình a). Bạn Khôi nói rằng tam giác ABC nhỏ quá và vẽ tam giác A'B'C' có độ dài các cạnh là 2 cm, 3 cm, 4 cm (Hình a). Hai tam giác A'B'C' và ABC có đồng dạng hay không?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: Để trả lời được câu hỏi này Cô cùng các em cùng tìm hiểu bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác 
a) Mục tiêu: HS nhận biết được trường hợp đồng dạng cạnh- cạnh- cạnh của tam giác 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS biết được trường hợp đồng dạng cạnh-cạnh-cạnh của tam giác
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
GV: Yêu cầu HS làm HĐ1 sgk trang 83 theo cá nhóm
GV: Gọi HS đọc lí SGK
GV: vẽ hình, yêu cầu HS viết GT, KL của định lý
- GV: Yêu cầu HS trả lời phần ? sgk
*Thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS làm HĐ1 theo 4 nhóm
- HS trả lời ? sgk theo cá nhân
*Báo cáo, thảo luận 1: 
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại kiến thức 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 *Kết luận, nhận định 1:
GV yêu cầu một học sinh nhắc lại định lí về trường hợp đồng dạng thứ nhất của hai tam giác
1) Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác 
HĐ1:
Giải: 
a)DA’B’C’ DABC vì khi đó DA’B’C’= DABC ( c-c-c)
b)
- DAMN DABC ví MN cắt AB tại M và cắt AC tại N và MN // BC 
- Vì DAMN DABC suy ra 
 mà AM = AB’ và 
Do đó AN = A’C’; MN = B’C’
Þ DAMN DA’B’C’ (c-c-c)
- DA’B’C’ DABC 
c) - DA’B’C’ DABC 
Định lí : Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.
GT
DA’B’C’; DABC,

KL
DA’B’C’ DABC

? 
a)DABC DHGK.
b) DDEF DMNP
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:
- Hoạt động cá nhân làm VD1(hình 9.14 trong SGK trang 84)
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2:
- GV yêu cầu HS lên bảng làm VD1.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.

Ví dụ 1: Cho các tam giác ABC và M N P có 3AB = 4BC = 8CA, MN = 8 cm, NP = 6 cm, PM = 3 cm. Chứng minh rằng tam giác ABC tam giác MNP.
Giải:
Từ giả thiết ta có: 3MN=4BC=8CA và 
3AB=4BC=8CA
Vậy DABC và DMNP có:
Þ DABC DMNP (c-c-c)
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố trường hợp đồng dạng thứ nhất của hai tam giác 
b) Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập
c) Sản phẩm: HS hiểu cách làm và làm đúng các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hoạt động cặp đôi làm Luyện tập 1 trong SGK trang 85
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc đề bài và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu một số nhóm cặp báo cáo kết quả 
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.

Luyện tập 1:
Cho tam giác ABC có chu vi bằng 18 cm và tam giác DEF có chu vi bằng 27 cm. Biết rằng AB = 4 cm, BC = 6 cm, DE = 6 cm, FD = 12 cm. Chứng minh DABC DDEF. 
Giải:
- DABC có AB+AC+BC=18 mà AB=4 cm, BC= 6 cm. Suy ra AC = 8 cm.
- DDEF có DE+DF+EF=27 mà DE=6 cm, FD= 12 cm. Suy ra EF = 9 cm.
- DABC và DDEF có:
Þ DABC DDEF (c-c-c)
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trường hợp đồng dạng thứ nhất của hai tam giác vào làm bài tập liên quan thực tế.
b) Nội dung: Bài toán 1, Bài toán 2 
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức làm bài toán 1 và bài toán 2
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS làm bài tập phần mở đầu: 
Bài toán 1:
- Mảnh đất trồng hoa của nhà bạn Hằng có dạng hình tam giác với độ dài các cạnh là 2 m, 3 m, 4 m. Bạn Hằng vẽ tam giác ABC có độ dài các cạnh là 1 cm, 1,5 cm, 2 cm để mô tả hình ảnh mảnh vườn đó (Hình a). Bạn Khôi nói rằng tam giác ABC nhỏ quá và vẽ tam giác A'B'C' có độ dài các cạnh là 2 cm, 3 cm, 4 cm (Hình a). Hai tam giác A'B'C' và ABC có đồng dạng hay không?
Bài toán 2:
Một công viên có hai đường chạy bộ hình tam giác đồng dạng như hình 1. Kích thước của con đường bên trong lần lượt là 300 m, 350 m và 550 m. Cạnh ngắn nhất của con đường bên ngoài là 600 m. Nam chạy bốn vòng trên con đường bên trong, Hùng chạy hai vòng trên con đường bên ngoài. So sánh quãng đường chạy được của hai bạn.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 1hs lên trình bày kết quả
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
Bài toán 1:
Giải:
Ta có: 
Do đó DA’B’C’ DABC (c-c-c)
Bài toán 2:
Ta có: ∆ABC ∆DEF
Quãng đường Nam chạy bốn vòng trên con đường bên trong bằng:
 4.(300 + 350 +550) = 4 800 m
Quãng đường Hùng chạy hai vòng trên con đường bên ngoài bằng:
 2.(600 + 700 + 1100) = 4 800 m
Vậy quãng đường Hùng đã chạy bằng quãng đường Nam đã chạy.
 * Hướng dẫn tự học ở nhà: 
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học và làm bài 9.6 SGK/90
- Nghiên cứu phần trường hợp đồng dạng thứ hai của hai tam giác.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về trường hợp đồng dạng thứ hai của hai tam giác
b) Nội dung: HĐ1 trong sách giáo khoa trang 85
c) Sản phẩm: Học sinh hình thành kiến thức về trường hợp đồng dạng thứ hai của 2 tam giác.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện HĐ2: 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động theo nhóm thực hiện các yêu cầu trên
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 2 nhóm đại diện báo cáo kết quả
- HS các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
-GV: Vậy nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau. Đó là nội dung của định lí...
HĐ2
Giải:
+ 
+ Đo BC = 2,6; B’C’= 3,9; 
+ DA’B’C’ DABC, tỉ số đồng dạng bằng 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác 
a) Mục tiêu: Giới thiệu cho HS biết và nhớ trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Dựa vào kết quả của HĐ2 nêu nội dung định lí
GV: Khẳng định lại định lý, yêu cầu HS đọc lại định lý
GV: vẽ hình, yêu cầu HS viết GT, KL của định lý
GV: Hướng dẫn HS chứng minh định lý
GV: Yêu cầu HS trả lời ? sgk/86
*Thực hiện nhiệm vụ 1: 
HS: Phát biểu nội dung định lý SGK trang 85
- HS trả lời câu hỏi của giáo viên
*Báo cáo, thảo luận 1: 
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại kiến thức 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 *Kết luận, nhận định 1:
GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung định lí về trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác.
2. Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác 
Định lí: Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau
GT
DA’B’C’; DABC,

KL
DA’B’C’ DABC.
Chứng minh: (sgk/86)
? 
Giải:
DABC DMNP vì ;

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:
- Hoạt động cá nhân làm VD2(hình 9.54 trong SGK trang 86)
- Hoạt động theo cá nhân
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2:
- GV yêu cầu HS lên bảng làm VD2
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
GV: Nêu nhận xét sgk/87
Ví dụ 2: Cho DA'B'C'DABC và M, M' lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, B’C’. 
Chứng minh rằng DA'B'M' DABM.
Giải: 
Vì DA'B'C'DABC nên và 
Do M, M’ lần lượt là trung điểm của BC, B’C’nên 
 Hai tam giác A’B’M’ và ABM có: và (chứng minh trên)
Vậy DA'B'M' DABM (c-g-c)
Nhận xét: 
Nếu DA'B'C' DABC theo tỉ số k và AM, A’M’ lần lượt là các đường trung tuyến của DA'B'C' và DABC thì 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố trường hợp đồng dạng thứ hai của hai tam giác 
b) Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập
c) Sản phẩm: HS hiểu cách làm và làm đúng các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hoạt động cặp đôi làm Bài toán 1
HS hoạt động nhóm, thảo luận trong 1 phút thực hiện Bài toán 1
Nhóm 1: Xét ABC và DEF
Nhóm 2: Xét ABC và PQR
- GV: Dựa vào kết quả trên, DEF và PQR có đồng dạng không? Vì sao?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu một số nhóm cặp báo cáo kết quả 
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
- GV lưu ý HS chú ý cách ghi hai tam giác đồng dạng đúng thứ tự các đỉnh, các cạnh tương ứng.
Bài toán 1: Cho hình vẽ sau:
a) ABC DEF?
b) ABC PQR?
Giải:
* Xét DABC và DDEF có:
và 
Nên DABC DDEF (c-g-c)
*Xét ABC và PQR:
 và 
 ABC không đồng dạng với PQR
*Vì DABC DDEF mà ABC không đồng dạng với PQR nên DABC không đồng dạng vớiPQR.

4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức trường hợp đồng dạng thứ hai của hai tam giác vào làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: Bài toán 2
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức làm Bài toán 2
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hoạt động cá nhân làm bài toán 2:
Cho tam giác ADE và tam giác ACF có kích thước như hình bên. Chứng minh 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 1hs lên trình bày kết quả
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh
Bài toán 2:
Giải:
Xét hai tam giác ADE và ACF, có 
 (hai góc đối đỉnh);
 Þ DADE DACF (c-g-c)
Do đó 
 * Hướng dẫn tự học ở nhà: 
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học và làm bài 9.7, 9.8 SGK/90
- Nghiên cứu trước bài trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác
Tiết 3
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về trường hợp đồng dạng thứ ba của hai tam giác
b) Nội dung: HĐ3, HĐ4 trong sách giáo khoa trang 88
c) Sản phẩm: Học sinh hình thành kiến thức về trường hợp đồng dạng thứ ba của 2 tam giác.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện HĐ3, HĐ4: 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động theo nhóm thực hiện các yêu cầu trên
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 2 nhóm đại diện báo cáo kết quả
- HS các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
-GV: Vậy nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau. Đó là nội dung của định lí...

HĐ3:
- DA'B'C' DABC theo 
HĐ4:
- DA'B'C' DABC
Vậy khoảng cách từ bạn tròn đến chân cột cờ bằng 18,8 m 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác 
a) Mục tiêu: Giới thiệu cho HS biết và nhớ trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Dựa vào kết quả của HĐ3 nêu nội dung định lí
GV: Khẳng định lại định lý, yêu cầu HS đọc lại định lý
GV: vẽ hình, yêu cầu HS viết GT, KL của định lý
GV: Hướng dẫn HS chứng minh định lý
GV: Yêu cầu HS trả lời ? sgk/89
*Thực hiện nhiệm vụ 1: 
HS: Phát biểu nội dung định lý SGK trang 88
- HS trả lời câu hỏi của giáo viên
*Báo cáo, thảo luận 1: 
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại kiến thức 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 *Kết luận, nhận định 1:
GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung định lí về trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác.
3. Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác 
Định lí: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau
GT
DA’B’C’; DABC,

KL
DA’B’C’ DABC.
Chứng minh: (sgk/88)
? 
Giải:
DABC DDEF vì DMNP có 
- DABC DMPN
- DDEF DMPN
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:
- Hoạt động cá nhân làm VD3(hình 9.23 trong SGK trang 89)
- Hoạt động theo cá nhân
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận 2:
- GV yêu cầu lên bảng làm VD3
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
GV: Nêu nhận xét sgk/89
Ví dụ 3: Cho DA'B'C'DABC và AM, A’M' lần lượt là các đường phân giác của tam giác ABC và tam giác A’B’C’. 
Chứng minh rằng DA'B'M' DABM.
Hình 9.2
Giải: 
Vì DA'B'C'DABC nên và 
Vì AM, A’M’ lần lượt là các đương phân giác của tam giác ABC và tam giác A’B’C’ nên
Hai tam giác A’B’M’ và ABM có: 
và(chứng minh trên)
Vậy DA'B'M' DABM (g-g)
Nhận xét: 
Nếu DA'B'C' DABC theo tỉ số k và AM, A’M’ lần lượt là các đường phân giác của DA'B'C' và DABC thì 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố trường hợp đồng dạng thứ ba của hai tam giác 
b) Nội dung: HS đọc SGK làm Luyện tập 3:
c) Sản phẩm: HS hiểu cách làm Luyện tập 3:
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hoạt động cặp đôi làm luyện tập 3
HS hoạt động nhóm, thảo luận trong 3 phút thực hiện 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát các hình vẽ và thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu một số nhóm cặp báo cáo kết quả 
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh.
Luyện tập 3:
Giải:
* Xét DABC và DADB có:
và chung 
Nên DABC DADB (g-g)
 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức trường hợp đồng dạng thứ ba của hai tam giác vào làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: Bài toán 1
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức làm Bài toán 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Bài toán 1 (Bài tập trắc nghiệm)
Câu 1: Hai tam giác đều luôn đồng dạng với nhau:
Đúng
Sai
Câu 2: Hai tam giác vuông thì đồng dạng với nhau:
Đúng
Sai
Câu 3: Hai tam giác ABC và DEF có thì tam giác ABC đồng dạng tam giác DEF:
Đúng
Sai
Câu 4: Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác MNP theo tỉ số k = 0,5 và chu vi tam giác ABC bằng 60cm thì chu vi tam giác MNP bằng 120cm:
Đúng 
Sai
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời các câu hỏi theo cá nhân
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của học sinh
Giáo viên liên hệ thực tế về trường hợp góc- góc.
Bài toán 1:
Câu 1:
Đáp án: Đúng
Câu 2:
Đáp án: Sai
Câu 3:
Đáp án: Sai
Câu 4:
Đáp án: Đúng
 * Hướng dẫn tự học ở nhà: 
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học và làm bài 9.9, 9.10 SGK/90
- Nghiên cứu trước bài 35

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_8_sach_kntt_tiet_34_den_36_bai_34_ba_truong.docx